intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý thuyết chung về quản lý tài chính doanh nghiệp của công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, rút ra những lý luận về quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn

1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br /> Trong mỗi doanh nghiệp thì hoạt động tài chính là yếu tố số một và có<br /> mối liên hệ tiên quyết đến các yếu tố còn lại. Tuy nhiên, doanh nghiệp có<br /> nguồn tài chính không có nghĩa là đảm bảo tạo ra lợi nhuận mà doanh nghiệp<br /> còn phải biết sử dụng tốt nguồn tài chính đó. Đó là lý do tại sao hoàn thiện<br /> quản lý tài chính lại trở thành một yêu cầu cấp thiết, có tính quyết định đến sự<br /> thành bại của mỗi doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh như hiện nay.<br /> Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng<br /> vững trên thương trường cần phải nhanh chóng hoàn thiện và đổi mới, trong<br /> đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng<br /> đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với các doanh nghiệp Việt<br /> Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà<br /> quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định<br /> đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu<br /> kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh<br /> nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác<br /> động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ<br /> thực hiện được trên cơ sở quản lý tài chính.<br /> Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính của Công ty<br /> TNHH TM XNK Việt Hàn từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện<br /> quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn là hết sức cần thiết,<br /> giúp doanh nghiệp phát huy được những thế mạnh cũng như khắc phục được<br /> những hạn chế để doanh nghiệp ngày càng phát triển có uy tín trên thương<br /> trường, tạo ưu thế trước đối thủ cạnh tranh.<br /> <br /> 2<br /> Xuất phát từ tính cấp thiết đó, học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài<br /> luận văn: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK<br /> Việt Hàn” làm đề tài nghiên cứu của mình.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn<br /> Về cơ sở lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý thuyết chung<br /> về quản lý tài chính doanh nghiệp của công ty kinh doanh trong lĩnh vực<br /> thương mại, rút ra những lý luận về quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM<br /> XNK Việt Hàn.<br /> Về cơ sở thực tiễn: Luận văn nghiên cứu và đánh giá các đặc điểm và<br /> thực trạng việc quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn.<br /> Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính<br /> cho phù hợp với quy mô tổ chức, giải quyết phần nào những khó khăn hiện<br /> tại, tạo nên những nhân tố kích thích sự phát triển của doanh nghiệp.<br /> Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 03 chương:<br /> Chương 1: Lý luận chung về quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK<br /> Việt Hàn<br /> Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH<br /> TM XNK Việt Hàn<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ<br /> TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP<br /> 1.1. VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH<br /> 1.1.1. Khái niệm, vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> Tài chính của doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của<br /> hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm giải quyết các mối<br /> quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, được biểu hiện dưới<br /> hình thái tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động, phân phối, sử dụng<br /> và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp có 3 vai<br /> trò như sau:<br /> Vai trò huy động vốn, vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh<br /> doanh và vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.<br /> 1.1.2. Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển với nhiều mục tiêu khác nhau<br /> như: tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu trong ràng buộc tối đa hoá lợi<br /> nhuận, tối đa hoá hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp…,<br /> song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa<br /> hoá giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Quản lý tài chính doanh nghiệp là nhằm<br /> thực hiện được mục tiêu đó.<br /> 1.1.3. Vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động<br /> quản lý của doanh nghiệp và vai trò rất quan trọng, nó được thể hiện ở những<br /> vấn đề cơ bản sau:<br /> <br /> 4<br /> Thứ nhất, quản lý tài chính là công cụ để khai thác và thu hút các<br /> nguồn lực tài chính từ trong nền kinh tế nhằm đảm bảo cho nhu cầu đầu tư<br /> phát triển của công ty. Thứ hai, quản lý tài chính thích hợp sẽ khiến cho việc<br /> sử dụng vốn được hiệu quả, tiết kiệm. Thứ ba, quản lý tài chính có khả năng<br /> kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh. Thứ tư, quản lý tài chính sẽ đưa ra<br /> những thước đo nhằm đánh giá, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh<br /> trong doanh nghiệp và thứ năm, quản lý tài chính là hành lang pháp lý cho<br /> công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, nó là chỗ dựa cho công tác quản<br /> lý tài chính đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty.<br /> 1.1.4. Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> Hoạt động tài chính doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn căn bản là giống<br /> nhau nên nguyên tắc quản lý tài chính đều có thể áp dụng chung cho các loại<br /> hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khác nhau cũng có sự khác<br /> biệt trong việc áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính khác nhau. Nguyên<br /> tắc quản lý tài chính gồm: Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận; nguyên<br /> tắc giá trị thời gian của tiền; Nguyên tắc chi trả; Nguyên tắc sinh lợi;<br /> Nguyên tắc thị trường có hiệu quả; Gắn kết lợi ích của nhà quản lý với lợi ích<br /> và tác động của thuế<br /> 1.1.5. Phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp<br /> Bao gồm 2 phương pháp: Phân tích tài chính doanh nghiệp và thu thập thông<br /> tin sử dụng trong quản lý tài chính<br /> 1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THEO CÁC KHOẢN MỤC<br /> Quản lý tài chính doanh nghiệp theo các khoản mục gồm: Quản lý huy<br /> động vốn và sử dụng vốn; Quản lý doanh thu; Quản lý chi phí; Quản lý phân<br /> phối lợi nhuận; Quản lý việc kiểm soát tài chính của doanh nghiệp.<br /> <br /> 5<br /> 1.2.1. Quản lý huy động vốn và sử dụng vốn<br /> Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh,<br /> doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác.<br /> Vấn đề đặt ra với các nhà quản trị tài chính là phải có những phương<br /> pháp quản lý doanh thu như thế nào, đảm bảo khả năng thu hồi vốn một cách<br /> nhanh nhất và đạt hiệu quả cao.<br /> 1.2.3.Quản lý chi phí<br /> Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và về lao<br /> động mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất<br /> định. Chi phí bao gồm: Chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí<br /> hoạt động kinh doanh, chi phí chung và các chi phí hoạt động khác<br /> Quản lý chi phí là một nội dung quan trọng trong cơ chế quản lý tài<br /> chính của công ty vì nó là chỉ tiêu kết hợp với chỉ tiêu doanh thu để xác định<br /> kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý chi phí của công<br /> ty có thể có một số nội dung sau: quản lý chi phí theo hình thức khoán chi<br /> phí; quản lý chi phí theo định mức và quản lý chi phí theo hình thức hỗn hợp.<br /> 1.2.4. Quản lý phân phối lợi nhuận<br /> Lợi nhuận thực hiện trong năm được phân phối nhằm mục đích chủ yếu<br /> tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động kinh doanh, khuyến khích người lao<br /> động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình phân<br /> phối lợi nhuận về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích tái đầu<br /> tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh hay là dùng để chi trả cổ<br /> tức cho các cá nhân, đơn vị tham gia đóng góp vốn vào doanh nghiệp.<br /> 1.2.5. Kiểm soát tài chính<br /> Kiểm soát tài chính là kiểm soát hầu hết các quá trình sản xuất kinh<br /> doanh của doanh nghiệp: kiểm soát thu chi, chi phí, báo cáo tài chính (sự<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2