TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
Thị trường tín dụng cá nhân ở nước ta hiện nay đang chứng kiến sự<br />
cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng. Tiềm năng để phát triển thị trường<br />
này là rất lớn. Điểm thuận lợi là quy mô thị trường với dân số đông, trên 90<br />
triệu dân. Đa số trong đó có độ tuổi trẻ, thu nhập không ngừng được cải thiện,<br />
phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao. Vì vậy mảng kinh doanh<br />
này đang đem lại những cơ hội lớn cho cả các Ngân hàng và khách hàng.<br />
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho<br />
khách hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì thế muốn<br />
phát triển hoạt động tín dụng cá nhân một cách bền vững và có lợi nhất cho<br />
ngân hàng, mỗi ngân hàng cần phải thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng<br />
cá nhân, nhằm đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời của nguồn vốn tín dụng.<br />
Những năm qua hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương<br />
mại cổ phần Á Châu tuy có phát triển về qui mô dư nợ tín dụng cá nhân<br />
nhưng chất lượng tín dụng cá nhân chưa thực sự được nâng cao thể hiện ở<br />
kết quả của hoạt động tín dụng cá nhân như: thu lãi từ tín dụng cá nhân<br />
không cao, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân có xu hướng tăng, các sản phẩm<br />
tín dụng cá nhân tuy đa dạng nhưng chưa thực sự tập trung vào nhu cầu<br />
của khách hàng,...Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các ngân<br />
hàng đối thủ trong nước và nước ngoài cũng tập trung vào thị trường tín<br />
dụng cá nhân màu mỡ tại Việt Nam và không ngừng nâng cao cải thiện<br />
chất lượng tín dụng cá nhân, vì vậy dẫn đến nhu cầu cấp thiết đó là phải<br />
nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á<br />
Châu để ngân hàng có thể khẳng định lại thương hiệu, tiến tới vị trí ngân<br />
hàng dẫn đầu tại Việt Nam.<br />
Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài “Nâng cao chất<br />
lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” nhằm<br />
giải quyết các vấn đề cấp thiết đã đặt ra ở trên.<br />
<br />
Mục đích nghiên cứu đề tài: Hệ thống hóa lý luận đánh giá chất lượng<br />
tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại; Phân tích đánh giá thực trạng chất<br />
lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Từ đó đề<br />
xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân<br />
tại ngân hàng này.<br />
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng<br />
tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại trên giác độ nhà quản lý ngân<br />
hàng. Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương<br />
mại cổ phần Á Châu từ năm 2012 -2014.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu thu thập từ các báo cáo tài<br />
chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng; tổng hợp tính toán, so sánh sự<br />
tăng giảm, mức độ tăng giảm giữa các năm, tính toán các tỷ lệ từ dữ liệu thu<br />
thập được để có nhận xét về vấn đề nghiên cứu.<br />
Kết cấu của luận văn:<br />
Chương 1: Lý luận chung về chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng<br />
thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần Á Châu.<br />
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân<br />
hàng thương mại cổ phần Á Châu.<br />
Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG<br />
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
Luận văn đưa ra khái niệm về chất lượng tín dụng cá nhân và các chỉ tiêu<br />
đo lường chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại.<br />
Khái niệm tín dụng cá nhân: Tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng<br />
mà trong đó ngân hàng thương mại đóng vai trò là người chuyển nhượng<br />
quyền sử dụng vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng<br />
<br />
trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích<br />
phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh và các nhu cầu hợp<br />
pháp khác.<br />
Khái niệm chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại: Một<br />
khoản tín dụng của ngân hàng được coi là có chất lượng khi nó mang lại lợi<br />
ích kinh tế cho cả ngân hàng và khách hàng, tức là vốn vay đưa vào quá<br />
trình sản xuất kinh doanh tạo ra một số tiền đủ lớn để trang trải chi phí, trả<br />
được gốc và lãi cho ngân hàng và có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng<br />
trưởng chung của nền kinh tế.<br />
- Từ phía khách hàng: Chất lượng tín dụng từ phía khách hàng là sự thỏa<br />
mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện: lãi suất, quy<br />
mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ,...<br />
- Từ phía ngân hàng: Trên góc độ xem xét từ phía ngân hàng, chất lượng<br />
tín dụng được hiểu là mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do<br />
hoạt động tín dụng mang lại.<br />
- Từ phía nền kinh tế: Chất lượng tín dụng từ phía nền kinh tế là huy<br />
động mức tối đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cung ứng<br />
kịp thời cho các chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm đáp ứng đúng mục tiêu<br />
phát triển kinh tế xã hội mà Nhà nước đề ra.<br />
Một số chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng cá nhân :<br />
Tỷ lệ nợ quá hạn<br />
Tỷ lệ nợ quá hạn TDCN =<br />
<br />
× 100%<br />
<br />
Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân cao chứng tỏ chất lượng tín dụng cá<br />
nhân thấp và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân thấp chứng tỏ chất<br />
lượng tín dụng cá nhân cao.<br />
<br />
Tỷ lệ nợ xấu<br />
Tỷ lệ nợ xấu TDCN =<br />
<br />
× 100%<br />
<br />
Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cá<br />
nhân tại ngân hàng hàng càng cao và ngược lại.<br />
Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng<br />
thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức dưới<br />
3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng (Theo thông tư số<br />
36/2014/TT – NHNN, khoản 2, điều 20)<br />
Tỷ trọng lợi nhuận từ tín dụng cá nhân<br />
Tỷ trọng lợi nhuận từ TDCN =<br />
<br />
× 100%<br />
<br />
Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tín dụng cá nhân đóng góp bao nhiêu vào<br />
tổng lãi từ hoạt động tín dụng. Tỷ trọng này còn giúp ngân hàng trong việc<br />
xây dựng định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân. Nếu chính sách<br />
tín dụng của ngân hàng tập trung vào hoạt động tín dụng cá nhân, thì tỷ trọng<br />
này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân mang lại lợi nhuận cao, các<br />
khoản vay được thu hồi cả gốc và lãi, đảm bảo an toàn vốn vay, chứng tỏ tập<br />
trung vào tín dụng cá nhân là sự lựa chọn phù hợp trong chính sách tín dụng<br />
của ngân hàng.<br />
Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân<br />
Tỷ lệ sinh lời của TDCN =<br />
<br />
×100%<br />
<br />
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng cá nhân tốt.<br />
<br />
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI<br />
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU<br />
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy<br />
phép số 0032/NHGP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993,<br />
và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh<br />
cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, Ngân hàng Á Châu chính thức đi vào<br />
hoạt động.<br />
Sau hơn 20 năm phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã<br />
nhiều lần tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Vốn điều lệ tại<br />
thời điểm 31/12/2104 là 9.376,96 tỷ đồng, được đánh giá là một trong những<br />
ngân hàng có vốn điều lệ cao trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Về<br />
mạng lưới kênh phân phối, tính đến 31/12/2014 Ngân hàng thương mại cổ<br />
phần Á Châu có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh<br />
thành trên cả nước.<br />
Kết thúc năm 2014 tổng tài sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Á<br />
Châu ở mức 179.610 tỷ đồng; tổng qui mô huy động tiền gửi khách hàng đạt<br />
164.025 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt 116.324 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là<br />
1.215 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức của ACB năm 2014 là 7% bằng tiền mặt. Kết<br />
quả lợi nhuận 2014 so với năm 2013 đã có sự tăng nhẹ, do nền kinh tế đã có<br />
những biến chuyển tích cực và bản thân ngân hàng Á Châu cũng đã có những<br />
bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh.<br />
Về hoạt động tín dụng cá nhân, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu<br />
có đưa ra ba nhóm sản phẩm chính dành cho cá nhân và hộ gia đình đó là: cho<br />
vay kinh doanh, cho vay mua nhà và cho vay tiêu dùng với nhiều sản phẩm vay<br />
khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của người vay.<br />
Nhìn chung hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng tương mại cổ<br />
phần Á Châu có xu hướng phát triển trong những năm vừa qua. Năm 2013 dư<br />
<br />