intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2013-2016

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Làm rõ phương pháp luận liên quan đến kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Làm rõ thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ và sự tác động cùng sự thay đổi của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng sau khi thực hiện đại hoá ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2013-2016

i<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng trong quản trị rủi ro nói chung và quản trị<br /> rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại nói riêng, là một trong những cơ sở đảm bảo cho<br /> hoạt động tín dụng ngân hàng an toàn và vững mạnh. Một hệ thống kiểm soát nội bộ<br /> hiệu quả là một yếu tố then chốt và là nền tảng cho hoạt động bền vững của ngân hàng.<br /> Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt có thể giúp đảm bảo việc đạt được các mục tiêu và<br /> mục đích của ngân hàng, và đảm bảo việc ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu lợi<br /> nhuận dài hạn, và duy trì tình hình tài chính và quản trị đáng tin cậy. Một hệ thống<br /> kiểm soát nội bộ tốt cũng giúp đảm bảo việc ngân hàng tuân thủ các luật, và các quy<br /> định cũng như tuân thủ các chính sách, kế hoạch, các quy tắc và thủ tục nội bộ, và làm<br /> giảm rủi ro về những thua lỗ không mong đợi và những ảnh hưởng đến danh tiếng của<br /> ngân hàng.<br /> Trong giai đoạn từ 2009 đến nay, cùng với sự suy giảm trong tăng trưởng tín<br /> dụng, “cục máu đông” - nợ xấu trong hệ thống ngân hàng là vấn đề nhức nhối không<br /> chỉ của riêng các ngân hàng mà còn là vấn đề nghị sự của quốc gia. Những bài học<br /> trong rủi ro hoạt động tín dụng các ngân hàng vừa qua là một minh chứng rõ nét về<br /> thực trạng quản trị rủi ro còn nhiều yếu kém và bất cập trong hệ thống Ngân hàng<br /> thương mại. Đứng trước những thách thức này, hệ thống các Ngân hàng thương mại<br /> tại Việt Nam đang đồng loạt thực hiện tái cấu trúc hệ thống trong đó việc nâng cao<br /> hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng được đặc biệt quan tâm và chú trọng.<br /> Qua việc triển khai áp dụng mô hình TA2 nhằm xây dựng một hệ thống quản lý<br /> chung của ngân hàng hiện đại, trong đó hệ thống kiểm soát nội bộ được chuẩn hóa<br /> theo những khuyến nghị của Basel, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống kiểm<br /> soát nội bộ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn bộc lộ một số tồn<br /> tại, hạn chế như: Cơ cấu bộ máy kiểm soát nội bộ chưa thực sự phát huy hết hiệu quả;<br /> hệ thống quy trình, quy định về kiểm soát rủi ro còn chồng chéo... ; và do các hạn chế<br /> cố hữu, hệ thống kiểm soát nội bộ có thể sẽ không ngăn ngừa hoặc phát hiện ra các sai<br /> sót. Hơn nữa, việc đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong tương<br /> lai dựa trên kết quả hiện tại sẽ phụ thuộc nhiều vào rủi ro các hoạt động kiểm soát<br /> không còn đầy đủ do thay đổi của điều kiện, hoàn cảnh liên quan, hoặc mức độ tuân<br /> thủ các chính sách và thủ tục có thể giảm đi. Mặt khác, để góp phần thực hiện có hiệu<br /> quả chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đến<br /> năm 2020, em đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng<br /> <br /> ii<br /> <br /> tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2013-2016” làm nội<br /> dung đề tài nghiên cứu của bản luận văn.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> - Làm rõ phương pháp luận liên quan đến kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả<br /> kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại.<br /> - Làm rõ thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ và sự tác động cùng sự thay đổi<br /> của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng sau khi thực hiện đại hoá<br /> ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động<br /> tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2013-2016<br /> cùng một số kiến nghị để các giải pháp đi vào cuộc sống.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> - Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân<br /> hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> - Phạm vi nghiên cứu:<br /> + Về không gian và thời gian: hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại<br /> Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2013-2016.<br /> + Về nội dung: Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động<br /> tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các giải pháp nhằm<br /> nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư<br /> và Phát triển Việt Nam.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu<br /> Các số liệu: Một số chỉ tiêu tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP<br /> Đầu tư và Phát triển Việt Nam; các chỉ tiêu chất lượng, cơ cấu tín dụng Ngân hàng<br /> TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; thống kê sai phạm phát hiện giai đoạn 20112013 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;<br /> Tìm hiểu và quan sát cơ cấu tổ chức tổng thể trên thực tế, vai trò, quyền hạn,<br /> chức năng và nhiệm vụ của từng cấp lãnh đạo, phòng ban và bộ phận trong Ngân hàng<br /> TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam;<br /> Thu thập và xem xét các quy chế Hội đồng Quản trị, các Ủy ban, Hội đồng cũng<br /> như các văn bản mô tả công việc đối với các chức danh cụ thể;<br /> <br /> iii<br /> <br /> Thu thập và xem xét các chính sách, quy định nội bộ của Ngân hàng liên quan<br /> đến phân cấp thẩm quyền phê duyệt, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cấp trong các<br /> hoạt động hiện tại của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh<br /> Trên cơ sở những số liệu đã thu thập được, phân tích, tổng hợp đánh giá hiệu<br /> quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển<br /> Việt Nam.<br /> - Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn những người có am hiểu hoặc liên quan<br /> đến lĩnh vực kiểm soát nội bộ như Giám đốc các Ban Kiểm tra và giám sát, Ban Kiểm<br /> soát, lãnh đạo các bộ phận nghiệp vụ…<br /> 5. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu<br /> luận văn bao gồm 3 chương, như sau:<br /> CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kiếm soát nội bộ hoạt động tín dụng<br /> trong ngân hàng thương mại.<br /> CHƯƠNG 2. Thực trạng hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân<br /> hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.<br /> CHƯƠNG 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng<br /> tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.<br /> <br /> Comment [HV1]: Làm rõ thêm nội dung PP này<br /> <br /> iv<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN<br /> DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> 1.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại<br /> 1.1.1 Khái niệm<br /> Hội đồng Basel về giám sát hoạt động ngân hàng lại cho rằng “kiểm soát nội bộ<br /> là một cơ chế để giảm thiểu gian lận, sai sót, biển thủ tài sản…, và nhằm vào tất cả<br /> các rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt”. Nó không đơn thuần chỉ là một thủ tục<br /> hay chính sách được thực hiện ở một thời điểm nào đó mà là một hoạt động liên tục<br /> diễn ra tại mọi cấp trong ngân hàng.<br /> Ở Việt Nam, Điều 40 Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thì “Hệ thống<br /> kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu<br /> tổ chức của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp<br /> với hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm<br /> phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra” và yêu cầu các<br /> NHTM phải xây dựng các hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo yêu cầu an toàn trong<br /> hoạt động, đảm bảo tính trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời của hệ thống thông tin<br /> tài chính và thông tin quản lý, đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình,<br /> quy định nội bộ của NHTM.<br /> Một hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm 5 cấu phần chính: (i) Nền tàng cơ bản là<br /> Môi trường kiểm soát (Control environment), (ii) Nhận diện và đánh giá rủi ro (Risk<br /> assessment); (iii) Hoạt động kiểm soát (Control activities), (iv) Thông tin và trao đổi<br /> (Information and Communication), và cuối cùng là (v) Hoạt động giám sát<br /> (Monitoring).<br /> 1.1.2 Vai trò<br /> Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt có thể giúp đảm bảo việc đạt được các mục<br /> tiêu và mục đích của ngân hàng, và đảm bảo việc ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu<br /> lợi nhuận dài hạn, và duy trì việc báo cáo tình hình tài chính và quản trị đáng tin cậy.<br /> Một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt cũng giúp đảm bảo việc ngân hàng tuân thủ các luật,<br /> và các quy định cũng như tuân thủ các chính sách, kế hoạch, các quy tắc và thủ tục nội<br /> bộ, và làm giảm rủi ro về những thua lỗ không mong đợi và những ảnh hưởng đến<br /> danh tiếng của ngân hàng.<br /> 1.1.3 Các yêu cầu và nguyên tắc hoạt động<br /> 1.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của NHTM<br /> <br /> v<br /> <br /> 1.2.1 Khái niệm tín dụng, rủi ro trong tín dụng<br /> a. Khái niệm và vai trò của tín dụng<br /> Theo Luật các TCTD số 47/2010/QH12 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt<br /> Nam được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 quốc hội khoá 12 ngày 16/6/2010 “cấp<br /> tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết<br /> cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay,<br /> chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ<br /> cấp tín dụng khác”.<br /> Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu<br /> trong nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho mọi thành phần kinh tế<br /> một cách linh hoạt và kịp thời. Đối với ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh<br /> truyền thống bên cạnh hoạt động huy động vốn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên bảng tổng<br /> kết tài sản và đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng.<br /> b. Rủi ro trong hoạt động tín dụng<br /> Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu<br /> khi người vay không trả nợ đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ gốc và lãi. Đối<br /> với ngân hàng, rủi ro tín dụng vừa mang tính chất khách quan vừa mang tính chất chủ<br /> quan. Sự khách quan trong rủi ro tín dụng làm cho nó trở nên không thể loại trừ. Mặt<br /> khác, bởi lợi nhuận phần nào cũng là một phần thưởng của rủi ro nên người ta chỉ tìm<br /> cách hạn chế rủi ro tới mức có thể chấp nhận được mà thôi.<br /> 1.2.2 Các cấu phần của kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng<br /> Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong NHTM cũng có đầy đủ 5 cấu<br /> phần:<br /> a. Môi trường kiểm soát hoạt động tín dụng trong NHTM:<br /> Môi trường bên trong là các nhân tố xung quanh tác động đến sự hữu hiệu của<br /> các chính sách, thủ tục kiểm soát của ngân hàng như đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức,<br /> chính sách nhân sự, công tác kế hoạch liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân<br /> hàng.<br /> Môi trường bên ngoài là môi trường kiểm soát chung của một ngân hàng còn phụ<br /> thuộc vào các nhân tố bên ngoài. Thuộc nhóm các nhân tố này bao gồm sự kiểm soát<br /> của các cơ quan chức năng của nhà nước, ảnh hưởng của các chủ nợ, môi trường pháp<br /> lý, đường lối phát triển của đất nước. Ngoài ra, những tiến bộ công nghệ làm thay đổi<br /> quy trình vận hành; thói quen của người tiêu dùng về các sản phẩm/dịch vụ; xuất hiện<br /> yếu tố cạnh tranh không mong muốn ảnh hưởng đến giá cả và thị phần; đạo luật hay<br /> <br /> Comment [HV2]: Nên bổ sung 1 số khái niệm<br /> trong GT của NN hoặc các thông lệ NN sau đó mới<br /> đến Luật TCTD (2010)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2