i<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
<br />
Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm nói chung và kinh doanh Bảo hiểm phi nhân<br />
thọ nói riêng đều dựa trên nguyên tắc chuyển giao rủi ro và phân tán rủi ro giữa các<br />
cá nhân, tổ chức có cùng nguy cơ gặp phải những rủi ro tương tự nhau, đồng thời<br />
tuân theo quy luật số đông bù số ít. Điều này cũng có nghĩa là, các công ty bảo hiểm<br />
thu phí của số đông những người tham gia bảo hiểm và sau đó bồi thường lại cho số<br />
ít những người tham gia gặp rủi ro tổn thất theo quy trình: phí bảo hiểm được thu<br />
trước, các cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm được thực hiện sau. Vì vậy,<br />
việc tính toán và sử dụng số phí thu được sao cho hợp lý, hiệu quả và đúng mục<br />
đích là vô cùng quan trọng. Điều này quyết định sự thành công và nâng cao uy tín<br />
của các doanh nghiệp bảo hiểm đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và<br />
nâng cao đời sống xã hội.<br />
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), tiền thân là Công ty Liên doanh Bảo<br />
hiểm Việt Úc được thành lập từ năm 2001 sau đó được BIDV mua lại năm 2005<br />
và kể từ ngày 01/01/2006 đổi tên thành Công ty Bảo hiểm BIDV hoạt động trên<br />
3 lĩnh vực: Kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận nhượng tái bảo hiểm và đầu tư tài<br />
chính. Thị trường bảo hiểm nước ta hiện nay, các Doanh nghiệp hoạt động trong<br />
lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đã lên tới con số trên 29 doanh nghiệp, mức độ<br />
cạnh tranh ngày càng rất gay gắt và quyết liệt cả về chiều rộng và chiều sâu.<br />
Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra cho BIC là sử dụng phí bảo hiểm sao cho có<br />
hiệu quả là vấn đề hết sức cần thiết.<br />
Xuất phát từ thực tế trên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: Nâng cao<br />
hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV.<br />
Kết cấu của luận văn, ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, bảng biểu và danh<br />
mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương:<br />
<br />
ii<br />
<br />
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG<br />
PHÍ BẢO HIỂM CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ<br />
<br />
Trong chương này, tác giả đã đề cập đến các nội dung cơ bản về bảo hiểm,<br />
hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, phí bảo hiểm, các yếu tố ảnh hưởng<br />
đến phí bảo hiểm, và các chỉ tiêu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử<br />
dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.<br />
1.1. Khái niệm và phân loại bảo hiểm<br />
Trong phần này tác giả đã tập trung nghiên cứu và trình bày những vấn đề cơ<br />
bản về bảo hiểm và phân loại bảo hiểm như: Khái niệm, phân loại bảo hiểm theo các<br />
căn cứ khác nhau như: căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm được phân thành bảo<br />
hiểm tài sản, bảo hiểm TNDS và bảo hiểm con người. Trong khi đó, că cứ vào rủi ro<br />
được bảo hiểm và lĩnh vực hoạt động kinh doanh, bảo hiểm được phân thành bảo hiểm<br />
nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Đặc biệt tác giả cũng đề cập đến các nguyên tắc<br />
chính được áp dụng trong bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Qua đây, người đọc có<br />
thể phân biệt được các loại hình bảo hiểm theo các góc độ khác nhau cũng như đặc thù<br />
của các loại hình bảo hiểm này và các nguyên tắc chính được áp dụng.<br />
1.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ<br />
Trong phần này, tác giả đề cập khái quát các nội dung trong hoạt động kinh<br />
doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như hoạt động kinh doanh<br />
bảo hiểm gốc, hoạt động nhượng và nhận tái bảo hiểm, hoạt động đề phòng và hạn chế<br />
rủi ro tổn thất, hoạt động giám định bồi thường, hoạt động đầu tư tài chính. Qua đây,<br />
người đọc có thể hiểu được các hoạt động chính của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân<br />
thọ trên thị trường bảo hiểm.<br />
1.3. Phí bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ<br />
Trong phần này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề về phí bảo hiểm như<br />
khái niệm, cơ cấu, nguồn thu phí bảo hiểm và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu phí<br />
bảo hiểm. Về các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu phí, tác giả phân thành các yếu tố từ<br />
môi trường hoạt động kinh doanh như: các chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của nhà<br />
<br />
iii<br />
<br />
nước cũng như hệ thống pháp luật liên quan, sự phát triển của kinh tế xã hội và các yếu<br />
tố từ bản thân doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như: chiến lược phát triển và khả<br />
năng tài chính của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng các nghiệp vụ bảo hiểm<br />
triển khai, phạm vi hoạt động và nguồn nhân lực, tỷ lệ phí bảo hiểm.<br />
Cũng trong phần này, tác giả đề cập đến các nội dung sử dụng phí bảo hiểm như<br />
chi bồi thường, trích lập dự phòng nghiệp vụ, chi nghiệp vụ hoạt động kinh doanh bảo<br />
hiểm, chi quản lý, chi bán hàng, chi hoạt động tài chính và nộp thuế cho nhà nước. Các<br />
nội dung sử dụng phí bảo hiểm sẽ là những cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu đánh giá<br />
hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.<br />
1.4. Hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm<br />
Trong phần này, tác giả đưa ra khái niệm hiệu quả và xây dựng các chỉ tiêu<br />
đánh giá, phản ánh hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm phi<br />
nhân thọ như: hệ số bồi thường, hệ số trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ, hiệu quả<br />
đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ, hiệu quả sử dụng chi phí trực tiếp, hiệu quả sử<br />
dụng chi phí khai thác, hiệu quả sử dụng chi phí quản lý, hiệu quả sử dụng chi phí<br />
bán hàng, hiệu quả sử dụng phí tính theo lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo<br />
hiểm cũng như công thức tính và ý nghĩa của từng chỉ tiêu, đồng thời tác giả cũng<br />
đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm. Đây là cơ sở<br />
lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng Công ty<br />
Bảo hiểm BIDV trong Chương 2 cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu<br />
quả sử dụng phí trong Chương 3.<br />
<br />
iv<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG<br />
PHÍ BẢO HIỂM TẠI TỔNG CÔNG TY BẢO HIỂM BIDV<br />
<br />
Trong Chương này, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, tổng<br />
hợp và phân tích để đi sâu nghiên cứu về thực trạng hiệu quả sử dụng phí của Tổng<br />
công ty bảo hiểm BIDV, trong đó, tác giả đã nghiên cứu được những nội dung nổi<br />
bật sau:<br />
2.1. Khái quát về Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV<br />
Trong phần này tác giả đã khái quát lịch sử hình thành và quá trình phát triển<br />
của Tổng công ty bảo hiểm BIDV qua 5 năm hoạt động (giai đoạn 2006-2010) kể từ<br />
khi BIDV chính thức mua lại phần vốn góp của QBE trong liên doanh và đổi tên<br />
thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), đồng thời<br />
sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, mô tả, so sánh để đánh giá kết quả<br />
hoạt động kinh doanh của Tổng công ty bảo hiểm BIDV giai đoạn 2006 – 2010 theo<br />
các nội dung: Tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, quỹ dự phòng nghiệp vụ, doanh thu phí<br />
bảo hiểm, thị phần trên thị trường, lợi nhuận, ROA, ROE, quy mô doanh nghiệp.<br />
Các nội dung này đã được tác giả phân tích và trình bày chi tiết, cụ thể, có đánh giá<br />
so sánh qua các năm, có giải thích về sự thay đổi đối với từng nội dung. Đây là<br />
những nội dung quan trọng, khái quát dùng làm cơ sở để phân tích, so sánh, đánh<br />
giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của BIC.<br />
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh và sử dụng phí của BIC (2006-2010)<br />
Trong phần này, tác giả đi sâu nghiên cứu về thực trạng hoạt động kinh<br />
doanh và thực trạng sử dụng phí bảo hiểm giai đoạn 2006-2010. Tác giả đã sử dụng<br />
phương pháp thống kê, mô tả, phân tích, so sánh để đi sâu nghiên cứu nội dung sử<br />
dụng phí tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV trên các khía cạnh như chi bồi thường,<br />
trích lập dự phòng nghiệp vụ, chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chi<br />
phí khai thác, chi quản lý và lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thông<br />
qua từng nội dung của sử dụng phí bảo hiểm, tác giả đã đánh giá những sự thay đổi,<br />
<br />
v<br />
<br />
tăng giảm của của từng vấn đề cần nghiên cứu đồng thời có đưa vào các số liệu của<br />
các doanh nghiệp bảo hiểm khác để so sánh, đánh giá.<br />
2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại BIC<br />
Trong phần này, tác giả ứng dụng các chỉ tiêu đánh giá, phản ánh hiệu quả sử<br />
dụng phí bảo hiểm đã xây dựng tại Chương 1 đồng thời sử dụng phương pháp thống<br />
kê, mô tả, phân tích, so sánh để đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm tại Tổng<br />
Công ty Bảo hiểm BIDV. Với từng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo<br />
hiểm, tác giả đưa ra ý nghĩa và đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm, đồng thời<br />
có lấy số liệu của các doanh nghiệp bảo hiểm khác để so sánh, đánh giá.<br />
Cũng trong phần này, trên cơ sở phân tích thực trạng và các chỉ tiêu phản ánh<br />
hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm, tác giả đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng phí bảo<br />
hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV về những kết quả đạt được (cụ thể là phí<br />
bảo hiểm đã được sử dụng đúng mục đích, hiệu quả bồi thường tương đối tốt, hiệu<br />
quả sử dụng phí bảo hiểm trong công tác khai thác khá tốt, việc trích lập dự phòng<br />
ngày càng được kiểm soát tốt hơn), những hạn chế (cụ thể là: Hiệu quả sử dụng phí<br />
bảo hiểm cho công tác bồi thường đang có xu hướng giảm, mặc dù việc trích lập dự<br />
phòng đang có xu hướng về mặt bằng chung của thị trường nhưng vẫn còn cao, hiệu<br />
quả sử dụng chi phí quản lý và chi phí trực tiếp chưa cao, hiệu quả đầu tư quỹ dự<br />
phòng còn thấp, hiệu quả sử dụng phí nói chung còn chưa cao) và các nguyên nhân<br />
(như: BIC thiếu đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, công tác đánh giá<br />
rủi ro trong khâu cấp đơn chưa được trú trọng, chưa có biện pháp kiểm soát việc<br />
trích lập dự phòng hiệu quả, việc đầu tư quỹ dự phòng nghiệp vụ chỉ đơn thuần là<br />
gửi tiền có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, tình hình trục lợi diễn biến phức tạp...).<br />
Việc phân tích mặt đạt được, tồn tại cũng như nguyên nhân của nó sẽ là để làm cơ<br />
sở để đề xuất các giải pháp ở Chương 3.<br />
<br />