intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

37
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của NHTM. Chương 2 - Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Công thương. Chương 3 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương

i<br /> <br /> LỜI MỞ ĐẦU<br /> Cạnh tranh là một vấn đề được đề cập thường xuyên trên các diễn đàn<br /> kinh tế thời gian gần đây. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương<br /> mại Thế giới WTO năm 2006, theo cam kết giữa Việt Nam và các nước thành<br /> viên, đến năm 2010 các ngân hàng nước ngoài sẽ được thực hiện hầu hết các<br /> dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng trong nước.<br /> Để bắt kịp với trình độ phát triển cũng như tốc độ phát triển của các định<br /> chế tài chính quốc tế, hòa mình vào xu hướng hiện đại hóa ngày càng sâu rộng,<br /> đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải có giải pháp, hướng đi<br /> đúng và nỗ lực rất nhiều để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt là hệ<br /> thống Ngân hàng thương mại cổ phần còn non trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều.<br /> Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương là ngân hàng TMCP đầu tiên của<br /> cả nước được thành lập năm 1987 với trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Qua 20 năm hoạt động, Saigonbank đã vượt qua những thời kỳ khó khăn, chuyển<br /> đối của nền kinh tế đất nước và của ngành tài chính ngân hàng, từng bước tăng<br /> trưởng đều so với mức bình quân chung của Ngành và nhiều năm liền được<br /> Ngân hàng Nhà nước xếp loại A. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay Saigonbank<br /> đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ sự lớn mạnh của các ngân hàng<br /> trong nước và cả các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam.<br /> Do đó, để tiếp tục phát triển bền vững, Saigonbank đã và đang đặt ra mục tiêu<br /> nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc hướng tới những tiêu chí cụ thể như:<br /> tăng cường khả năng huy động và sử dụng vốn; triển khai các sản phẩm dịch vụ<br /> mới; nâng cao tỷ suất sinh lời, bảo đảm khả năng phòng chống rủi ro.<br /> <br /> ii<br /> <br /> Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của<br /> Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực<br /> cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương” làm đề tài nghiên cứu<br /> của mình.<br /> Luận văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của NHTM<br /> Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Công<br /> thương<br /> Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP<br /> Sài Gòn Công thương<br /> <br /> iii<br /> <br /> Chƣơng 1<br /> LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƢƠNG MẠI<br /> 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại<br /> 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại<br /> Có nhiều cách để định nghĩa về ngân hàng thương mại, có thể định nghĩa<br /> về ngân hàng thương mại trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp:<br /> “Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các<br /> dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh<br /> toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh<br /> doanh nào trong nền kinh tế”.<br /> 1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại<br /> 1.1.2.1. Huy động vốn<br /> * Tiền gửi và các nghiệp vụ tiền gửi: tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức và<br /> dân cư.<br /> * Tiền vay và các nghiệp vụ tiền vay: Vay NHTW, vay trên thị trường<br /> vốn, vay các TCTD khác.<br /> 1.1.2.2. Sử dụng vốn<br /> * Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động sử dụng nguồn tiền mà ngân hàng<br /> quản lý được của tổ chức, cá nhân để tài trợ cho nền kinh tế theo phương thức tín<br /> dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.<br /> * Hoạt động đầu tư: đầu tư vào tổ chức kinh tế như góp vốn, mua cổ phần<br /> của doanh nghiệp và các TCTD khác; đầu tư vào chứng khoán của Chính phủ,<br /> của các ngân hàng, các công ty tài chính...<br /> <br /> iv<br /> <br /> 1.1.2.3. Hoạt động khác<br /> - Dịch vụ thanh toán, dịch vụ quản lý ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối trên<br /> thị trường trong nước và quốc tế, dịch vụ ủy thác, tư vấn trong các lĩnh vực liên<br /> quan đến hoạt động ngân hàng, dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ<br /> bảo hiểm, dịch vụ đại lý...<br /> 1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại<br /> 1.2.1. Khái niệm<br /> - Cạnh tranh của ngân hàng thương mại<br /> Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là sự ganh đua giữa các chủ thể ngân<br /> hàng bằng cách sử dụng tổng hợp các thủ pháp, các yếu tố bên trong và bên<br /> ngoài ngân hàng nhằm dành được phần thắng trên thị trường, đạt được mục tiêu<br /> kinh doanh cao hơn các đối thủ khác.<br /> - Năng lực cạnh tranh của NHTM<br /> Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra,<br /> duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được<br /> mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm<br /> bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua<br /> những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.<br /> - Đặc trưng trong năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng<br /> o Các NHTM luôn cạnh tranh gay gắt và hợp tác với nhau để mở rộng thị<br /> trường và thu hút khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.<br /> o Cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh,<br /> tránh khả năng xảy ra rủi ro hệ thống.<br /> o Hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sở tín nhiệm rất cao và sự ảnh hưởng<br /> trên phạm vi rộng lớn.<br /> <br /> v<br /> <br /> o Cạnh tranh ngân hàng thông qua thị trường chịu sự giám sát thường<br /> xuyên của NHTW<br /> o Cạnh tranh ngân hàng còn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài<br /> o Cạnh tranh ngân hàng chịu sự ảnh hưởng thường xuyên của thị trường<br /> tài chính quốc tế<br /> 1.2.2 Các phương thức cạnh tranh của NHTM<br /> - Cạnh tranh bằng lãi suất và phí<br /> - Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ<br /> - Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối<br /> 1.2.3 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM<br /> - Khả năng sinh lời<br /> Khả năng sinh lời có thể được phân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể như:<br /> Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu<br /> (ROE), các chỉ tiêu về khả năng huy động vốn, khả năng sử dụng vốn, khả năng<br /> phát triển các sản phẩm dịch vụ<br /> - Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro<br /> Được thể hiện bằng qui mô vốn chủ sở hữu lớn, trích lập dự phòng phòng rủi<br /> ro đầy đủ, các rủi ro (về tín dụng, hối đoái, thanh khoản,…) thấp và được kiểm<br /> soát tốt.<br /> Quy mô vốn chủ sở hữu được xác định như sau:<br /> Quy mô vốn chủ sở hữu =<br /> <br /> Tổng vốn chủ sở hữu<br /> Tổng nguồn vốn<br /> <br /> * 100%<br /> <br /> Qui mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì an toàn của ngân hàng càng cao. Tuy<br /> nhiên giới hạn tối thiểu của vốn chủ sở hữu phải tuân thủ theo qui định của Hiệp<br /> định Basel:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1