TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN<br />
CHƢƠNG 1: KHUNG NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ<br />
CHO VAY MUA NHÀ CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1. Hoạt động cho vay mua nhà cá nhân của Ngân hàng thƣơng mại<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
Cho vay mua nhà cá nhân của NHTM là hình thức cấp tín dụng cho khách hàng cá<br />
<br />
“<br />
<br />
nhân, hộ gia đình vay mua nhà ở/nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, vay mua nhà<br />
ở hình thành trong tương lai/nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nền tại các dự án<br />
phát triển nhà ở với cam kết trả cảc gốc và lãi đầy đủ cho ngân hàng<br />
<br />
”<br />
<br />
1.1.2. Các đặc điểm về hoạt động cho vay mua nhà cá nhân<br />
Luận văn đã phân tích các đặc điểm của hoạt động cho vay mua nhà cá nhân như<br />
đối tượng vay vốn, thời gian vay vốn, lãi suất, tài sản đảm bảo và phương thức tiếp cận<br />
khách hàng để người đọc thấy được những nét tổng quan nhất của hoạt động này.<br />
1.2. Năng lực cạnh tranh trong dịch vụ cho vay mua nhà cá nhân của Ngân hàng<br />
thƣơng mại<br />
1.2.1. Khái niệm Năng lực cạnh tranh sản phẩm:<br />
NLCT của một sản phẩm, dịch vụ là sự thể hiện thông quá các lợi thế so sánh với<br />
<br />
“<br />
<br />
các sản phẩm cùng loại. Một sản phẩm hàng hoá được coi là có NLCT khi nó đáp ứng<br />
được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo<br />
hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá cùng<br />
loại.<br />
<br />
“<br />
<br />
1.2.2. Năng lực cạnh tranh trong dịch vụ cho vay mua nhà cá nhân tại Ngân hàng<br />
thương mại<br />
1.2.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh dịch vụ cho vay mua nhà cá nhân của ngân hàng<br />
thương mại<br />
Dịch vụ cho vay mua nhà cá nhân tại một NHTM được coi là có NLCT khi nó<br />
<br />
“<br />
<br />
mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh<br />
sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi … hơn hẳn so với những sản phẩm<br />
<br />
dịch vụ cùng loại tại các NHTM khác.<br />
<br />
”<br />
<br />
1.2.2.2. Tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh trong dịch vụ cho vay mua nhà cá<br />
nhân tại Ngân hàng thương mại<br />
Tác giả đã chia các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh trong dịch vụ cho vay<br />
mua nhà cá nhân thành ba nhóm chính:<br />
- Nhóm tiêu chí phản ánh về quy mô, thị phần: Đây là nhóm tiêu chí phản ánh kết<br />
<br />
“<br />
<br />
quả của quá trình cạnh tranh sản phẩm, qua đó có thể cho thấy một cách cơ bản nhất hiện<br />
nay sản phẩm đang có NLCT tốt hay không tốt trên thị trường. Các tiêu chí thuộc nhóm<br />
tiêu chí này là: Doanh số cho vay, dư nợ cho vay, số lượng khách hàng.<br />
<br />
”<br />
<br />
- Nhóm tiêu chí phản ánh tính cạnh tranh của sản phẩm: Đây là nhóm tiêu chí cho<br />
<br />
“<br />
<br />
thấy sức cạnh tranh nội tại của sản phẩm mà một doanh nghiệp đang cung cấp so với sản<br />
phẩm của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các tiêu chí thuộc nhóm này là: Lãi suất<br />
cho vay, chi phí khoản vay, thời gian xử lý khoản vay, chi phí cho mỗi khoản vay của<br />
Ngân hàng.<br />
<br />
”<br />
<br />
- Nhóm tiêu chí phản ánh sự hài lòng của khách hàng: Nhóm tiêu chí này cho thấy<br />
<br />
“<br />
<br />
sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng đã mang lại sự thỏa mãn, hài lòng cho khách hàng, đã<br />
đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng hay chưa. Trong nhóm này, sự hài lòng của khách<br />
hàng được đánh giá trên các góc độ sau: Sự hài lòng về lãi suất, phí khoản vay, sự hài<br />
lòng về thời gian xử lý khoản vay, sự hài lòng về chất lượng phục vụ, sự hài lòng về<br />
không gian giao dịch.<br />
<br />
”<br />
<br />
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực cạnh tranh trong dịch vụ cho vay mua nhà cá<br />
nhân của chi nhánh Ngân hàng thương mại<br />
Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT trong dịch vụ cho vay mua nhà cá nhân được<br />
chia làm ba nhóm nhân tố như sau:<br />
- Nhóm nhân tố xuất phát từ nội bộ mỗi chi nhánh NHTM như: Nguồn nhân lực,<br />
<br />
“<br />
<br />
tư duy tầm nhìn lãnh đạo chi nhánh NHTM, mô hình quản lý khoản vay, chiến lược<br />
Marketing, mạng lưới hợp tác bán hàng.<br />
<br />
”<br />
<br />
- Nhóm nhân tố xuất phát từ hội sở của các NHTM như: Chính sách phát triển<br />
<br />
“<br />
<br />
chung, tiềm lực tài chính, sức mạnh thương hiệu.<br />
<br />
”<br />
<br />
- Nhóm nhân tố xuất phát từ khách hàng và đối thủ cạnh tranh<br />
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ CHO VAY MUA<br />
NHÀ CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT<br />
NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM (GIAI ĐOẠN 2011 – 2015)<br />
2.1. Khái quát về BIDV Hoàn Kiếm<br />
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển<br />
Chi nhánh BIDV Hoàn Kiếm được thành lập năm 2010, trên cơ sở nâng cấp từ<br />
<br />
“<br />
<br />
Phòng giao dịch 1 và Phòng giao dịch 3 của BIDV Chi nhánh Sở Giao dịch I.Chi nhánh<br />
BIDV Hoàn Kiếm được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện các nghiệp vụ<br />
NHBLcung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đem lại tiện ích cao cho khách hàng trên<br />
nền tảng công nghệ hiện đại nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính, quản lý, công<br />
nghệ và trình độ cán bộ trong hệ thống, phát triển thành Chi nhánh có mô hình Bán lẻ<br />
chuẩn của BIDV.<br />
<br />
”<br />
<br />
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức<br />
Bô ̣ máy tổ chức của BIDV Hoà n Kiế m g ồm Ban giám đốc và 05 khối chính: Khối<br />
Quản lý khách hàng, Khối Quản lý rủi ro, Khối Tác nghiệp, Khối Quản lý nội bộ và Khối<br />
các đơn vị trực thuộc.<br />
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của BIDV Hoàn Kiếm (giai đoạn 2011 – 2015)<br />
Sau 5 năm đi vào hoạt động, bằng sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ<br />
công nhân viên Chi nhánh, BIDV Hoàn Kiếm đã đạt được những kết quả như sau:<br />
- Tổng tài sản của BIDV Hoàn Kiếm đã tăng từ 4.070 tỷ năm 2011 lên 10.305 tỷ<br />
<br />
“<br />
<br />
năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân tổng tài sản đạt 27,25%.<br />
<br />
”<br />
<br />
- Số dư huy động vốn năm 2011 mới đạt 3.939 tỷ, đên năm 2015 đã đạt 8.000. Tốc<br />
độ tăng trưởng bình quân đạt 19,59%. Trong đó nền tảng chủ chốt là từ huy động vốn<br />
khách hàng cá nhân, hộ gia đình, tỷ lệ này không ngừng tăng cao (từ 47,17% tại năm<br />
2011 đã tăng lên 66,49% trong năm 2015).<br />
- Dư nợ tín dụng của chi nhánh tăng trưởng khá nhanh với tốc độ tăng trưởng bình<br />
quân trong giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 36,73% và tăng ròng 3.665 tỷ đồng. Trong đó<br />
<br />
tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng trung bình tới 60,69% trong giai đoạn này.<br />
- Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh liên tục tăng kể từ khi đi vào hoạt động. Lợi<br />
nhuận trước thuế năm 2011 chỉ đạt 44,76 tỷ đồng, đến năm 2015 đã đạt 191,23 tỷ đồng<br />
với mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 51,32%.<br />
Trong những thành tự đó của BIDV Hoàn Kiếm, hoạt động cho vay mua nhà cá<br />
nhân cũng đã có những đóng góp không nhỏ trong giai đoạn này. Cụ thể như sau:<br />
- Qua từng năm, dư nợ cho vay mua nhà cá nhân đã khẳng định được những đóng<br />
góp to lớn vào quy mô dư nợ tín dụng bán lẻ của toàn chi nhánh. Năm 2011 và 2012 tỷ lệ<br />
cho vay mua nhà cá nhân/tổng dư nợ bán lẻ là 27,62% và 20,04% thì đến năm 2013 tăng<br />
mạnh lên 45,75%. Năm 2014, tỷ lệ của dư nợ cho vay mua nhà cá nhân vẫn ở mức 32%.<br />
Tỷ lệ này lại quay trở lại đà tăng trưởng khi đạt mức 39,32% trong năm 2015.<br />
- Thu nhập ròng từ hoạt động cho vay mua nhà cá nhân không ngừng gia tăng với<br />
con số ấn tượng. Tốc độ gia tăng bình quân thu nhập ròng từ hoạt động này đạt mức<br />
67.36% cao gấp 1.8 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của thu nhập ròng từ hoạt động tín<br />
dụng bán lẻ và gấp 1.5 lần tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng của hoạt động bán lẻ nói<br />
chung. Đóng góp của hoạt động cho vay mua nhà cá nhân vào thu nhập ròng hoạt động<br />
tín dụng bán lẻ là rất lớn và có xu hướng tăng đều qua các năm. Từ năm 2013 đến nay,<br />
thu nhập ròng từ cho vay mua nhà cá nhân luôn chiếm khoảng 50% thu nhập từ tín dụng<br />
bán lẻ, cao nhất trong năm 2015, con số này đạt tới hơn 58%. Khi đặt trong tổng thể hoạt<br />
động bán lẻ nói chung thì hoạt động cho vay mua nhà cá nhân cũng có đóng góp từ<br />
5,36% trong năm 2011 tới 8,29% trong năm 2015, tăng trưởng bình quân 35,16%/năm và<br />
mức đóng góp trung bình trong cả giai đoạn là 5,82%.<br />
2.2. Năng lực cạnh tranh dịch vụ cho vay mua nhà cá nhân tại BIDV Hoàn Kiếm<br />
2.2.1. Những tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh dịch vụ cho vay mua nhà cá nhân<br />
tại BIDV Hoàn Kiếm<br />
2.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, thị phần<br />
a) Doanh số cho vay hàng năm:<br />
Doanh số cho vay hàng năm của BIDV Hoàn Kiếm trong những năm vừa qua luôn<br />
có xu hướng tăng. Doanh số cho vay tăng từ 46.312 triệu đồng ở năm 2011 lên tới mức cao<br />
<br />
nhất là 291.397 triệu đồng ở năm 2015. Đặc biệt trong năm 2013, doanh số cho vay mua nhà<br />
cá nhân tăng tuyệt đối đạt mức 139.588 triệu đồng, với tốc độ tăng lên đến 300,12%. Tuy<br />
nhiên tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay của BIDV Hoàn Kiếm so với một số đối thủ cạnh<br />
tranh khác như VP Bank Đông Đô hay MB Hoàn Kiếm thì đang có xu hướng chững lại. theo<br />
đó, tốc độ tăng trưởng năm 2014 BIDV Hoàn Kiếm đạt 49.51%, trong khi con số này ở<br />
VPBank Đông Đô và MB Hoàn Kiếm lần lượt là 53.74% và 50.43%. Tương tự với năm<br />
2015, BIDV Hoàn Kiếm chỉ đạt 4.75%, hai chi nhánh còn lại đạt 5.06% và 5.33%.<br />
b) Dư nợ cho vay:<br />
Từ năm 2013 trở lại đây dư nợ cho vay mua nhà cá nhân tại BIDV Hoàn Kiếm có<br />
bước tăng trưởng rất mạnh. Nếu như năm 2012 dư nợ cuối kỳ chỉ ở mức 62.515 triệu đồng<br />
(tăng 6.453 triệu đồng so với năm 2011) thì năm 2013 và 2014 đã tăng lần lượt lên mức<br />
202.203 triệu đồng và 302.951 triệu đồng (gấp 5 lần so với dư nợ cuối năm 2012) và gần cán<br />
mốc 500 tỷ đồng vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn 2012 –<br />
2015 đạt 87,34%.<br />
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dư nợ hiện nay của BIDV Hoàn Kiếm đang có xu<br />
hướng chậm lại so với mối số đối thủ cạnh tranh như VP Bank Đông Đô hay MB Hoàn<br />
Kiếm. Đồng thời thị phần dư nợ dịch vụ này của BIDV Hoàn Kiếm còn khá thấp, trung bình<br />
cả giai đoạn thị phần của BIDV Hoàn Kiếm chiếm 1,07% thị phần toàn hệ thống BIDV,<br />
chiếm 2,76% thị phần của các chi nhánh BIDV trên địa bàn Hà Nội và chiếm 0,52% thị phần<br />
của toàn bộ các NHTM trên địa bàn Hà Nội.<br />
c) Số lượng khách hàng:<br />
Trong giai đoạn 2011 – 2015, BIDV Hoàn Kiếm đã phát triển được tổng số 1.499<br />
khách hàng mới (trung bình 300 khách hàng mới/năm) Lượng khách hàng phát triển mới<br />
của 1 cán bộ/ năm đạt 31 khách hàng. Số lượng khách hàng mới được phát triển có xu<br />
hướng tăng dần qua các năm, trong năm 2011 số lượng khách hàng mới tăng trưởng chỉ<br />
đạt 67 khách hàng, thì đến năm 2015 con số này đã tăng gấp hơn 10 lần và đạt mức 687<br />
khách hàng. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 87.19%, trong đó<br />
năm 2013 là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất, đạt 187%. trong lượng khách hàng mới<br />
của BIDV Hoàn Kiếm, số khách hàng có nhu cầu vay vốn trong dài hạn luôn chiếm tỷ lệ<br />
<br />