TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
MỞ ĐẦU<br />
Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh<br />
tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, tất yếu kéo theo bất<br />
kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt với khó khăn, thử thách và phải chấp nhận quy luật<br />
đào thải từ phía thị trường. Vậy để tồn tại và phát triển được thì mỗi doanh nghiệp sẽ phải<br />
làm gì?<br />
Đứng trước những khó khăn, thử thách đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt tài nguyên<br />
vật chất cũng như nhân lực của mình.<br />
Để thực hiện được điều đó thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải hiểu rõ được tình<br />
hình tài chính thông qua việc phân tích tài chính và tự điều chỉnh quá trình kinh doanh cho<br />
phù hợp. Bởi vì phân tích tài chính cho ta biết được điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tiềm năng cần phát huy và những nhược<br />
điểm cần khắc phục. Từ đó có thể xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp<br />
nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động kinh doanh của doanh<br />
nghiệp trong thời gian tới.<br />
Trong bối cảnh đó, được sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Nguyễn Thị Lan tôi đã chọn đề<br />
tài “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tam Kim” để nghiên cứu.<br />
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hoá cơ sở lý luận về phân tích tài chính<br />
doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận khoa học về phân tích tài chính doanh nghiệp để phân<br />
tích đánh giá thực trạng phân tích tài chính của Công ty CP Tam Kim từ năm 2008 đến<br />
năm 2010. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn công tác phân tích tài chính của<br />
Công ty CP Tam Kim.<br />
Thông qua luận văn này, tác giả mong muốn vận dụng những hiểu biết của mình trình<br />
bày cụ thể về những mặt đạt được trong công tác phân tích tài chính tại Công ty và những<br />
nguyên nhân, hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc phân tích, nhằm đưa ra<br />
những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện phân tích tài chính tại công ty.<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp<br />
1.1. Hoạt động tài chính doanh nghiệp<br />
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động kinh doanh<br />
trên thị trường nhằm làm tăng giá trị của chủ sở hữu.<br />
Tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ<br />
thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: Quan hệ giữa<br />
doanh nghiệp với nhà nước; Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính; Quan hệ<br />
giữa doanh nghiệp với các thị trường khác; và quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp.<br />
Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động<br />
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh<br />
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính doanh nghiệp là những quan hệ<br />
gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý một cách có hiệu<br />
quả. Hoạt động tài chính doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp: tối đa<br />
hoá lợi nhuận, tối đa hoá giá trị doanh nghiệp, mục tiêu tăng trưởng và phát triển.<br />
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp.<br />
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công<br />
cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá<br />
tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả<br />
hoạt động của doanh nghiệp đó.<br />
Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau thì nhằm các mục tiêu<br />
khác nhau, tuy nhiên mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá<br />
khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng<br />
thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của<br />
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra<br />
những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh<br />
nghiệp trong tương lai.<br />
Tiến hành công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nhất thiết phải tuân thủ theo trình<br />
tự nhất định thì công việc phân tích tài chính mới đạt kết quả đáng tin cậy, đáp ứng được<br />
mục tiêu chủ yếu của phân tích tài chính. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp bao<br />
gồm các bước sau:<br />
<br />
Bước 1: Lập kế hoạch phân tích: xác định mục tiêu, xây dựng chương trình<br />
Bước 2: Tiến hành phân tích: Thu thập thông tin và xử lý thông tin, xây dựng hệ<br />
thống các chỉ tiêu phân tích<br />
Bước 3: Kết thúc giai đoạn phân tích : Viết báo báo phân tích.<br />
Phân tích tài chính có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính tốt sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển của hoạt<br />
động kinh doanh, nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Bằng việc phân tích tài chính các<br />
nhà quản lý có thể đánh giá chính xác thực tài chính doanh nghiệp; Có thể đáp ứng đủ vốn<br />
cho hoạt động và phát triển của doanh nghiệp; Có thể huy động vốn với chi phí thấp nhất;<br />
Có thể sử dụng hiệu quả các nguồn vốn; Và có thể đưa ra các quyết định việc tăng, giảm,<br />
đầu tư vốn.<br />
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm hệ thống các công cụ và biện<br />
pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên<br />
ngoài, các luồng tiền dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và<br />
chi tiết nhằm đánh giá tài chính doanh nghiệp ở quá khứ hiện tại và dự đoán tài chính<br />
doanh nghiệp trong tương lai, giúp các đối tượng đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với<br />
mục tiêu như mong muốn. Có nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh<br />
nghiệp, mỗi phương pháp có ưu điểm và hạn chế riêng nhưng trên thực tế, người ta hay sử<br />
dụng phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp so sánh và phương pháp phân tích<br />
Dupont.<br />
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin<br />
như : Thông tin bên trong doanh nghiệp gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh<br />
doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thông tin bên ngoài doanh nghiệp gồm: Thông tin liên<br />
quan đến môi trường kinh tế chung; Thông tin liên quan đến ngành. Những thông tin đó<br />
đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích<br />
đáng.<br />
Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp được chia thành những nhóm sau:<br />
Nhóm thứ nhất, phân tích cấu trúc tài chính: Cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài<br />
sản, cơ cấu nguồn vốn. Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư<br />
và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để làm rõ những<br />
dấu hiệu về cân bằng tài chính.<br />
Nhóm thứ hai, phân tích các tỷ số tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính là việc sử<br />
dụng những kỹ thuật khác nhau để phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để<br />
<br />
nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp qua đó đề ra kế hoạch sản xuất<br />
kinh doanh có hiệu quả nhất. Trong phân tích tài chính các tỷ số tài chính chủ yếu<br />
được phân thành các nhóm: Tỷ số về khả năng thanh toán; Tỷ số về khả năng cân đối vốn;<br />
Tỷ số về khả năng hoạt động; Tỷ số về khả năng sinh lãi.<br />
Nhóm thứ ba, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Phân tích diễn biến<br />
nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng<br />
vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân<br />
đối kế toán.<br />
Nhóm thứ tư, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Để<br />
tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn<br />
hạn; Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phái có các<br />
nguồn vốn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn.<br />
Nhóm thứ năm, phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong Báo cáo<br />
Kết quả sản xuất kinh doanh. Khi phân tích các chỉ tiêu quản lý trung gian nhằm đánh giá<br />
chi tiết hơn tình hình tài chính và dự báo những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.<br />
Những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập nhiều hệ số rất có ý nghĩa về hoạt động, cơ cấu<br />
vốn,…của doanh nghiệp.<br />
Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, có<br />
thể khái quát lại nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong doanh nghiệp.<br />
Nhân tố bên trong doanh nghiệp: nhận thức về công tác phân tích tài chính doanh<br />
nghiệp, nguồn nhân lực làm công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, công tác tổ chức<br />
hoạt động phân tích tài chính, chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính, việc<br />
lựa chọn phương pháp phân tích tài chính, sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ.<br />
Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: Chế độ kế toán, môi trường pháp luật, hệ thống chỉ<br />
tiêu trung bình ngành.<br />
Chương 2: Thực trạng phân tích tài chính của Công ty Cổ Phần Tam Kim<br />
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tam Kim.<br />
Công ty CP Tam Kim được thành lập từ năm 1997 với tiền thân là Công ty TNHH<br />
Thiên Phong. Trải qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển đến nay Tam Kim đang trở<br />
thành một tập đoàn vững mạnh và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị<br />
trường với sản phẩm mang thương hiệu Roman, Sunmax, Kohan, Monza… Một số sản<br />
phẩm chủ yếu mà công ty sản xuất, cung cấp trên thị trường: Thiết bị điện; Sản phẩm ống<br />
nước; Sản phẩm két bạc; Thiết bị nhà bếp.<br />
<br />
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Tam Kim<br />
Công tác phân tích tài chính phụ thuộc chức năng của Phòng Tài chính - kế toán. Dựa<br />
vào số liệu và thông tin của Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh<br />
nhân viên kế toán sẽ trực tiếp phân tích. Công ty áp dụng phương pháp so sánh và phương<br />
pháp tỷ số để tính toán một số chỉ tiêu nhằm phục vụ yêu cầu của Ban giám đốc hoặc để<br />
thực hiện nhu cầu vay vốn ngân hàng.<br />
Nội dung phân tích chủ yếu của Công ty là phân tích một số nội dung cơ bản sau:<br />
phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, phân tích các tỷ lệ tài chính.<br />
Cấu trúc tài chính của Công ty đang có xu hướng giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tăng<br />
tỷ trọng dài hạn, tăng tỷ trọng nợ phải trả và giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Công ty đang<br />
đi đầu tư tài sản dài hạn mà cụ thể là tài sản cố định bằng nguồn vốn đi vay dài hạn là chủ<br />
yếu.<br />
Công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên các hệ số về khả<br />
năng thanh toán đang ở mức cao. Điều này đồng nghĩa, công ty đang có lượng tiền nhàn<br />
dỗi ở mức cao và số vốn đang bị khách hàng chiếm dụng lớn. Như vậy hiệu quả sử dụng<br />
vốn thấp và cơ hội tạo ra lợi nhuận của công ty là không cao.<br />
Khả năng cân đối vốn của Công ty tương đối tốt. Công ty không những thừa khả năng<br />
thanh toán các khoản nợ mà còn thừa lợi nhuận để bảo tồn và phát triển vốn từ kết quả<br />
hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, việc sử dụng vốn vay đã đem lại hiệu quả kinh tế<br />
trong kinh doanh.<br />
Khả năng hoạt động của Công ty chưa thật sự hiệu quả, vòng quay dự trữ đã tăng vào<br />
năm 2010 nhưng số ngày lưu kho vẫn còn ở mức cao. Kỳ thu tiền bình quân của công ty ở<br />
mức cao.<br />
Khả năng sinh lãi của Công ty là khá tốt. Trong những năm qua, công ty đều hoạt<br />
động kinh doanh có hiệu quả. Năm 2010, doanh lợi vốn chủ sở hữu và doanh lợi tài sản<br />
đều tăng so với năm 2009. Mặt khác, doanh lợi vốn chủ sở hữu luôn cao hơn doanh lợi tài<br />
sản. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả.<br />
2.3. Đánh giá công tác phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Tam Kim<br />
Công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Tam Kim đạt được những kết quả<br />
sau: Hàng năm, nhân viên kế toán tài chính dưới sự chỉ đạo của Kế toán trưởng đều thực<br />
hiện phân tích tài chính thông qua các báo cáo tài chính. Từ những báo cáo phân tích<br />
này đã giúp cho Ban lãnh đạo nắm được các thông tin về tình hình tài chính của<br />
<br />