LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ tro ̣ng rấ t lớn , chiế m 93% tổng số các doanh<br />
nghiê ̣p, đóng góp gần 40% vào GDP và tạo ra 50% việc làm toàn xã hội. Tuy<br />
nhiên, hiê ̣n chỉ có khoảng 30% doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ tiế p câ ̣n đươ ̣c với<br />
nguồ n vố n ngân hàng. Và trong cơ cấ u dư nơ ̣ của Vietinbank Đông Hà Nô ̣i, dư<br />
nơ ̣ của DNVVN cũng chỉ chiế m 33% tổ ng dư nơ ̣ . Do đó , khách hàng doanh<br />
nghiê ̣p vừa và nhỏ đươ ̣c đánh giá là phân khúc còn rất nhiều tiềm năng, đem la ̣i<br />
nhiề u lơ ̣i ić h ngắ n ha ̣n cũng như dài ha ̣n cho Vietinbank Đông Hà Nô ̣i. Do đó,<br />
tôi lựa cho ̣n đề tài : "Phát triển cho vay doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ taị Ngân<br />
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội".<br />
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là vận dụng khung lý thuyết về phát<br />
triên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ để đánh giá thực trạng phát triển cho<br />
vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –<br />
Chi nhánh Đông Hà Nội trong giai đoạn 2010-2015 nhằm phát hiện những<br />
tồn tại và nguyên nhân trong việc phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ<br />
tại Chi nhánh. Từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại và đẩy<br />
mạnh phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công<br />
thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay doanh nghiê ̣p<br />
vừa và nhỏ t ại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông<br />
Hà Nội giai đoạn 2010 – 2015.<br />
Phương pháp nghiên cứu chính được áp dụng để thực hiện đề tài đó là<br />
phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp phân tích tổng.<br />
Nội dung của luận văn được kết cấu theo 3 chương:.<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan về phát triể n cho vay doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ta ̣i<br />
ngân hàng thương mại;<br />
Chương 2: Thực tra ̣ng phát triể n cho vay doanh nghiê ̣p vừa và nhỏ ta ̣i<br />
Ngân hàng TMCP Công thương Viê ̣t Nam – Chi nhánh Đông Hà Nô ̣i;<br />
Chương 3: Giải pháp phát triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại<br />
Ngân hàng TMCP Công thương Viê ̣t Nam – Chi nhánh Đông Hà Nô ̣i..<br />
Trong chương 1, luận văn khái quát các quan niệm doanh nghiệp vừa và<br />
nhỏ, hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, và khái niệm về phát triển<br />
cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ để từ đó đưa ra phương pháp đo lường chỉ<br />
tiêu đánh giá phát triên cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng<br />
thương mại, đồng thời phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.<br />
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao<br />
cho khách hàng một khoản tiển để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất<br />
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.<br />
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh<br />
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy<br />
mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đường tổng tài sản được xác định<br />
trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân<br />
năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên).<br />
Phát triển cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại là sự mở rộng về<br />
quy mô, nâng cao hiệu quả và chất lượng cho vay đối với loại hình DNVVN.<br />
Phát triển cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là thực sự cần thiết đối<br />
với ngân hàng cũng như bản thân các DNVVN và cả nền kinh tế. Phát triển<br />
cho vay DNVVN tại Ngân hàng thương mại được xem xét trên 3 khía cạnh:<br />
Quy mô, Cơ cấu, Hiệu quả.<br />
<br />
Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triên cho vay DNVVN là: từ phía Ngân<br />
hàng thương mại, từ phía bản thân doanh nghiệp và các nhân tố ngoại ngành.<br />
Trong chương 2, sau khi giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP<br />
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội, luận văn dựa vào khung lý<br />
thuyết được hệ thống hóa tại chương 1 để tiến hành đánh giá thực trạng phát<br />
triển cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Công thương<br />
Việt Nam – Chi nhánh Đông Hà Nội và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới<br />
hoạt động cho vay DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –<br />
Chi nhánh Đông Hà Nội để từ đó phát hiện những tồn tại và nguyên nhân<br />
trong phát triển cho vay DNVVN.<br />
Chỉ tiêu về phát triển quy mô<br />
-<br />
<br />
Tốc độ tăng trưởng của KHDNVVN đều có sự tăng trưởng qua các năm<br />
<br />
(năm 2011 tăng 16%, năm 2013 tăng 4%, năm 2014 tăng 23% và năm 2015<br />
tăng 48%), trong đó số lượng KHDN vay vốn tăng thêm chủ yếu là DNVVN<br />
và luôn chiếm hơn 90% cơ cấu KHDN vay vốn tăng thêm tại Chi nhánh. Trừ<br />
năm 2012, do nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam gặp<br />
nhiều khóa khăn, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các DN đặc biệt là<br />
DNVVN, nên tốc độ tăng trưởng trong năm 2012 bị sụt giảm.<br />
-<br />
<br />
Doanh số cho vay đối với đối tượng khách hàng này cũng tăng trưởng<br />
<br />
qua các năm. Năm 2015, doanh số cho vay DNVVN đạt 6.245 tỷ đồng, gấp<br />
6.58 lần so với năm 2010.<br />
-<br />
<br />
Dư nợ cho vay DNVVN có sự tăng trưởng: đến thời điểm 31/12/2015,<br />
<br />
dư nợ cho vay DNVVN đạt 958 tỷ đồng, gấp 2.65 lần năm 2010, tuy nhiên<br />
sự tăng trưởng trên lại không ổn định.<br />
Chỉ tiêu về cơ cấu cho vay<br />
<br />
- Cơ cấu cho vay theo loại hình doanh nghiệp: Đối tượng DNVVN vay<br />
vốn là công ty cổ phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoảng 40%-50% dư nợ<br />
DNVVN và có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Tiếp đến là Công ty<br />
TNHH chiếm khoảng 40% cơ cấu dư nợ.<br />
- Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh doanh: tỷ trọng dư nợ cho vay<br />
đối với ngành thương mại chiếm tỷ trọng cao nhất là 36%, tiếp đến là ngành<br />
sản xuất và gia công chế biến, chế tạo chiếm 30%, ngành vận tải 8%, ngành<br />
xây dựng 8%, các ngành còn lại chiếm 18%. Như vậy cho thấy Vietinbank<br />
Đông Hà Nội chú trọng cho vay DNVVN trong 2 lĩnh vực chính là Thương<br />
mại và Sản xuất, gia công chế biến, chế tạo.<br />
- Cơ cấu cho vay theo thời hạn cho vay: tập trung vào các khoản vay<br />
ngắn hạn, tuy lợi nhuận thấp hơn nhưng độ rủi ro cũng nhỏ hơn và phù hợp<br />
hơn với nhu cầu của các DNVVN có quan hệ tín dụng tại chi nhánh.<br />
- Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của DNVVN luôn duy trì ở mức cao, chiếm hơn<br />
90% tổng dư nợ của nhóm khách hàng này. Tuy nhiên, năm 2014, tỷ lệ nợ đủ<br />
tiêu chuẩn giảm xuống còn 79,32%, nợ nhóm 1 giảm 243 tỷ đồng và nợ nhóm<br />
2 trở lên tăng 170 tỷ đồng.<br />
Chỉ tiêu về hiệu quả cho vay<br />
- Chất lượng dư nợ cho vay DNVVN: Trong kỳ từ năm 2010 -2015, tại<br />
Vietinbank Đông Hà Nôi, cùng với sự tăng trưởng vê quy mô số lượng<br />
KHDNVVN, nợ đủ tiêu chuẩn của nhóm khách hàng này cũng tăng trưởng<br />
qua các năm. Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của DNVVN luôn duy trì ở mức cao,<br />
chiếm hơn 90% tổng dư nợ của nhóm khách hàng này. Điều này cho thấy chất<br />
lượng nợ của DNVVN tại Chi nhánh là rất tốt.<br />
- Thu nhập từ cho vay DNVVN đều tăng trưởng qua các năm: Năm 2010<br />
đạt 75 tỷ đồng; năm 2011 đạt 112 tỷ đồng; năm 2012 đạt 93 tỷ đồng; năm<br />
<br />
2013 đạt 109 tỷ đồng; năm 2014 đạt 162 tỷ đồng và năm 2015 đạt 111 tỷ<br />
đồng.<br />
- Tỷ trọng thu nhập từ cho vay DNVVN có xu hướng giảm qua các năm<br />
(từ mức 56% trong năm 2011 xuống còn 42% trong năm 2015).<br />
Những kết quả đạt được<br />
Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015, hoạt động phát triển cho vay<br />
DNVVN tại Vietinbank Đông Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định:<br />
Số lượng và dư nợ đối với DNVVN ngày càng mở rộng; Cơ cấu cho vay<br />
chuyển dịch theo hướng tích cực tập trung vào những khoản vay có thời hạn<br />
ngắn, thu hồi vốn nhanh và những ngành nghề công nghiệp, dịch vụ theo<br />
đúng chủ trương phát triển ngành của đất nước; Chất lượng cho vay DNVVN<br />
đã được nâng cao: Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của DNVVN trong tổng dư nợ của<br />
DNVVN đều ở mức cao, chiếm trên 90%.<br />
Những haṇ chế<br />
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển cho vay DNVVN tại<br />
Vietinbank Đông Hà Nội còn tồn tại những hạn chế nhất định: tỷ lệ DNVVN<br />
tiếp cận được nguốn vốn vay tại Vietinbank Đông Hà Nội vẫn còn thấp; Hiệu<br />
quả cho vay DNVVN còn ở mức thấp; Vẫn tồn tại phát sinh những khoản nợ<br />
xấu.<br />
Nguyên nhân của các hạn chế<br />
Các nguyên nhân từ phía ngân hàng: Thời gian xử lý tác nghiệp còn dài;<br />
Chất lượng nhân sự còn hạn chế; Hoạt động marketing thiếu tính định hướng và<br />
kém hiệu quả.<br />
Nguyên nhân từ phía khách hàng: Thông tin tài chính chưa theo chuẩn<br />
mực; Năng lực quản trị điều hành còn hạn chế; Phương án kinh doanh thiếu<br />
cơ sở; Thiếu tài sản bảo đảm.<br />
<br />