TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế thị trường mở với xu hướng toàn cầu hóa trên thế<br />
giới cùng đã mở ra nhiều cơ hội tới các tổ chức kinh doanh trên mọi lĩnh vực trong đó nổi<br />
bật là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Trước khuynh hướng chung phát triển dịch vụ ngân<br />
hàng bán lẻ của thế giới, các NHTM Việt Nam đã xác định phát triển dịch vụ ngân hàng<br />
bán lẻ là hướng đi quan trọng cho sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, dịch vụ ngân<br />
hàng bán lẻ tại Việt Nam đang còn rất sơ khai, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ này còn ít,<br />
so với các nước trong khu vực thì Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển mảng<br />
dịch vụ ngân hàng bán lẻ.<br />
Đặc biệt, thành phố Hà Nội là địa bàn kinh tế trọng điểm có nhu cầu sử dụng dịch<br />
vụ ngân hàng bán lẻ của người dân ngày càng tăng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để<br />
phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại địa bàn. Tuy nhiên, thực tế phát triển dịch vụ<br />
Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín – Chi nhánh<br />
Hà Nội chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn nhiều khó khăn, số lượng người sử dụng<br />
không nhiều, số lượng giao dịch thấp, các dịch vụ cung cấp còn hạn chế. Do đó, ngân<br />
hàng cần phải có giải pháp nhằm triển khai thành công dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng<br />
như giúp Chi nhánh nâng cao vị thế, thương hiệu. Xuất phát từ tầm quan trọng của<br />
việc phát triển dịch vụ NHBL tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – Chi<br />
nhánh Hà Nội, tác giả chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân<br />
hàng TMCP Việt Nam Thƣơng Tín – Chi nhánh Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu<br />
cho bản luận văn này.<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của<br />
ngân hàng thương mại.<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại ngân hàng TMCP<br />
Việt Nam Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội.<br />
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL tại Ngân<br />
hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội.<br />
<br />
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Ðối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những vấn đề lý<br />
luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển dịch vụ NHBL tại ngân hàng TMCP Việt<br />
Nam Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về mặt lý luận: Hệ thống cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
của NHTM.<br />
+ Về mặt thực tiễn: Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Việt Nam<br />
Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội từ năm 2012 đến năm 2016, tập trung vào nhóm dịch vụ<br />
chính là dịch vụ tín dụng, dịch vụ huy động vốn của khách hàng cá nhân.<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp thông tin, số liệu từ<br />
năm 2012 đến tháng 06 năm 2016, phương pháp so sánh số lượng và tỷ lệ tăng trưởng<br />
qua các năm của các chỉ tiêu, phân tích, quy nạp tổng hợp các vấn đề về sự phát triển<br />
dịch vụ NHBL được nghiên cứu.<br />
Dự kiến đóng góp của luận văn<br />
- Kết quả nghiên cứu của luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của<br />
việc phát triển dịch vụ NHBL tại các NHTM.<br />
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, luận văn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của<br />
chúng, làm rõ những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ NHBL và phân tích, đánh giá<br />
thực trạng phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín –<br />
Chi nhánh Hà Nội. Từ thực trạng đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ<br />
NHBL tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.<br />
Kết cấu của luận văn<br />
Luận văn gồm ba chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển dịch vụ bán lẻ của ngân hàng<br />
thương mại<br />
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP<br />
Việt Nam Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội<br />
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP<br />
Việt Nam Thương Tín – Chi nhánh Hà Nội.<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ<br />
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng thƣơng mại<br />
Khái niệm dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
Dịch vụ NHBL là dịch vụ ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính tới<br />
mỗi cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, hoặc<br />
việc khách hàng có thể sử dụng trực tiếp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhờ vào<br />
phương tiện điện tử viễn thông và công nghệ thông tin hiện đại.<br />
Đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
Các đặc điểm của dịch vụ ngân hàng bán lẻ bao gồm: có đối tượng khách hàng đa<br />
dạng với số lượng lớn; số lượng món giao dịch nhiều với giá trị của mỗi giao dịch không<br />
lớn; luôn cải tiến để theo kịp nhu cầu phong phú và gia tăng của khách hàng với sự tiến<br />
bộ của công nghệ; dịch vụ ngân hàng bán lẻ muốn mở rộng cần phải có hạ tầng công<br />
nghệ kỹ thuật hiện đại; dịch vụ đơn giản, dễ thực hiện và rủi ro được phân tán.<br />
Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ<br />
Các dịch vụ ngân hàng bán lẻ bao gồm: Dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ tín dụng<br />
bán lẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác như ủy thác và<br />
tư vấn, dịch vụ chi hộ, thu hộ, dịch vụ bảo hiểm, chuyển tiền du học, giữ hộ tài sản quý<br />
hiếm.<br />
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM<br />
Khái niệm<br />
Phát triển dịch vụ NHBL trên quan điểm ngân hàng được hiểu là mở rộng về quy<br />
mô, số lượng và đồng thời gia tăng về mạng lưới hoạt động, chất lượng các sản phẩm<br />
dịch vụ tài chính. Sự phát triển dịch vụ NHBL được phân tích trên 2 khía cạnh: phát triển<br />
theo chiều rộng là sự gia tăng quy mô các sản phẩm dịch vụ NHBL và gia tăng số lượng<br />
các kênh phân phối; phát triển theo chiều sâu là việc gia tăng chất lượng sản phẩm dịch<br />
vụ NHBL mà ngân hàng đang cung cấp.<br />
<br />
Sự cần thiết của phát triển dịch vụ NHBL<br />
Đối với khách hàng và nền kinh tế, phát triển dịch vụ NHBL giúp gia tăng thêm các<br />
loại hình dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của hầu hết các chủ thể trong xã hội, mang lại sự thuận<br />
tiện, an toàn và tiết kiệm về thời gian cũng như về tài chính. Từ đó giảm chi phí xã hội và<br />
đẩy nhanh quá trình lưu chuyển tiền tệ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, mang lại lợi<br />
ích tích cực chung cho nền kinh tế.<br />
Đối với ngân hàng, dịch vụ NHBL là mảng nghiệp vụ hạn chế rủi ro, mang lại nguồn<br />
thu ổn định, đồng thời vẫn tạo khả năng tăng doanh thu và lợi nhuận, thu hút và giữ chân<br />
khách hàng. Các ngân hàng cần khai thác và phát triển các sản phẩm dịch vụ NHBL để có<br />
chỗ đứng vững chắc trên thị trường ngày càng cạnh tranh.<br />
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ NHBL<br />
Về quy mô dịch vụ<br />
Sự gia tăng số lượng khách hàng: được xác định dựa trên sự tăng giảm về số<br />
lượng khách hàng qua các năm, tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng và tỷ trọng khách<br />
hàng sử dụng dịch vụ NHBL trong tổng số khách hàng của ngân hàng.<br />
Sự gia tăng quy mô dịch vụ cung ứng: Tùy từng dịch vụ khác nhau, có tiêu chí<br />
đo lường cụ thể của gia tăng quy mô sản phẩm dịch vụ cung ứng khác nhau như: đối với<br />
sản phẩm dịch vụ huy động vốn, tín dụng, thanh toán được đánh giá bằng dư huy động,<br />
số dư nợ hay doanh thu từ phí dịch vụ thanh toán; quy mô mạng lưới giao dịch được xác<br />
định bởi số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, máy POS… của ngân hàng<br />
trên địa bàn.<br />
Về thu nhập<br />
Thu nhập từ dịch vụ NHBL gồm thu nhập từ phí và thu nhập từ lãi của hoạt động<br />
bán lẻ. Để đánh giá sự phát triển dịch vụ NHBL theo tiêu chí về thu nhập gồm có sự gia<br />
tăng về giá trị, tỷ lệ tăng trưởng và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ NHBL trong tổng thu<br />
nhập của ngân hàng.<br />
<br />
Về rủi ro<br />
<br />
Để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của một ngân hàng, người ta phải xem xét<br />
đến tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp.<br />
Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển dịch vụ NHBL của NHTM<br />
Nhân tố bên trong<br />
Bẩy nhân tố bên trong ảnh hưởng bao gồm: hạ tầng công nghệ thông tin; năng lực<br />
tài chính; kênh phân phối; sản phẩm dịch vụ; chiến lược marketing; chất lượng nguồn<br />
nhân lực; thương hiệu và uy tín của NHTM.<br />
Nhân tố bên ngoài<br />
Sáu nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài đến phát triển dịch vụ NHBL của NHTM bao<br />
gồm: môi trường kinh tế; môi trường chính trị - pháp luật; sự phát triển của kỹ thuật công nghệ; nhu cầu của khách hàng; sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ;<br />
đối thủ cạnh tranh và thị trường thay thế.<br />
<br />