intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

49
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đề ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Sự cần thiết của đề tài:<br /> Rủi ro mà các ngân hàng thƣơng mại phải đối mặt trong quá trình hoạt<br /> động kinh doanh rất đa dạng nhƣ: Rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hối<br /> đoái...trong đó rủi ro tín dụng đƣợc coi là đặc biệt quan trọng. Đây là loại rủi<br /> ro đƣợc sự quan tâm rất lớn của không chỉ các ngân hàng thƣơng mại-tổ chức<br /> kinh doanh tiền tệ mà cả Ngân hàng Nhà nƣớc và các cơ quan quản lý nhà<br /> nƣớc khác vì nếu không quản lý và kiểm soát đƣợc thì hậu quả xảy ra là rất<br /> lớn trƣớc hết là đối với các ngân hàng thƣơng mại sau đó nó có thể tác động<br /> dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế.Việc quản lý rủi ro tín dụng một cách có<br /> hiệu quả nhất là vấn đề cấp thiết đƣợc đặt ra đối với tất cả các Ngân hàng<br /> thƣơng mại. Do vậy, sau quá trình học tập, nghiên cứu chƣơng trình Cao học<br /> chuyên ngành Tài chính, Lƣu thông tiền tệ và Tín dụng tại Trƣờng Đại học<br /> kinh tế quốc dân, tôi chọn đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịchNgân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của<br /> mình.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:<br /> Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng đề ra<br /> những giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịchNgân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:<br /> Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động quản lý rủi ro<br /> tín dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp tại Sở Giao dịch-Ngân hàng Ngoại<br /> thƣơng Việt Nam trong giai đoạn từ 01/01/2004 đến nay.<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu:<br /> Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, phƣơng<br /> <br /> 2<br /> <br /> pháp phân tích hệ thống, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, tƣ duy logic và<br /> một số các phƣơng pháp khác.<br /> 5. Đóng góp của luận văn:<br /> Nâng cao nhận thức về rủi ro tín dụng, đƣa ra các giải pháp nhằm tăng<br /> cƣờng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch- Ngân hàng Ngoại<br /> thƣơng Việt Nam.<br /> 6. Kết cấu của luận văn:<br /> Ngoài phần mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục các sơ đồ,<br /> bảng, biểu, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3<br /> chƣơng:<br /> Chƣơng 1: Lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng<br /> thƣơng mại.<br /> Chƣơng 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch- Ngân<br /> hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.<br /> Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại<br /> Sở Giao dịch- Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam.<br /> Do thời gian và trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chƣa nhiều<br /> nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận<br /> đƣợc sự đóng góp ý kiến quý báu từ các chuyên gia và bạn đọc.<br /> Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Danh Lƣơng, Giám đốc Sở Giao<br /> dịch-Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam, đã hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận<br /> văn này.<br /> <br /> 3<br /> <br /> CHƢƠNG 1<br /> <br /> LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA<br /> CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br /> 1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG<br /> THƢƠNG MẠI<br /> <br /> 1.1.1. Khái niệm rủi ro.<br /> Hiện nay, tồn tại rất nhiều khái niệm về rủi ro nhƣ: “rủi ro là những bất<br /> trắc gây ra mất mát, thiệt hại”; “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc<br /> xuất hiện một biến cố không mong đợi”;...nhƣng nói chung, mọi ý kiến đều<br /> thống nhất khẳng định rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến. Rủi ro<br /> có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, ngoài ý muốn của con ngƣời trong<br /> mọi lĩnh vực của đời sống.<br /> Theo quan điểm của tác giả, rủi ro là khả năng xảy ra những bất trắc<br /> gây nên những tổn thất ngoài ý muốn của con ngƣời.<br /> Trong kinh tế, rủi ro là những tổn thất mà các chủ thể phải đối mặt<br /> trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh<br /> tiền tệ cũng phải chấp nhận những rủi ro đó. Thực tế đã chứng minh rủi ro,<br /> đặc biệt là rủi ro tín dụng trong kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại là<br /> rất lớn.<br /> Mọi hoạt động kinh doanh đều có thể gặp rủi ro và lợi nhuận càng lớn<br /> thì khả năng xảy ra rủi ro càng lớn. Vấn đề đặt ra đối với các chủ thể là làm<br /> thế nào để giảm thiểu rủi ro nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra với hiệu quả cao<br /> nhất. Muốn vậy phải nhận diện và quản lý đƣợc rủi ro.<br /> 1.1.2. Các loại rủi ro phổ biến trong hoạt động kinh doanh của ngân<br /> hàng thƣơng mại.<br /> Phần lớn nguồn tiền của ngân hàng là các khoản tiền gửi phải trả khi có<br /> <br /> 4<br /> <br /> yêu cầu. Quá trình gia tăng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, giữa các<br /> ngân hàng với các thể chế tài chính khác dƣới hỗ trợ của công nghệ thông tin,<br /> cùng với quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá thị trƣờng tài chính, nguồn tiền<br /> của các ngân hàng thƣơng mại đang có sự thay đổi mạnh mẽ. Các nguồn tiền<br /> gửi của cá nhân, tổ chức trở nên dễ dàng di chuyển và nhạy cảm với lãi suất<br /> hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho một ngân hàng trong việc tìm kiếm<br /> các nguồn tiền song lại làm tăng tính kém ổn định của cả hệ thống.<br /> Tài sản của các ngân hàng chủ yếu là các tài sản tài chính (các khoản<br /> cho vay, chứng khoán) với tính rủi ro thị trƣờng, rủi ro tín dụng rất cao. Ngày<br /> nay, công nghệ hiện đại cho phép ngân hàng có thể tài trợ, đầu tƣ tới các<br /> vùng, các thị trƣờng khác nhau ngày càng xa trụ sở chính. Điều này, một mặt<br /> cho phép ngân hàng giảm bớt rủi ro thông qua đa dạng hoá khách hàng, đa<br /> dạng sản phẩm và thị trƣờng, mặt khác cũng làm tăng tính rủi ro do sự biến<br /> động lớn trên thị trƣờng khu vực và thế giới, do thông tin sai lệch...<br /> Có một số quan điểm cho rằng rủi ro là toàn bộ tổn thất có thể xảy ra<br /> đối với ngân hàng. Một số khác lại cho rằng rủi ro chỉ là những tổn thất có<br /> thể xảy ra ngoài dự kiến. Nhƣ vậy, rủi ro của ngân hàng phải gắn liền với<br /> giảm sút thu nhập ngoài dự kiến. Hiện nay, trong hoạt động của ngân hàng<br /> ngƣời ta phân chia ra các loại rủi ro sau:<br /> 1.1.2.1. Rủi ro tín dụng:<br /> Theo Điều 2 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự<br /> phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của TCTD ban hành theo<br /> Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng<br /> Nhà nƣớc (NHNN), rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt<br /> động ngân hàng của tổ chức tín dụng (TCTD) do khách hàng không thực<br /> hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.<br /> Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến<br /> <br /> 5<br /> <br /> là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luôn<br /> hàm chứa rủi ro. Rủi ro tín dụng đƣợc xem là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi<br /> ro mà ngân hàng phải đối mặt. Nó thƣờng xuyên xảy ra và có thể gây nên<br /> những hậu quả nặng nề. Rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn liền với rủi ro của<br /> khách hàng vay vốn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, rủi ro tín dụng xảy ra còn vì<br /> khách hàng cố ý không trả nợ lãi và gốc cho ngân hàng, chiếm dụng vốn…rủi<br /> ro tín dụng xảy ra có thể làm tê liệt khả năng thanh toán của ngân hàng, thậm<br /> chí đƣa ngân hàng đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy, trong quá trình hoạt<br /> động kinh doanh ngân hàng không đƣợc xem nhẹ vấn đề rủi ro tín dụng.<br /> 1.1.2.2. Rủi ro hối đoái<br /> Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải<br /> chịu khi tỉ gía hối đoái thay đổi vƣợt quá dự tính. Trong cơ chế thị trƣờng, tỉ<br /> gía thƣờng xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của<br /> ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dƣ hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên, có<br /> những thay đổi tỉ gía ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.<br /> 1.1.2.3. Rủi ro lãi suất<br /> Khi huy động vốn từ doanh nghiệp và dân cƣ, ngân hàng phải trả lãi.<br /> Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi. Lãi suất đƣợc hiểu theo nghĩa chung nhất là giá<br /> cả của tín dụng. Lãi suất ngân hàng (cả bên tài sản và bên nguồn vốn) thƣờng<br /> xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và ngƣợc lại<br /> gây tổn thất cho ngân hàng. Rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do<br /> chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trƣờng thay đổi ngoài dự kiến gắn với<br /> thay đổi nhiều nhân tố khác nhƣ cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, quy<br /> mô và kỳ hạn của các hợp đồng kỳ hạn… Rủi ro lãi suất có liên quan chặt chẽ<br /> với rủi ro tín dụng.<br /> 1.1.2.4. Rủi ro thanh khoản<br /> Các ngân hàng cũng rất quan tâm tới sự nguy hiểm của tình trạng thiếu<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2