intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT Miền Trung

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

44
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo và Dạy nghề.Trên cơ sở đó, phản ánh thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT Miền Trung, chỉ rõ những tồn tại, khó khăn và đề xuất một số ý kiến khắc phục những tồn tại này. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT Miền Trung

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo chiến lược giáo dục 2009 –<br /> 2020, tập trung vào 2 giải pháp chính là đổi mới quản lý giáo dục và xây dựng<br /> đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý. Xét thấy , giáo dục đại học, cao đẳng trong<br /> chiến lược giáo dục chỉ thành công khi các trường đại học,cao đẳng đó giải<br /> quyết được đồng thời 3 vấn đề: Đội ngũ cán bộ giáo viên phải vừa hồng vừa<br /> chuyên và tâm huyết với nghề nghiệp. Phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất<br /> phục vụ đào tạo bao gồm thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm, nhà xưởng,<br /> trang thiết bị thực hành, thực tập phải khang trang, hiện đại; giáo trình, giáo<br /> án, bài giảng phải cập nhật được những công nghệ, kiến thức mới, tương xứng<br /> với yêu cầu của các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng sản phẩm đào tạo. Người<br /> học được tuyển phải đủ trình độ, năng lực và say mê với ngành nghề được<br /> đào tạo.<br /> Ba vấn đề trên có sự gắn kết hữu cơ với nhau, chỉ được giải quyết một<br /> cách hiệu quả khi nhà trường có đủ nguồn lực tài chính, đặc biệt việc quản lý<br /> tài chính của nhà trường cũng phải có những điều chỉnh linh hoạt, phù hợp<br /> với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể huy động được tối đa các nguồn<br /> lực tham gia vào quá trình tự đổi mới, tự xây dựng thương hiệu nhà trường.<br /> Trường Cao đẳng GTVT Miền Trung là đơn vị sự nghiệp có thu, đang<br /> từng bước thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định 43 của<br /> Chính phủ. Trong thời gian qua, trường đã không ngừng phát triển và đang<br /> trên đà xây dựng trở thành trung tâm đào tạo ngành GTVT có chất lượng của<br /> khu vực Miền Trung. Vì vậy, nhu cầu đổi mới việc quản lý tài chính là rất cần<br /> thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo<br /> Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, việc nghiên cứu và lựa chọn<br /> đề tài “ Quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT Miền Trung” nhằm<br /> <br /> ii<br /> tìm hiểu thực trạng quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT Miền Trung<br /> và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị,<br /> đồng thời hướng tới mục tiêu tự chủ tài chính phù hợp với xu hướng phát<br /> triển của đất nước và của Nhà trường.<br /> Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu, nghiên cứu một số<br /> vấn đề lý luận về quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc<br /> lĩnh vực Giáo dục đào tạo và Dạy nghề.Trên cơ sở đó, phản ánh thực trạng<br /> quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT Miền Trung, chỉ rõ những tồn<br /> tại, khó khăn và đề xuất một số ý kiến khắc phục những tồn tại này<br /> Đối tượng nghiên cứu là việc quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp<br /> có thu thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo và Dạy nghề. Phạm vi nghiên cứu của<br /> luận văn là việc quản lý tài chính tại trường Cao đẳng GTVT miền Trung từ<br /> năm 2006 – 2009.<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có<br /> thu thuộc lĩnh vực Giáo dục – đào tạo và Dạy nghề.<br /> Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng GTVT<br /> miền Trung<br /> Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng<br /> GTVT miền Trung<br /> Trong chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận về đơn vị sự nghiệp có<br /> thu, cách phân loại đơn vị sự nghiệp có thu, vai trò của đơn vị sự nghiệp có<br /> thu. Nội dung quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Giáo<br /> dục - đào tạo và Dạy nghề; và các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài chính. Cụ<br /> thể:<br /> * Đơn vị sự nghiệp có thu là các tổ chức được thành lập để thực hiện các<br /> hoạt động sự nghiệp<br /> <br /> iii<br /> * Có nhiều cách phân loại đơn vị sự nghiệp có thu, căn cứ vào các tiêu<br /> thức khác nhau, đó là: căn cứ vào chủ thể thành lập; căn cứ vào vị trí của đơn<br /> vị sự nghiệp có thu; căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sự nghiệp; căn cứ vào khả<br /> năng tài chính ( nguồn thu sự nghiệp ) của đơn vị theo Thông tư số<br /> 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn<br /> thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ<br /> * Vai trò của đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm cung cấp các dịch vụ<br /> công có chất lượng cao cho xã hội tùy vào lĩnh vực sự nghiệp hoạt động, góp<br /> phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao, gắn liền và có vai trò chủ<br /> đạo trong việc thực hiện các chương trình phát triển KT – XH của đất nước;<br /> góp phần cùng với Ngân sách nước đẩy mạnh đa dạng hóa và xã hội hóa<br /> nguồn nhân lực.<br /> * Cũng trong chương này, tác giả phân tích nội dung quản lý tài chính<br /> đối với đơn vị sự nghiệp có thu công lập thuộc lĩnh vực Giáo dục đào tạo và<br /> Dạy nghề<br /> Trước hết, phải hiểu khái niệm quản lý tài chính là hệ thống các hình<br /> thức, phương pháp và biện pháp tài chính được sử dụng để tác động vào quá<br /> trình vận hành của các quan hệ kinh tế tương ứng nhằm vào các mục tiêu<br /> quản lý được xác định<br /> Như vậy, quản lý tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt<br /> động tài chính và nó được thực hiện thông qua một cơ chế gọi là cơ chế quản<br /> lý tài chính. Nội dung quản lý tài chính bao gồm:<br /> - Quản lý nguồn thu: Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp và nguồn<br /> thu sự nghiệp. Trong nguồn thu sự nghiệp gồm: nguồn thu từ học phí, lệ phí;<br /> nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Giáo dục – đào tạo và nguồn thu khác<br /> - Quản lý chi: chi thường xuyên và chi không thường xuyên<br /> - Trích lập và sử dụng các quỹ<br /> <br /> iv<br /> - Kiểm tra giám sát chi tiêu nội bộ<br /> Trên cơ sở đó, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại<br /> đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực Giáo dục – Đào tạo và Dạy nghề.<br /> Nhân tố chủ quan gồm: Loại hình và quy mô của đơn vị sự nghiệp, trình độ<br /> cán bộ quản lý, nhận thức của cán bộ, công nhân viên về cơ chế quản lý tài<br /> chính theo hướng tự chủ. Nhân tố khách quan gồm: Chủ trương, đường lối,<br /> chính sách của Đảng và Nhà nước đối với giáo dục đào tạo; cơ chế quản lý tài<br /> chính của Bộ, ngành chủ quản<br /> Trong chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng quản lý tài<br /> chính tại Trường cao đẳng GTVT miền Trung. Là trường cao đẳng công lập,<br /> trực thuộc Bộ Giao thông vận tải. Về mặt tài chính, Trường hoạt động theo<br /> mô hình đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và được Bộ<br /> chủ quản khoán ngân sách hoạt động hàng năm.<br /> Thực trạng quản lý nguồn thu<br /> * Nguồn NSNN cấp: Nguồn ngân sách nhà nước chiếm trên 75% nguồn<br /> tài chính của trường. Nguồn NSNN chi thường xuyên hàng năm (2006 – 2009<br /> ) tăng về số tuyệt đối nhưng có xu hướng giảm dần về tỷ trọng<br /> * Nguồn thu sự nghiệp: Nguồn thu này chủ yếu từ nguồn thu học phí, lệ<br /> phí các lớp chính quy, ngắn hạn và hệ mở; thu từ hoạt động liên kết đào tạo<br /> với Trường Đại học GTVT Hà nội, Trường đào tạo cán bộ quản lý; thu từ các<br /> lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; dịch vụ trông xe và thu khác.<br /> Thực trạng quản lý chi<br /> Chi từ nguồn NSNN cấp: Dùng để chi cho con người, chi quản lý hành<br /> chính, chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm sửa chữa.<br /> Nhà trường cần xây dựng cơ cấu chi tiêu hợp lý hơn nữa nhằm tiết kiệm<br /> chi thường xuyên<br /> <br /> v<br /> Chi từ nguồn thu sự nghiệp: cũng dùng để chi cho con người, chi quản lý<br /> hành chính, chi cho hoạt động nghiệp vụ chuyên môn và chi mua sắm sửa<br /> chữa. Tuy nhiên, nguồn thu sự nghiệp còn hạn hẹp nên chủ yếu được sử dụng<br /> cải thiện đời sống cán bộ CNV, bổ sung công tác quản lý hành chính phục vụ<br /> đào tạo và hỗ trợ công tác chuyên môn.<br /> * Thực trạng trích lập, sử dụng quỹ: Do chênh lệch thu chi còn ít nên<br /> đơn vị sử dụng để trả thu nhập tăng thêm, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi<br /> * Kiểm tra giám sát chi tiêu nội bộ: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và<br /> thành lập Ban thanh tra nhân dân<br /> Kết quả đạt được từ việc quản lý tài chính theo Nghị định 43/2006/ NĐ-CP<br /> ngày 25/4/2006:<br /> - Về phát triển mà mở rộng nguồn tài chính: nhà trường đã ra sức phát<br /> huy mọi khả năng để tạo ra nhiều nguồn thu hơn, đặc biệt là các nguồn thu từ<br /> hoạt động dịch vụ<br /> - Thực hiện chi tiêu tiết kiệm: Trên cơ sở đổi mới phương thức quản lý,<br /> sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiết kiệm<br /> nguồn ngân sách cấp chi thường xuyên, kết hợp tăng nguồn thu sự nghiệp<br /> nhằm tạo được chênh lệch thu – chi ngày càng nhiều<br /> - Nhận thức tư tưởng: việc quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ làm thay<br /> đổi nhận thức, tư duy ở một bộ phận không nhỏ cán bộ công nhân viên có tư<br /> tưởng trông chờ, ỷ lại, việc tự chủ tài chính gắn với yêu cầu trách nhiệm và<br /> hiệu quả ngày càng cao<br /> Những hạn chế từ công tác quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng GTVT<br /> miền Trung:<br /> - Việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa đầy đủ, chi tiết: Trong quy<br /> chế chi tiêu nội bộ có những điều khoản về tiền lương chưa hợp lý, chưa bám<br /> sát thực tế, hiệu suất, hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên mà chế độ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2