i<br />
<br />
Trong hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, lợi nhuận từ<br />
hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập của các ngân<br />
hàng, khoảng từ 60% đến 70%. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như<br />
hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn<br />
nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ tín dụng chưa cao… mà hoạt động<br />
ngân hàng nói chung, và hoạt động tín dụng nói riêng, luôn tiềm ẩn những rủi ro<br />
cao. Trong môi trường đó, nếu những ngân hàng nào không chịu được rủi ro sẽ đi<br />
đến thất bại phá sản, còn những ngân hàng khác ngược lại đứng vững trước rủi ro<br />
sẽ đạt được thành công và phát triển.<br />
Thực tế đó đòi hỏi hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) phải có<br />
những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hướng đến các<br />
chuẩn mực quốc tế và phù hợp với môi trường hội nhập đặc biệt là ở các nước<br />
đang phát triển như Việt Nam.<br />
Qua tìm hiểu tình hình kinh doanh và các hoạt động của Ngân hàng VID<br />
Public-Sở Giao dịch Hà Nội, nhận thấy rằng quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề<br />
cần được nghiên cứu, phân tích và xem xét một cách kỹ lưỡng, đề tài: “Quản trị<br />
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VID Public- Sở Giao dịch Hà Nội” ” đã được chọn<br />
để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ kinh tế này.<br />
Mục đích cơ bản của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận về rủi ro<br />
tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó, tìm hiểu thực trạng, đánh giá những<br />
mặt được và những mặt còn hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
VID Public – Sở Giao dịch Hà Nội.<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, Luận văn bao<br />
gồm các chương chính sau:<br />
Chương I: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương<br />
mại.<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chương II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VID PublicSở Giao dịch Hà Nội.<br />
Chương III: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng<br />
VID Public-Sở Giao dịch Hà Nội.<br />
1. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng:<br />
Rủi ro tín dụng là những thiệt hại, mất mát mà ngân hàng phải gánh chịu<br />
do người vay vốn không trả đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết<br />
trong hợp đồng tín dụng vì bất kể lý do gì. Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở<br />
hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng<br />
khác của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho<br />
vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ …<br />
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng rất đa dạng, có thể phân loại theo nhiều<br />
tiêu thức khác nhau. Một trong những cách phân loại thông dụng là nguyên nhân<br />
gây ra từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng và những nguyên nhân bất khả<br />
kháng.<br />
Hậu quả của rủi ro tín dụng rất nghiêm trọng. Rủi ro tín dụng trước hết sẽ<br />
dẫn đến tổn thất về tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường<br />
của vốn của ngân hàng. Thậm chí rủi ro tín dụng có thể làm ngân hàng thua lỗ,<br />
hoặc ở mức độ cao hơn có thể dẫn đến phá sản. Điều đáng lưu ý là những tổn thất<br />
xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến bản thân ngân hàng mà còn có tác động xấu đến<br />
toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế như một tổng thể.<br />
Vì vậy, có thể thấy lý do tại sao phải quản trị và nâng cao năng lực quản trị<br />
rủi ro của ngân hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại thành công luôn phải<br />
giành sự ưu tiên thoả đáng cho vấn đề quản trị rủi ro song song với việc nghiên<br />
cứu phát triển hoạt động kinh doanh.<br />
<br />
iii<br />
<br />
Quản trị rủi ro tín dụng có thể hiểu là một quá trình tác động đến hoạt động<br />
tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa, cảnh báo,<br />
đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa tổn thất do việc không<br />
thu hồi được nợ nhưng vẫn đạt được các mục tiêu kinh doanh hiệu quả. Do đó<br />
quản trị rủi ro không có nghĩa là né tránh rủi ro mà là đối diện với rủi ro để lựa<br />
chọn rủi ro nào sẽ chấp nhận và rủi ro nào phải chuyển giao.<br />
Do những đổi thay không ngừng trên thị trường mà việc quản trị rủi ro<br />
cũng trở thành một quá trình biến hoá liên tục các phương pháp phòng chống rủi<br />
ro, dựa trên dự báo về mức độ biến động của giá cả, môi trường kinh doanh, điều<br />
kiện chính trị, kinh tế xã hội trong nước và quốc tế. Mặc dù vậy, quy trình quản trị<br />
rủi ro không thể bỏ qua những bước căn bản sau đây:<br />
Bước 1: Nhận dạng rủi ro tín dụng<br />
Cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là việc xác định rủi ro hiện tại và<br />
rủi ro tiềm ẩn trong tương lai. Các nhà quản trị Ngân hàng cần phải chấp nhận rủi<br />
ro ở mức cho phép nếu như mong muốn có một thu nhập phù hợp từ những hoạt<br />
động nghiệp vụ của mình. Để định nghĩa mức độ rủi ro tín dụng có thể được chấp<br />
nhận, cần phải xác định được các nhân tố tạo nên rủi ro tín dụng. Dĩ nhiên rằng<br />
mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá mức độ rủi ro, các NHTM cần xây dựng<br />
chiến thuật phòng chống rủi ro, tuy nhiên loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động<br />
Ngân hàng là không thể bởi vì rủi ro ngân hàng – là sự hiện hữu khách quan vốn<br />
có trong các nghiệp vụ của Ngân hàng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình<br />
quản trị rủi ro đối với các nhà quản trị Ngân hàng là phải nhận biết những rủi ro<br />
cho phép. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro nào chính là điều kiện quan trọng để<br />
điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản trị rủi ro.<br />
Bước 2: Đo lường rủi ro tín dụng<br />
Đo lường rủi ro là điều mà tất cả những nhà quản lý ngân hàng rất quan<br />
tâm, vì nếu đo lường được thì việc phòng ngừa trở nên dễ dàng hơn. Đo lường rủi<br />
<br />
iv<br />
<br />
ro là việc xác định mức độ nghiêm trọng và xác suất xảy ra rủi ro. Nhờ đó, nhà<br />
quản trị ngân hàng mới có các biện pháp khắc phục kịp thời rủi ro, giảm thiểu rủi<br />
ro, nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng.<br />
Vì vậy, đo lường rủi ro phải được thiết kế chặt chẽ sao cho có thể bao gồm<br />
tất cả những nguồn rủi ro trọng yếu và quy trình đo lường rủi ro cần phải đáp ứng<br />
được nhu cầu của người sử dụng thông tin. Trong định lượng rủi ro tín dụng, các<br />
yếu tố như chất lượng, chi tiết và tính kịp thời của thông tin là vô cùng quan trọng.<br />
Thông tin về thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng là rất cần thiết. Nó<br />
cho phép ban lãnh đạo ngân hàng đánh giá mức độ rủi ro gặp phải trong các hoạt<br />
động khác nhau và đánh giá hoạt động của ngân hàng liệu đã đáp ứng được chiến<br />
lược rủi ro tín dụng hay chưa.<br />
Bước 3: Kiểm soát rủi ro<br />
Kiểm soát rủi ro là những hoạt động tập trung vào việc ngăn chặn hay làm<br />
giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi có thể xảy ra. Để<br />
hoạt động kiểm soát rủi ro đạt được hiệu quả, bộ máy kiểm soát rủi ro phải hoạt<br />
động trên cơ sở hình thành một bộ phận độc lập không tham gia vào quá trình tạo<br />
ra rủi ro, có chức năng quản lý, giám sát rủi ro cho ngân hàng; nhận diện và phát<br />
hiện rủi ro; phân tích và đánh giá các mức độ rủi ro đồng thời đề ra các biện pháp<br />
phòng ngừa, ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro.<br />
Bước 4: Xử lý rủi ro<br />
Dù phòng ngừa, dù kiểm soát rủi ro chặt chẽ đến đâu cũng không thể ngăn<br />
chặn hết tất cả mọi rủi ro. Chẳng hạn vì một nguyên nhân khách quan mà không<br />
phải khách hàng nào vay vốn ngân hàng cũng kinh doanh có hiệu quả. Do đó, ta<br />
chỉ có thể giảm thiểu, ngăn chặn bớt rủi ro chứ không thể né tránh, tiêu diệt hết<br />
những rủi ro. Nếu ở đâu chú trọng đến công tác tín dụng, luôn tuân thủ các quy<br />
trình từ xét duyệt cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay, thu hồi nợ, xử<br />
lý nợ nghi ngờ, nợ xấu... luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm<br />
<br />
v<br />
<br />
của cán bộ thì ở đó, chất lượng tín dụng cao và kiểm soát tốt, giảm thiểu rủi ro.<br />
Ngược lại, ở đâu sự quan tâm chú trọng không đầy đủ đúng mức thì ở đó, chất<br />
lượng tín dụng thấp, rủi ro cao và thậm chí mất cả cán bộ.<br />
Bên cạnh đó, Luận văn cũng đã giới thiệu vài nét cơ bản về hoạt động<br />
quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Thái Lan, ngân hàng Trung Quốc và<br />
ngân hàng Mỹ, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại<br />
Việt Nam.<br />
2. Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VID<br />
Public – Sở Giao dịch Hà Nội:<br />
* Những kết quả đạt được:<br />
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của Ngân hàng VID Public – Sở Giao dịch<br />
Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những kết quả tốt. Tổng thu nhập từ<br />
hoạt động kinh doanh tăng nhanh (44%), dư nợ tín dụng tăng trưởng cao, đạt mức<br />
46,70% so với năm 2006. Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 80-90% tổng thu<br />
nhập hàng năm của Ngân hàng. Bên cạnh sự tăng trưởng nhanh về tín dụng, cùng<br />
với quản trị rủi ro tín dụng tốt nên mức thu lợi nhuận của Ngân hàng cũng theo đó<br />
mà được đảm bảo và tăng trưởng. Tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao<br />
dịch Hà Nội trong thời gian qua có thể khái quát lại như sau:<br />
- Trình độ chuyên môn và nhận thức của các cán bộ tín dụng đã góp phần<br />
nâng cao hiệu quả nhận dạng rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Hà Nội.<br />
- Việc đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch Hà Nội được<br />
thực hiện nghiêm túc theo đúng các quy định của NHNN đã giúp Sở Giao dịch Hà<br />
Nội xác định được tổn thất có thể ước tính của khoản vay, từ đó xây dựng hiệu<br />
quả hơn Quỹ Dự phòng rủi ro tín dụng.<br />
- Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện khá chặt chẽ thông qua<br />
việc xây dựng quy chế cho vay chặt chẽ và chủ trương đa dạng hóa khách hàng,<br />
đa dạng hóa danh mục đầu tư.<br />
<br />