1<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CƠ QUAN QUẢN<br />
LÝ ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN<br />
<br />
1.1. KHÁI NIỆM VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN<br />
-<br />
<br />
Khái niệm công ty chứng khoán<br />
<br />
-<br />
<br />
Vai trò của công ty chứng khoán: CTCK là một định chế tài chính trung<br />
<br />
gian trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. CTCK<br />
đã trở thành tác nhân quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế<br />
được thể hiện qua những khía cạnh chủ yếu sau như huy động vốn, góp phần điều<br />
tiết và bình ổn giá trên thị trường, cung cấp các dịch vụ cho thị trường chứng khoán,<br />
trợ giúp các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với các chuẩn mực hoạt động<br />
hiện đại.<br />
-<br />
<br />
Các hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán bao gồm:<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động môi giới chứng khoán<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động tự doanh chứng khoán<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán<br />
<br />
<br />
<br />
Các hoạt động khác<br />
<br />
-<br />
<br />
Sự cần thiết của việc giám sát hoạt động các CTCK<br />
Số lượng CTCK ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động của các CTCK ngày<br />
<br />
càng gia tăng, tính chất hoạt động của các công ty được mở rộng, phát triển đa dạng<br />
đa năng. Tính cạnh tranh ngày càng gay gắt và tất yếu sẽ dẫn đến những CTCK gặp<br />
nhiều rủi ro, có thể dẫn đến phá sản. Vì vậy cần thiết phải có cơ quan nhà nước<br />
chuyên thực hiện giám sát các CTCK trên thị trường chứng khoán. Đó là yêu cầu<br />
bắt buộc mà Luật chứng khoán các nước đều quy định. Việc giám sát hoạt động<br />
công ty chứng khoán góp phần đảm bảo tính an toàn cần thiết đối với thị trường<br />
cũng như đảm bảo sự công bằng trong hoạt động giám sát và kinh doanh chứng<br />
khoán giữa các chủ thể tham gia thị trường.<br />
<br />
2<br />
<br />
1.2. GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ PHÍA<br />
NHÀ NƯỚC<br />
-<br />
<br />
Khái niệm về giám sát: bao gồm những hoạt động nhằm theo dõi và kiểm<br />
<br />
tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật của các thành viên tham gia TTCK,<br />
phát hiện các hành vi vi phạm của các đối tượng này với mục đích bảo vệ nhà đầu<br />
tư. Các hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán thường do cơ quan quản lý<br />
chứng khoán, các tổ chức như SGDCK, Hiệp hội giao dịch chứng khoán thực hiện<br />
nhằm đảm bảo thị trường hoạt động công bằng, công khai và minh bạch.<br />
-<br />
<br />
Vai trò của việc giám sát hoạt động công ty chứng khoán<br />
Giám sát hoạt động các CTCK có vai trò quan trọng trong việc thực hiện vai<br />
<br />
trò quản lý nhà nước đối với ngành chứng khoán, góp phần tạo ra một môi trường<br />
kinh doanh công bằng, công khai và có hiệu quả.<br />
-<br />
<br />
Chức năng của UBCK<br />
Lịch sử hoạt động và cơ cấu tổ chức của các Uỷ ban Chứng khoán (UBCK)<br />
<br />
trên thế giới cho thấy: Cơ quan quản lý chứng khoán có hai chức năng chính: Chức<br />
năng quản lý và chức năng giám sát.<br />
-<br />
<br />
Nội dung giám sát hoạt động CTCK<br />
Phương pháp giám sát<br />
Phương pháp giám sát có ảnh hưởng lớn tới hoạt động giám sát của UBCK<br />
<br />
đối với CTCK. Hiện có hai phương pháp giám sát, gồm: (i) giám sát tuân thủ, và (ii)<br />
giám sát dựa trên rủi ro.<br />
Quy trình giám sát<br />
Qui trình giám sát CTCK được thực hiện qua các giai đoạn sau:<br />
- Giai đoạn 1: Giám sát, đánh giá hoạt động CTCK được thực hiện theo<br />
hình thức giám sát từ xa;<br />
- Giai đoạn 2: Điều tra sâu về dấu hiệu vi phạm của CTCK (nếu có), giai<br />
đoạn này được thực hiện theo hình thức kiểm tra tại chỗ;<br />
- Giai đoạn 3: Kết luận, xử lý và thông báo kết quả.<br />
<br />
3<br />
<br />
Việc áp dụng các quy trình giám sát của mỗi mô hình thị trường đều có ảnh<br />
hưởng đến hiệu quả hoạt động giám sát.<br />
Nhân sự giám sát<br />
Nhân tố con người chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển thị<br />
trường chứng khoán nói chung cũng như việc giám sát có hiệu quả hoạt động<br />
CTCK nói riêng. Do đó, vấn đề nhân sự giám sát luôn luôn được đề cao trong hoạt<br />
động giám sát CTCK.<br />
Nội dung giám sát<br />
a. Giám sát duy trì điều kiện cấp phép<br />
b. Giám sát hoạt động của công ty chứng khoán<br />
Theo chức năng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt<br />
động CTCK, đối với CTCK, Ủy ban Chứng khoán có trách nhiệm giám sát vấn đề:<br />
- Giám sát việc tăng vốn phát hành của công ty chứng khoán.<br />
- Giám sát tài chính và đầu tư tài chính.<br />
- Giám sát việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp CTCK.<br />
- Giám sát việc thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin định kỳ, công<br />
bố thông tin tức thời và công bố thông tin theo yêu cầu của công ty chứng khoán.<br />
- Giám sát bộ máy điều hành, bộ máy hoạt động công ty chứng khoán; giám<br />
sát việc quản trị điều hành, tuân thủ điều lệ công ty chứng khoán.<br />
- Giám sát việc giao dịch cổ phiếu quỹ.<br />
- Giám sát quá trình việc tuân thủ pháp luật chứng khoán và thị trường<br />
chứng khoán trong hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.<br />
1.3.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT<br />
<br />
Những nhân tố bên trong<br />
-<br />
<br />
Quyền hạn của UBCK<br />
<br />
-<br />
<br />
Trình độ quản lý của nhà nước<br />
<br />
4<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương pháp giám sát<br />
<br />
-<br />
<br />
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động CTCK<br />
<br />
-<br />
<br />
Cơ sở vật chất kỹ thuật thực hiện giám sát<br />
<br />
Những nhân tố bên ngoài<br />
Cũng như các hoạt động khác, hoạt động giám sát của UBCK đối với các<br />
CTCK chịu ảnh hưởng lớn từ môi trường kinh tế xã hội. Có thể xem xét ảnh hưởng<br />
của môi trường kinh tế xã hội đến hoạt động giám sát của UBCK từ các yếu tố sau:<br />
-<br />
<br />
Quan điểm của Nhà nước về xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán<br />
<br />
-<br />
<br />
Môi trường pháp lý<br />
<br />
-<br />
<br />
Năng lực, kinh nghiệm quản lý kinh doanh và đạo đức hành nghề kinh doanh<br />
<br />
chứng khoán của nhân viên công ty chứng khoán<br />
-<br />
<br />
Các tổ chức trung gian phụ trợ<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN<br />
CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN<br />
Ở VIỆT NAM<br />
2.1. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM<br />
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua một chặng đường phát triển với<br />
những thành công đáng kể. Điều này thể hiện trước hết ở quy mô của thị trường<br />
tăng mạnh. Giá trị vốn hóa thị trường của thị trường chứng khoán Việt Nam đến<br />
cuối năm 2010 đạt 702 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 39% GDP năm 2010.<br />
Giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán tăng trưởng liên tục qua các năm.<br />
Quy mô hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam đến thời điểm<br />
31/12/2010 bao gồm: 02 Sở giao dịch chứng khoán tập trung (Sở giao dịch chứng<br />
khoán Hồ chí Minh (HoSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX)); 644 cổ<br />
phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết giao dịch, 105 công ty chứng khoán; 47 Công ty<br />
quản lý quỹ; hơn 1 triệu tài khoản của các nhà đầu tư … Cụ thể:<br />
Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2010 cũng không thực sự<br />
ấn tượng trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Kết thúc<br />
<br />
5<br />
<br />
năm, chỉ số VN-Index đứng ở 484,66 điểm, giảm 2,04% và HNX-Index đứng ở<br />
114,24 điểm, giảm 32,07% so với cuối năm 2009.<br />
2.2. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CỦA UỶ BAN<br />
CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM<br />
Tình hình hoạt động của các Công ty chứng khoán ở Việt Nam<br />
Tính đến thời điểm 31/12/2010, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 105<br />
CTCK được cấp phép và đi vào hoạt động chính thức. Các CTCK với cơ cấu sở hữu<br />
đa dạng, bao gồm các cổ đông, thành viên góp vốn là các tổ chức cá nhân thuộc mọi<br />
thành phần kinh tế, kể cả các tổ chức nước ngoài, được cấp phép và hoạt động. Với<br />
mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải khắp các tỉnh thành phố lớn, các khu vực<br />
đông dân cư trong cả nước, hệ thống các CTCK đã cung cấp dịch vụ chứng khoán<br />
cho trên 900,000 nhà đầu tư, giúp công chúng đầu tư dễ dàng tiếp cận với TTCK.<br />
Thông qua các tổ chức trung gian tài chính này, một lượng tiền lớn của các nhà đầu<br />
tư được đưa vào thị trường, tăng thêm cầu cho thị trường chứng khoán. Hoạt động<br />
CTCK ngày càng tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Nhiều CTCK hoạt động<br />
kinh doanh bài bản, minh bạch, có chiến lược rõ ràng và đã không ngừng nâng cao<br />
chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho nhà đầu tư. Ngoài ra, các CTCK đã hỗ<br />
trợ quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, góp phần vào thúc đẩy tiến<br />
trình cổ phần hoá và thực hiện mục tiêu cải cách nền kinh tế của Chính phủ. Tuy<br />
nhiên, với kinh nghiệm non trẻ và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, không ít<br />
các CTCK đã cố tình vi phạm pháp luật nhằm lôi kéo khách hàng như cho khách<br />
hàng bán chứng khoán khi chứng khoán chưa về tài khoản, cho khách hàng vay tiền<br />
mua chứng khoán.... Đã phát sinh tranh chấp giữa các CTCK và khách hàng trong<br />
quá trình triển khai cung ứng dịch vụ, chưa kể tới các rủi ro phát sinh mà các CTCK<br />
đã không lường hết được khi thực hiện các nghiệp vụ mà chưa có quy trình quản trị<br />
rủi ro, bảo đảm an toàn tài chính.<br />
Thực trạng giám sát CTCK của UBCKNN Việt Nam<br />
-<br />
<br />
Hình thức giám sát<br />
<br />