LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả<br />
mà các NHTM đang áp dụng. Tuy nhiên, hệ thống XHTD khách hàng hiện nay của một<br />
số NHTM vẫn còn hạn chế, không phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn tại Việt<br />
Nam nên kết quả xếp hạng chưa phản ánh đúng tình hình khách hàng, gây nhiều khó<br />
khăn cho công tác quản trị. Do vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTD phù<br />
hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam là rất cấp thiết, đang được Ngân hàng<br />
Nhà nước (NHNN) và các NHTM đặc biệt quan tâm.<br />
Hiện tại, phân khúc KHCN đang phát triển rất mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam<br />
nói chung và Ngân hàng TMCP Quân đội nói riêng. Để tương xứng với sự tăng trưởng<br />
này, MB đã và đang rất chú trọng đến công tác XHTD. Xuất phát từ thực tiễn như vậy,<br />
tôi xin chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại<br />
Ngân hàng TMCP Quân đội” cho luận văn của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Luận văn hướng tới 2 mục tiêu sau đây:<br />
2.1. Trình bày cơ sở lý thuyết về xếp hạng tín dụng cá nhân, hệ thống xếp hạng vànhững<br />
chuẩn mực của Basel II về XHTD.<br />
2.2. Phân tích đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội, đề<br />
xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của ngân hàng.<br />
3. Cấu trúc luận văn<br />
Chƣơng 1: Tổng quan về xếp hạng tín dụng<br />
Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân<br />
hàng Quân Đội<br />
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân<br />
tại Ngân hàng Quân Đội<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG<br />
Ở chương một, luận văn đưa ra lý thuyết về xếp hạng và hệ thống xếp hạng tín<br />
dụng trong đó tập trung trình bày những chuẩn mực về xếp hạng tín dụng theo Basel II<br />
như là cơ sở để đưa ra những đánh giá và giải pháp cho hệ thống xếp hạng tín dụng khách<br />
hàng cá nhân tại MB trong những chương tiếp theo.<br />
1. Lý thuyết về xếp hạng tín dụng và hệ thống xếp hạng tín dụng<br />
XHTD là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài<br />
chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp<br />
ứng các cam kết tài chính, khả năng vỡ nợ và thiện chí trả nợ của người đi vay.<br />
Hệ thống XHTD không chỉ bao gồm các mô hình XHTDmà còn là một hệ thống<br />
phức tạp phản ánh các mối quan hệ giữa danh mục tín dụng của ngân hàng, các mô hình<br />
xếp hạng, các quy trình chính sách và việc vận hành hệ thống.<br />
Những nội dung cốt lõi của một hệ thóng xếp hạng:<br />
a. Mô hình xếp hạng<br />
Hiện nay có hai phương pháp phổ biến khi xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng là<br />
phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia trong đó phương pháp thống kê được<br />
sử dụng rộng rãi với độ chính xác và tin cậy cao, cũng như hạn chế được những kết luận<br />
mang tính chủ quan từ phương pháp chuyên gia.<br />
Mô hình toán học thường được sử dụng khi xây dựng mô hình XHTD là mô hình<br />
Logit.<br />
b. Quy trình xếp hạng<br />
Quy trình xếp hạng tín dụng thường bao gồm 4 bước:<br />
- Bước 1: Thu thập thông tin<br />
- Bước 2: Phân tích và chấm điểm các tiêu chí xếp hạng<br />
- Bước 3: Phê duyệt và sử dụng kết quả xếp hạng<br />
<br />
- Bước 4: Theo dõi kết quả xếp hạng và điều chỉnh mô hình xếp hạng<br />
c. Hệ thống công nghệ thông tin<br />
Hệ thống công nghệ thông tin là tổng hợp các yếu tố như phần mềm, phần cứng<br />
cần thiết cho việc xây dựng, triển khai và vận hành hệ thống XHTD. Thông qua hệ thống<br />
công nghệ thông tin, các mô hình xếp hạng được triển khai và áp dụng một cách minh<br />
bạch, rộng rãi, dễ sử dụng ở quy mô toàn ngân hàng.<br />
2. Quy trình phát triển mô hình xếp hạng theo chuẩn mực của Basel II<br />
Mặc dù không đề cập đến quy trình chi tiết xây dựng mô hình XHTD, tuy nhiên<br />
dựa trên những yêu cầu của Basel II, một quy trình phát triển mô hình XHTD chuẩn mực<br />
đã được xây dựng, và được rất nhiều tổ chức uy tín sử dụng.<br />
Theo đó, khi xây dựng mô hình, ngân hàng cần tuân theo 3 bước<br />
a. Quản lý dữ liệu<br />
Quản lý dữ liệu là giai đoạn đầu tiên và là giai đoạn tiên quyết ảnh hưởng đến sự<br />
thành công của một mô hình xếp hạng. Đây là giai đoạn cán bộ xây dựng mô hình thực<br />
hiện các công tác:<br />
- Một là, phân loại khách hàng: Mục tiêu của việc phân loại này là xây dựng các<br />
mô hình XHTD khác nhau phù hợp với từng danh mục nhỏ khách hàng. Ngoài ra, thông<br />
thường mỗidanh mục nhỏ sẽ có hai loại mô hình là mô hình xếp hạng trước và sau phát<br />
vay.<br />
- Hai là, xác định yêu cầu dữ liệu: Mỗi mô hình XHTD có những yêu cầu dữ liệu<br />
khác nhau nhưng tựu trung lại, dữ liệu thu thập cần có 03 nhóm thông tin: (1) nhân thân<br />
khách hàng (2) khả năng trả nợ (3) quan hệ với các TCTD<br />
- Ba là, phân tích và làm sạch dữ liệu: Cán bộ xây dựng mô hình cần phải đánh giá<br />
tính hợp lý và độ tin cậy của dữ liệu; phân tích những giá trị bị thiếu, những giá trị ngoại lai<br />
để có được mẫu dữ liệu vừa đảm bảo tính đại diện cho dữ liệu tổng thể của ngân hàng, vừa<br />
đảm bảo những yêu cầu của một mô hình toán học.<br />
b. Phát triển mô hình thống kê<br />
<br />
Mục tiêu của bước này là xác định được danh sách các chỉ tiêu cần chấm điểm để xếp<br />
hạng khách hàng. Các nội dung của bước này bao gồm:<br />
- Phân tích đơn biến<br />
- Phân tích tương quan<br />
Đây là bước xác định mối quan hệ giữa các biến, tìm kiếm những biến có tương<br />
quan với nhau để hạn chế ảnh hưởng của hiện tượng đa cộng tuyến.<br />
- Phân tích đa biến<br />
Mô hình hồi quy thường được sử dụng cho mục đích xây dựng mô hình XHTD là<br />
hồi quy logit với độ tin cậy 95%. Kết quả cuối cùng là tập hợp những biến có ý nghĩa<br />
thống kê, ý nghĩa kinh tế và cho kết quả phân biệt mô hình tốt nhất.<br />
- Thử nghiệm mô hình:<br />
Thử nghiệm mô hìnhcần được thực hiện trên một mẫu dữ liệu hoàn toàn khác với<br />
dữ liệu đã sử dụng để xây dựng mô hình. Thử nghiệm mô hình là việc áp dụng mô hình<br />
vào mẫu dữ liệu mới đó, đánh giá khả năng phân biệt khách hàng, khả năng dự báo và<br />
mức độ ổn định của mô hình trên mẫu dữ liệu mới..<br />
- Lựa chọn mô hình:<br />
Khi chạy mô hình hồi quy, nhiều khả năng sẽ có nhiều mô hình với những cách kết<br />
hợp biến khác nhau thỏa mãn các điều kiện, các kiểm định của một mô hình thông kê. Do đó<br />
ngân hàng cần lựa chọn mô hình hợp lý nhất dựa trên các tiêu chí như khả năng phân biệt<br />
khách hàng tốt xấu, khả năng áp dụng mô hình trong thực tế…<br />
c. Điều chỉnh kết quả xếp hạng và ước lượng PD<br />
Sau khi xác định được mô hình cuối cùng, cán bộ xây dựng mô hình thực hiện ước<br />
lượng PD – xác suất vỡ nợ của khách hàng từ mô hình đó. Việc ước lượng này có thể được<br />
thực hiện thông qua các mô hình toán học hoặc thông qua quan sát thực tế.<br />
Bước tiếp theo, ngân hàng cần xây dựng một thang xếp hạng tổng thể để quy<br />
chuẩn xếp hạng của ngân hàng với xếp hạng của những tổ chức uy tín trên thế giới. Kết<br />
quả cuối cùng là ngân hàng có thể thu được kết quả ước lượng PD phù hợp với danh mục<br />
tín dụng của ngân hàng và thông lệ quốc tế.<br />
d. Văn bản hóa<br />
<br />
Ngân hàng cần phải ban hành tối thiểu các văn bản sau đây:<br />
Một là, phương pháp luận xây dựng mô hình, trong đó nêu chi tiết các nội dung<br />
cần thực hiện trong quy trình như làm sạch dữl iệu, kiểm định mô hình…<br />
Hai là, cơ cấu quản trị của mô hình.<br />
Ba là,ứng dụng của mô hình.<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG<br />
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG QUÂN ĐỘI<br />
Trong phần đầu của chương 2, tác giả đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng cá<br />
nhân tại NHTMCP Quân Đội, trong đó nổi bật lên là việc dư nợ và tỷ trọng của phân<br />
khúc KHCN trong danh mục tín dụng tại MB liên tục tăng qua các năm gần đây, cho thấy<br />
sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng của phân khúc này. Ở phần tiếp theo, luận văn giới<br />
thiệu hệ thống XHTD cá nhân tại MB trong đó tập trung phân tích khía cạnh mô hình xếp<br />
hạng tín dụng cá nhân hiện tại từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn<br />
tồn tại và phân tích nguyên nhân hạn chế.<br />
1. Mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Đội<br />
Mô hình XHTD cho KHCN tại MB được xây dựng theo phương pháp thống kê<br />
bằng cách sử dụng mô hình hồi quy Logit.<br />
Dữ liệu để xây dựng mô hình tại MB được thu thập theo 3 nhóm: (1) Nhóm thông<br />
tin về nhân thân: bao gồm các thông tin về tuổi tác, học vấn... (2) Nhóm thông tin về lịch<br />
sử quan hệ tín dụng: bao gồm các thông tin về dư nợ, thời gian quan hệ tại MB... (3)<br />
Nhóm thông tin phản ánh năng lực tài chính của khách hàng.<br />
Dựa trên tổng điểm tính toán từ bộ chỉ tiêu xếp hạng, cá nhân khi có nhu cầu cấp<br />
tín dụng tại MB sẽ được xếp hạng và phân loại thành 10 hạng. Mức độ rủi ro của các<br />
hạng tăng dần từ hạng AAA đến D. Đối với hầu hết các sản phẩm tín dụng cá nhân, MB<br />
quy định, khách hàng có xếp hạng từ A trở lên mới được xem xét cấp tín dụng, khách<br />
hàng có hạng càng cao sẽ càng được ưu đãi hơn khi ấn định lãi suất.<br />
<br />