i<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng<br />
trong phát triển kinh tế và xã hội, trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao<br />
động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp ngày càng<br />
cao vào ngân sách nhà nước. Chiếm tỷ lệ khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng<br />
ký thành lập, DNNVV là khu vực tương đối năng động, thích nghi nhanh với biến<br />
đổi của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng<br />
tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, nhưng các<br />
DNNVV vẫn phát triển khả quan.<br />
Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển<br />
kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trên<br />
thực tế các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển như:<br />
sự phân biệt đối xử về hành chính giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh<br />
nghiệp ngoài quốc doanh, một số rào cản về thủ tục hành chính, nguồn vốn hoạt<br />
động hạn chế, cơ hội tiếp cận với các nguồn tài trợ còn gặp nhiều trở ngại, khoa học<br />
công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém,…Trong đó, vấn đề<br />
tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động của các DNNVV là vấn đề quan trọng<br />
và cấp thiết nhất. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài Tăng cường khả năng tiếp cập<br />
các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa làm đề tài nghiên<br />
cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục đích của đề tài<br />
Tôi thực hiện đề tài với một số mục đích hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về<br />
các nguồn tài chính hỗ trợ cho sự phát triển DNNVV, đánh giá được thực trạng tình<br />
hình tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển của DNNVV và nghiên cứu đưa<br />
ra một số giải pháp giúp cho các DNNVV dễ dàng tiếp cận được các nguồn tài<br />
chính.<br />
<br />
ii<br />
<br />
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của DNNVV và khản năng tiếp cận các<br />
nguồn tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV<br />
Phạm vi nghiên cứu: Các DNNVV ở Việt Nam.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Trên cơ cở một số bảng câu hỏi đã thực hiện trong các cuộc điều tra liên<br />
quan đến vấn đề tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV để thu thập<br />
thông tin. Phỏng vấn một số doanh nghiệp để kiểm chứng, xác nhận lại thông tin.<br />
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, suy luận logic<br />
5. Kết cấu của đề tài<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận cơ bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nguồn tài<br />
chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br />
Chương 2: Thực trạng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát<br />
triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay.<br />
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài<br />
chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa.<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ<br />
VÀ VỪA VÀ CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT<br />
TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA<br />
1.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
Khái niệm DNNVV tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số<br />
56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 để thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp<br />
phát triển DNNVV.<br />
Trong phần này luận văn cũng đưa ra một số khái niệm về DNNVV của một<br />
số nước trên thế giới.<br />
1.2<br />
<br />
Đặc điểm và vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
<br />
1.2.1 Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
Trong phần này luận văn đưa ra các đặc điểm cơ bản của DNNVV như: Đặc<br />
điểm về vốn, đặc điểm về lao động, đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị, đặc<br />
điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh.<br />
1.2.1<br />
<br />
Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
Vai trò về kinh tế: Giúp huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát<br />
<br />
triển. DNNVV đóng vai trò quan tr ọng trong sự tăng trưởng kinh tế và đóng góp<br />
vào ngân sách nhà nước. Hỗ trợ doanh nghiệp lớn và bảo đảm lượng hàng hóa tiêu<br />
dùng khá lớn cho xã hội. Tạo dựng các “vườn ươm” tài năng kinh doanh và chuyển<br />
giao khoa học-công nghệ. Là trụ cột kinh tế địa phương. Góp phần chuyển dịch cơ<br />
cấu kinh tế theo hướng năng động và hiệu quả.<br />
Vai trò về xã hội: Tạo nhiều việc làm mới và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Nâng cao<br />
thu nhập của dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tạo điều kiện phát triển các tài<br />
năng kinh doanh.<br />
1.3 Các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
Trong phần này luận văn đưa ra những vấn đề cơ bản về các nguồn tài chính<br />
hỗ trợ phát triển và vai trò của nó đối với sự phát triển của DNNVV bao gồm:<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.3.1 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng<br />
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các doanh<br />
nghiệp, các tổ chức kinh tế, và các tầng lớp dân cư được thực hiện thông qua việc<br />
sử dụng tiền tệ lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và tiền lãi vay.<br />
1.3.2 Thuê tài chính<br />
Theo Nghị định của Chính phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 : “Cho<br />
thuê tài chính (CTTC) là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc<br />
cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở<br />
hợp đồng giữa bên thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết<br />
bị, phương tiện vận chuyển, và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm<br />
giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tải sản thuê và thanh<br />
toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã thỏa thuận”.<br />
1.3.3 Các quỹ đầu tư<br />
Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền<br />
nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay<br />
các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp,<br />
chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.<br />
1.3.4 Các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế<br />
Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác<br />
phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt<br />
Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và<br />
các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.<br />
1.4 Khả năng tiếp cận và điều kiện để các DNNVV tiếp cận đƣợc các nguồn<br />
tài chính hỗ trợ<br />
Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của các DNNVV được thể hiện thông<br />
qua tỷ lệ phần trăm (%) các DNNVV đáp ứng được các yêu cầu đạt ra và nhận<br />
được sự hỗ trợ từ các nguồn tài chính trên tổng số DNNVV.<br />
Điều kiện để các DNNVV tiếp cận đươc các nguồn vốn tài chính hỗ trợ bao<br />
gồm: điều kiện về mặt vĩ mô và điều kiện về mặt vi mô<br />
<br />
v<br />
<br />
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC<br />
NGUỒN TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC<br />
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HIỆN NAY<br />
Trong chương 2 này luận văn tập trung phân tích đánh giá về thực trạng<br />
DNNVV Việt Nam hiện nay, phân tích đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận các<br />
nguồn tài chính hỗ trợ phát triển của các DNNVV<br />
2.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam hoạt động dưới sự<br />
chỉ đạo của Thủ tướng được thành lập theo Nghị định 90/2001/NÐ-CP ngày<br />
23/11/2001.<br />
Kế hoạch Phát triển DNNVV 2006 – 2010 được ban hành kèm theo Quyết<br />
định số 236/2006/QĐ – CP ngày 23 tháng 10 năm<br />
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế cho<br />
Nghị định số 90/2001/NĐ-CP.<br />
Nghị quyết số 22/NQ – CP ngày 05 tháng 05 năm 2010 nhằm hỗ trợ các<br />
DNNVV.<br />
2.2 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay<br />
Trong phần này luận văn đưa ra đánh giá thực trạng DNNVV Việt Nam trên<br />
cơ sở những thành tựu, kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém trong thời gian<br />
của các DNNVV Việt Nam.<br />
2.2.1 Những thành tựu, kết quả đạt được<br />
Tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới<br />
Tăng nhanh về số vốn đăng ký thành lập mới<br />
Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước<br />
Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu<br />
lao động, đào tạo nguồn nhân lực<br />
Tham gia tích cực vào thúc đẩy quá trình hình thành liên kết với các DN lớn.<br />
<br />