CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGÂN QUỸ<br />
CỦA DOANH NGHIỆP.<br />
1.1 Tầm quan trọng của ngân quỹ trong hoạt động của Doanh nghiệp<br />
1.1.1 Tổng quan về hoạt động Tài chính của Doanh nghiệp<br />
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hệ thống tài chính, tại đ ây nguồn<br />
tài chính xuất hiện và đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại các nguồn tài chính khác.<br />
Mục tiêu của hoạt động tài chính doanh nghiệp là cực đại hóa giá trị doanh<br />
nghiệp. Nói cách khác, hoạt động tài chính doanh nghiệp giúp cho các nhà quản lý<br />
đưa ra các quyết định đúng đắn cũng như kiểm soát hữu hiệu quá trình thực hiện các<br />
quyết định về mặt tài chính với các nguyên tắc:<br />
Đảm bảo khả năng thanh toán<br />
Đưa ra các quyết định đầu tư đúng, đạt hiệu quả cao<br />
Đưa ra các quyết định tài trợ hợp lý với chi phí vốn thấp<br />
1.1.2 Tầm quan trọng của ngân quỹ trong hoạt động doanh nghiệp<br />
Khái niệm ngân quỹ<br />
Ngân quỹ là quỹ tiền của một tổ chức, một doanh nghiệp được dùng để sử<br />
dụng, phục vụ cho các hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp đó. Ngoài ra có thể hiểu<br />
ngân quỹ chính là mức tồn quỹ tại một thời điểm nhất định của doanh nghiệp.<br />
Tầm quan trọng của ngân quỹ trong hoạt động của doanh nghiệp<br />
Ngân quỹ là nhân tố không thể thiếu trong hai quá trình: mua các yếu tố đầu<br />
vào và bán các sản phẩm đầu ra trong mọi loại hình doanh nghiệp. Thứ hai, nó là<br />
nhân tố quyết định trực tiếp đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại mọi thời<br />
điểm. Ngoài ra ngân quỹ còn có vai trò khác không kém phần quan trọng đó là dự<br />
phòng và giữ tiền với mục đích đầu cơ.<br />
1.2 Quản lý ngân quỹ trong Doanh nghiệp<br />
1.2.1 Khái niệm về quản lý ngân quỹ<br />
Là sự tác động của nhà quản lý tài chính Doanh nghiệp lên các khoản thực thu<br />
và thực chi trong kỳ nhằm thay đổi mức tồn quỹ thực tế của doanh nghiệp sao cho<br />
ngân quỹ doanh nghiệp đạt mức tối ưu nhằm tối đa h oá giá trị tài sản chủ sở hữu và<br />
đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ trong điều kiện biến<br />
động của môi trường<br />
1.2.2 Mục tiêu của quản lý ngân quỹ<br />
Công tác quản lý ngân quỹ đóng một vai trò hết sức quan trọng, việc quản lý<br />
tốt ngân quỹ sẽ giúp công ty có tình trạng tài chính lành mạnh, có khả năng đáp ứng<br />
các nhu cầu về thanh toán giúp cho hoạt động được suôn sẻ, và ngược lại.<br />
1.2.3 Nội dung hoạt động quản lý ngân quỹ trong Doanh nghiệp<br />
<br />
Nội dung của quản lý ngân quỹ được doanh nghiệ p thực hiện thông qua nghiên<br />
cứu theo trình tự những vấn đề sau:<br />
Xác định dòng tiền nhập quỹ<br />
Dòng tiền nhập quỹ của Doanh nghiệp bao gồm các khoản hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, hoạt động bất th ườ ng… Đây là<br />
những nguồn thu hình thành nên ngân quỹ trong đó nguồn thu từ hoạt động sản xuất<br />
kinh doanh là nguồn thu chính, thường xuyên đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách ổn định liên tục.<br />
Xác định dòng tiền xuất quỹ<br />
Dòng tiền xuất quỹ của doanh nghiệp chính là những dòng tiền đi ra phục vụ<br />
cho nhu cầu chi tiêu và đầu tư hàng ngày của doanh nghiệp. Dòng tiền xuất quỹ của<br />
Doanh nghiệp bao gồm các khoản hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu t ư,<br />
hoạt động tài chính, hoạt động bất th ường…<br />
Dự toán nhu cầu tiền<br />
Nội dung của dự toán nhu cầu tiền là xác định được tiền thu vào ngân quỹ theo<br />
các tháng, quý của năm. Sau các dự toán tiền thu vào ngân quỹ, nhiệm vụ tiếp theo là<br />
cần dự toán những khoản chi ra từ ngân quỹ.<br />
Xác định ngân quỹ tối ưu<br />
Sau khi lập dự toán nhu cầu tiền, dựa trên thông tin dự toán, điều kiện của<br />
Doanh nghiệp, cần áp dụng một phương pháp xác định ngân quỹ tối ưu thích hợp. Đã<br />
có nhiều mô hình xác định mức ngân quỹ tối ưu, trong đó tiêu biểu là hai mô hình<br />
Bamoul và Miller – Orr.<br />
Mô hình Baumol: Được áp dụng trong trường hợp Doanh nghiệp dự đoán<br />
được tương đối chính xác các khoản thực thu và thực chi. Theo mô hình này, mức<br />
ngân quỹ tối ưu sẽ được tính toán cho từng kỳ kinh doanh .<br />
Mô hình Miller-Orr: Được áp dụng trong trườ ng hợp Doanh nghiệp không<br />
dự đoán được tương đối chính xác các khoản th ực thu và thực chi ngân quỹ. Theo mô<br />
hình này, các nhà quản lý tài chính trong Doanh nghiệp mỗi kỳ kinh doanh phải xác<br />
định các mức giới hạn trên, giới hạn dướ i và mức tồn quỹ theo thiết kế.<br />
Lập kế hoạch đầu tư thặng dư và tài trợ thâm hụt ngân quỹ<br />
Có hai cách thư ờng được sử dụng khi xuất hiện thặng dư ngân quỹ đó là dùng<br />
số tiền thặng dư đó để trả bớt các khoản nợ và đầu tư các khoản tiền thặng dư đang có<br />
vào các dự án, cho vay, đầu tư chứng khoán hay đơn giản là gửi tiền vào ngân hàng<br />
để hưởng lãi.<br />
Thông thường các Doanh nghiệp chọn các biện pháp như: bán tài s ản, đi vay,<br />
hoãn nợ hoặc kết hợp các biện pháp đó với nhau khi xảy ra tình trạng thâm hụt ngân<br />
<br />
quỹ.<br />
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân quỹ<br />
1.3.1 Các nhân tố chủ quan<br />
- Quan điểm của chủ sở hữu về quản lý ngân quỹ: Mặc dù có những quan điểm<br />
khác nhau về phương pháp quản lý ngân quỹ nhưng mục đích quản lý ngân quỹ của<br />
các chủ sở hữu thì không có gì khác biệt, đều nhằ m hai mục tiêu cơ bản là tối đa hóa<br />
giá trị tài sản của chủ sở hữu và đảm bảo khả năng khả năng chi trả của Doanh<br />
nghiệp.<br />
- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ, nhân viên tài chính tại Doanh nghiệp:<br />
Những nhân viên quản lý ngân quỹ trong Doanh nghiệp ngoài kiến thức về nghiệp vụ<br />
họ còn phải có tầm nhìn khái quát, trong khi quản lý ngân quỹ họ phải biết phân tích<br />
cả sự biến động của ngân quỹ và cả những biến động của các yếu tố liên quan khác.<br />
- Chiến lược hoạt động, sản xuất kinh doanh: Một Doanh nghiệp muố n tồn tại<br />
và phát triển được thì phải luôn đưa ra các chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh. Từ đó, nhà quản lý có thể sẽ dự báo được nhu cầu tiền trong kỳ tới.<br />
- Trình độ, kỹ thuật công nghệ áp dụng quản lý ngân quỹ: Quản lý ngân quỹ<br />
đòi hỏi nhà quản lý phải ra quyết định nhan h chóng. Để làm được điều đó đòi hỏi<br />
Doanh nghiệp phải đầu tư vào các công nghệ kĩ thuật hiện đại, phần mềm quản lý<br />
đồng bộ. Đặc biệt là công nghệ thông tin sao cho quá trình xử lý thông tin được diễn<br />
ra nhanh hơn và chính xác hơn.<br />
1.3.2 Các nhân tố khách quan<br />
- Các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý ngân quỹ:<br />
Quỹ dự phòng được trích lập theo quy định pháp luật có thể sử dụng tạm thời để tài<br />
trợ cho ngân quỹ nhưng phải tuân thủ nguyên tắc có hoàn trả. C ác chính sách về tài<br />
chính tiền tệ cũng như chính sách thuế, kế toán có tác động lớn đến công tác quản lý<br />
ngân quỹ của doanh nghiệp.<br />
- Hạn mức tín dụng ngân hàng dành cho Doanh nghiệp: Tác động trực tiếp đến<br />
chi phí quản lý ngân quỹ nên nó được coi là nhâ n tố khách quan tác động trực tiếp<br />
đến hiệu quả quản lý ngân quỹ của Doanh nghiệp.<br />
- Nguồn vốn lưu động được cấp: Đối với những Doanh nghiệp trực thuộc<br />
nguồn do cấp trên cấp đây là một nguồn đáng kể có thể tài trợ cho ngân quỹ.<br />
- Sự biến động của môi trườ ng kinh doanh: Môi trường kinh doanh là một thực<br />
thể khách quan bao gồm tất cả các chủ thể kinh doanh chi phối mọi hoạt động của<br />
Doanh nghiệp, quản lý ngân quỹ cũng không ngoài nguyên tắc đó.<br />
- Sự phát triển của thị trường tài chính: Sự phát triển của thị trường tài chính<br />
lại là nhân tố tác động trực tiếp đến tính lỏng của những chứng khoán Doanh nghiệp<br />
<br />
đầu tư.<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN QUỸ TẠI<br />
CÔNG TY CỔ PHẦN LÂM NGHIỆP THÁNG NĂM<br />
2.1 Khái quát về Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Tháng Năm<br />
2.1.1 Quá trình xây dựng và phát triển của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp<br />
Tháng Năm<br />
Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp<br />
Tháng Năm đã được hình thành và phát triển từ năm 2010, cùng với hoạt động sản<br />
xuất lâm nghiệp Việt Nam, Công ty đang nỗ lực hết mình từng bước đứng vững trên<br />
thị thường.<br />
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty<br />
Bộ máy tổ chức công ty được tổ chức theo mô hình phân cấp từ cao đến thấp.<br />
Đứng đầu là Giám đốc trực tiếp quản lý các phòng ban, các phòng ban thực hiện các<br />
nghiệp vụ chuyên sâu giúp đỡ, tham mưu cho Giám đốc trong việc quản lý điều hành<br />
hoạt động sản xuất - kinh doanh ở các bộ phận.<br />
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty<br />
Đánh giá kết quả kinh doanh 03 năm qua<br />
Lợi nhuận trược thuế (LNTT) n ăm 2013 đạt 165,005 tỷ đồng, tăng 658,60 tỷ<br />
đồng so với năm 2012, tức tăng 139,951 tỷ đồng. Sở dĩ LNTT tăng trưởng mức rất<br />
cao như vậy do doanh thu năm 2013 cao hơn 1,04 lần năm 2012 cộng với giá vốn<br />
hàng bán năm 2012 cao gấp 1,14 lần năm 2013. Dẫn đến chênh lệch lợi nhuận gộp<br />
giữa 2 năm 2012 và 2013 rất lớn (chênh lệch 217,354 tỷ đồng. Tương tự, do chênh<br />
lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán nên so với năm 2011, LNTT của<br />
năm 2012 có sụt giảm. Cụ thể giảm 65,567 tỷ đồng, giảm 72,35% so với năm 2011.<br />
2.1.4 Khái quát tình hình tài chính của Công ty<br />
Tổng tài sản Công ty tăng đều trong 03 năm vừa qua. Năm 2012 đã tăng thêm<br />
67,04 tỷ đồng đạt 744,687 tỷ đồng, năm 2013 tổng tài sản đạt 903,204 tỷ đồng tức<br />
tăng 158,517 tỷ đồng so với năm 2012. Mức tăng lên của tổng tài sản phần lớn nhờ sự<br />
tăng lên đáng kể của hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Tổng tỷ trọng của<br />
2 khoản mục này đều trên 50% tổng tài sản.<br />
Cùng với xu hướng tăng của tổng tài sản tài sản ngắn hạn (TSNH) cũng tăng<br />
đều; trong 3 năm qua, TSNH lần lượt là 222,848 tỷ đồng, 518,154 tỷ đồng và 642,562<br />
tỷ đồng. TSNH được chia làm 05 loại và được sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao<br />
đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản<br />
ngắn hạn khác.<br />
<br />
2.2 Thực trạng quản lý ngân quỹ của Công ty<br />
Hoạt động quản lý các dòng tiền nhập quỹ: Mặc dù năm 2011 và 2012 khoản<br />
phải thu mức thấp nhưng sang năm 2013, khoản phải thu là 205,761 tỷ đồng. Năm<br />
2012, bằng việc giảm các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn, Công ty đã thu về<br />
19,470 tỷ đồng đồng thời Công ty vay thêm được các khoản ngắn và dài hạn để đầu<br />
tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh số tiền 194,693 tỷ đồng.<br />
Hiện nay Công ty đã có chính sách tín dụng thương mại tham chiếu, quy trình<br />
mở rộng hoặc thu hẹp thời hạn tín dụng cũng đã được khái quát qua mô hình phần<br />
nào định hướng đúng đắn cho các quyết định các khoản phải thu cho mình.<br />
Hoạt động quản lý các dòng tiền xuất quỹ: Công ty có các khoản phải trả gồm<br />
vay ngắn hạn, các khoản phải trả phải nộp và nợ dài hạn đến hạn. Trong 03 năm gần<br />
đây so với tổng nguồn vốn, tỷ trọng các khoản phải trả dao động trong mức 35% đến<br />
50%. Nhìn chung công ty có nhiều khoản mục xuất quỹ, ngoài các dòng tiền ra chủ<br />
yếu ở hoạt động kinh doanh còn có ở khoản mục đầu tư TSCĐ.<br />
Công tác quản lý dòng tiền ra được tổ chức theo quy trình cụ thể. Công việc<br />
này có ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền ra, nếu được thực hiện tốt sẽ đem lại lợi thế<br />
cho công ty và tác động tích cực lên dòng tiền và ngược lại.<br />
Phân tích biến động tăng giảm tiền tại Công ty: Thông qua báo cáo lưu chuyển<br />
tiền tệ Công ty 3 năm vừa qua ta có thể khát quát biến động tăng giảm tiền như sau:<br />
Tăng giảm tiền trong hoạt động kinh doanh: Nguồn tiền từ hoạt động kinh<br />
doanh vào cuối năm 2012 và 2013 của Công ty kh á lớn, ghi nhận mức tiền thu được<br />
là 995,742 tỷ đồng vào năm 2012 và 1045,544 tỷ đồng vào năm 2013, tăng 58,802 tỷ<br />
đồng. Tăng giảm tiền trong hoạt động đầu tư: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu<br />
tư ghi âm năm 2012 là 517,844 tỷ đồng, năm 2013 là 543,792 tỷ đồng chủ yếu do<br />
dòng tiền đầu tư mua sắm tài sản cố định lớn . Tăng giảm tiền trong hoạt động tài<br />
chính: Ngoài tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được và ghi dương; lưu chuyển tiền từ<br />
hoạt động tài chính còn thể hiện ở khoản mục đã chi trả gốc vay trong 0 2 năm qua.<br />
Năm 2012 Công ty đã chi trả 522,743 tỷ đồng, năm 2013 chi trả 543,426 tỷ đồng<br />
thanh toán gốc vay đến hạn.<br />
Tổng kết Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ ghi âm,<br />
lượng tiền thu về không đủ bù đắp lượng tiền chi ra. Nếu không có lượng tiền tồn quỹ<br />
từ cuối kỳ trước Công ty sẽ thâm hụt ngân quỹ vào cuối kỳ, ảnh hưởng đến hoạt động<br />
chung của toàn Công ty.<br />
Dự toán nhu cầu tiền: Công ty đã sử dụng bảng kiểm soát dòng tiền mặt của<br />
riêng mình, làm rõ lượng tiền mặt cuối kỳ, đầu kỳ và cứ như thế việc dự đoán của<br />
Công ty được thực hiện cho thời gian kỳ tới.<br />
<br />