i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Tín dụng là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của các ngân hàng thương<br />
mại, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của các ngân hàng. Tín dụng là hoạt<br />
động tạo ra thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại và cũng là hoạt động<br />
mang lại nhiều rủi ro. Tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng<br />
thương mại là hết sức to lớn mà hậu quả là kết quả kinh doanh của ngân hàng bị<br />
giảm sút, trong nhiều trường hợp nếu rủi ro tín dụng quá lớn có thể đưa ngân hàng<br />
đến tình trạng vỡ nợ, phá sản. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để hạn chế,<br />
phòng ngừa rủi ro tín dụng thực sự cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của các<br />
ngân hàng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro tín<br />
dụng với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt<br />
Nam” có tính cấp thiết cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn.<br />
<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
- Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng ngân hàng.<br />
- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng của SGD<br />
III - BIDV.<br />
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại SGD<br />
III.<br />
<br />
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG<br />
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại<br />
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng thương mại<br />
Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, từ chỗ là ngân hàng của<br />
các thợ vàng, người cho vay, ngân hàng sơ khai đã trở thành ngân hàng thương mại<br />
<br />
ii<br />
<br />
với chức năng chủ yếu là cho vay ngắn hạn rồi tiếp đó mở rộng cho vay trung và dài<br />
hạn, cho vay để đầu tư vào bất động sản, cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng<br />
khoán…khi cả ba nghiệp vụ: nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay) và nghiệp<br />
vụ trung gian (thanh toán) được hình thành thì lúc đó ngân hàng thực thụ đã xuất<br />
hiện.<br />
Theo hiệp định Basel II, “Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một<br />
danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ<br />
thanh toán và thực hiện chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh<br />
doanh nào trong nền kinh tế”.<br />
Theo luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa<br />
Việt Nam, Luật sửa đổi ban hành tháng 6/2010 (có hiệu lực từ 1/1/2011)<br />
thì:“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt<br />
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này<br />
nhằm mục tiêu lợi nhuận”<br />
<br />
1.1.2. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại<br />
Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên<br />
cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh<br />
nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi<br />
vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách<br />
nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.<br />
<br />
1.1.3. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại<br />
Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng vay nợ có<br />
thể mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó.<br />
Rủi ro tín dụng có thể do nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng: do chính sách<br />
tín dụng không hợp lý, sự yếu kém về trình độ công nghệ, trình độ cán bộ ngân<br />
hàng còn hạn chế hoặc vấn đề đạo đức của cán bộ ngân hàng.<br />
Nguyên nhân khách quan gây rủi ro tín dụng bao gồm nguyên nhân từ phía<br />
khách hàng vay vốn, nguyên nhân từ môi trường pháp lý, môi trường tự nhiên, môi<br />
<br />
iii<br />
<br />
trường kinh tế xã hội.<br />
Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng thương mại:<br />
làm giảm uy tín của ngân hàng, ảnh hưởng tới khả năng thanh toán, làm giảm lợi<br />
nhuận và nguy hiểm hơn là có thể gây phá sản ngân hàng.<br />
<br />
1.3. Kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại<br />
1.3.1. Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng<br />
Chính sách tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình tín dụng với<br />
những hướng dẫn nghiệp vụ chi tiết, các bước cụ thể trong quá trình cấp tín<br />
dụng.<br />
<br />
1.3.2. Phân tích tín dụng<br />
Phân tích tín dụng là xác định khả năng trả nợ và ý muốn của khách hàng<br />
trong việc hoàn trả tiền vay, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho<br />
ngân hàng khi cho vay và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các rủi<br />
ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể<br />
xảy ra.<br />
<br />
1.3.4. Phân định trách nhiệm trong các khâu của quá trình cấp tín dụng<br />
Nếu áp dụng mô hình Quản lý Rủi ro phân tán, tức là từng bộ phận kinh<br />
doanh tự thực hiện nhiệm vụ Quản lý Rủi ro theo quy trình, hay nói cách khác các<br />
bộ phận kinh doanh đồng thời thực hiện các chức năng trên thì công tác Quản lý Rủi<br />
ro chưa thực sự phát huy hiệu quả, đây được xem như một sự vi phạm nguyên tắc<br />
Quản lý Rủi ro của một ngân hàng hiện đại.<br />
<br />
1.3.5. Phân tán rủi ro<br />
Các Ngân hàng thương mại thường ban hành các quy định, quy trình tác<br />
nghiệp nhằm đảm bảo mối một chức năng, một khâu của quá trình cấp tín dụng từ<br />
front office, middle office, back office đều một bộ phận chuyên môn độc lập thực<br />
hiện nhằm đảm bảo mỗi một khoản cấp tín dụng không phải do một bộ phận thực<br />
hiện từ đầu đến cuối,các bộ phận có sự kiểm tra chéo lẫn nhau, đảm bảo tính độc lập<br />
<br />
iv<br />
<br />
khách quan trong quá trình xét cấp tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra.<br />
<br />
1.3.6. Bảo đảm tín dụng<br />
Các hình thức bảo đảm tín dụng bao gồm: thế chấp tài sản, cầm cố tài sản,<br />
bảo đảm bằng tài sản hình thành bằng vốn vay của chính khách hàng vay hoặc bên<br />
thứ ba. Bảo đảm tín dụng thương được xem như là cái phao cuối cùng giúp ngân<br />
hàng thu hồi khoản cho vay có vấn đề, tuy nhiên bảo đảm tín dụng cũng chưa hẳn<br />
loại bỏ được toàn bộ rủi ro tín dụng.<br />
<br />
1.3.7. Mua bảo hiểm tín dụng<br />
Trong một số trường hợp, ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tín<br />
dụng. Đây là biện pháp quản lý rủi ro cần quan tâm, đặc biệt trong điều kiện hoạt<br />
động của các ngân hàng thương mại tại Việt nam.<br />
<br />
1.3.8. Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng<br />
Dự phòng rủi ro tín dụng được trích ra theo định kỳ từ thu nhập của ngân<br />
hàng trước khi nộp thuế để hình thành nên quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Trong<br />
trường hợp xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi, ngân hàng có thể sử dụng quỹ<br />
dự phòng rủi ro để bù đắp nhằm khắc phục.<br />
<br />
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO<br />
DỊCH III – NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM<br />
2.1. Tổng quan về Sở giao dịch III BIDV<br />
2.1.1. Lịch sử hình thành<br />
SGD III BIDV chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết<br />
định số 39/QĐ-HĐQT ngày 01/07/2002 của Hội đồng Quản trị với chức năng,<br />
nhiệm vụ chủ yếu đó là:<br />
Trực tiếp làm nhiệm vụ là chủ dự án; Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ<br />
Ngân hàng;Thực hiện dịch vụ ngân hàng Đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án<br />
theo yêu cầu của khách khách hàng; dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng và các<br />
<br />
v<br />
<br />
nghiệp vụ khác theo ủy nhiệm của Tổng giám đốc BIDV.<br />
<br />
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh<br />
Một số kết quả hoạt động kinh doanh chính đến 31/12/2009: Dư nợ Dự án<br />
TCNT đạt 4.422 tỷ VND trong đó SGD III bắt đầu triển khai Dự án TCNT III với<br />
dư nợ đạt 325 tỷ VND; tiếp nhận ủy thác phục vụ các chương trình, dự án với tổng<br />
số vốn ủy thác đạt tương đương 1.637 triệu USD, đạt 109% kế hoạch năm. Dư nợ<br />
tín dụng bán lẻ tại SGD III đạt 1.516tỷđ tăng trưởng 20% so với đầu năm, tăng<br />
trưởng bình quân 3 năm 36% cơ cấu tín dụng dần dần được cải thiện theo định hướng<br />
của BIDV, phù hợp với thông lệ quốc tế, thu dịch vụ ròng lũy kế năm 2009 đạt 32,6<br />
tỷ VND tăng 10% so với năm 2008, lợi nhuận trước thuế đạt 363 tỷ VND, tăng 83%<br />
so với năm 2008.<br />
<br />
2.2. Cơ cấu tổ chức và quy trình cấp tín dụng tại Sở giao dịch III<br />
Thực hiện theo quy định chung trong hệ thống BIDV, các phòng chức năng<br />
có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng bao gồm: phòng QHKH, phòng QLRR,<br />
phòng QTTD. Các phòng được phân công thực hiện việc cấp tín dụng, theo dõi thu<br />
gốc, thu lãi, xử lý nợ theo nguyên tắc “hai tay” tức là mỗi một công việc đều có 02 bộ<br />
phận chức năng độc lập thực hiện nhằm kiểm tra chéo lẫn nhau.<br />
<br />
2.3. Thực trạng và tồn tại trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch III<br />
Về chất lượng tín dụng: SGD III đã phát sinh nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý)<br />
ngay trong năm đầu khi triển khai hoạt động tín dụng và phát sinh nợ nhóm 3 ngay<br />
trong năm thứ hai khi triển khai hoạt động tín dụng. Năm 2009, mặc dù có giảm tỷ<br />
lệ nợ xấu, nợ quá hạn song xét về số tuyệt đối, nợ nhóm 2 chỉ giảm 5tỷđ và nợ<br />
nhóm 3 chỉ giảm 2tỷđ.<br />
Về cơ cấu tín dụng: Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm tới 74% tổng dư<br />
nợ và tập trung tại một số ít khách hàng trong các lĩnh vực thủy điện, dầu khí, xi<br />
măng trong đó cho vay ngành xi măng (11% tổng dư nợ) đang được đánh giá là có<br />
mức độ tiềm ẩn rủi ro cao.<br />
Dư nợ cho vay có TSBĐ: chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ (36%),<br />
<br />