i<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong điều kiện nước ta hiện nay, năng lực tài chính của các doanh<br />
nghiệp còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước....thì một<br />
trong những giải pháp để phát triển tín dụng an toàn và hiệu quả mà các Ngân<br />
hàng thương mại Việt Nam phải lựa chọn là áp dụng các biện pháp bảo đảm<br />
tín dụng bằng tài sản, bên cạnh việc lựa chọn khách hàng, phương án/dự án<br />
của khách hàng và nâng cao chất lượng thẩm định.<br />
Quản lý tài sản bảo đảm là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình<br />
nhận tài sản bảo đảm của ngân hàng, nó góp phần giảm thiểu rủi ro cho ngân<br />
hàng nếu phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Nhận thức được điều đó nên<br />
trong thời gian vừa qua Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam<br />
đã xây dựng chính sách quản lý tài sản bảo đảm áp dụng trong toàn hệ thống.<br />
Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản bảo đảm của ngân hàng vẫn còn nhiều bất<br />
cập và hạn chế nên đã dẫn đến những thất thoát về hồ sơ, tài sản, ảnh hưởng<br />
đến khả năng thu nợ của ngân hàng. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn<br />
đề trên, đề tài "Tăng cường quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương<br />
mại cổ phần công thương Việt Nam" được lựa chọn nghiên cứu.<br />
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn<br />
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý tài sản bảo đảm<br />
của ngân hàng thương mại.<br />
-<br />
<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài sản bảo đảm tại NHCTVN<br />
trong thời gian qua.<br />
-<br />
<br />
Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản bảo đảm tại<br />
NHCTVN.<br />
-<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu công tác quản lý tài sản bảo đảm tại NHCTVN trong thời<br />
gian 3 năm từ năm 2006 đến 2008.<br />
<br />
ii<br />
<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br />
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý tài sản bảo đảm của<br />
ngân hàng thương mại, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý<br />
tài sản bảo đảm.<br />
-<br />
<br />
Đánh giá thực trạng quản lý tài sản bảo đảm tại NHCTVN, phân tích<br />
các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong quản lý tài sản bảo đảm.<br />
-<br />
<br />
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài sản bảo đảm tại<br />
NHCTVN.<br />
-<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong quá trình thực hiện Luận văn, các phương pháp thống kê, tổng hợp,<br />
so sánh được sử dụng để nghiên cứu.<br />
6. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương:<br />
-<br />
<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài sản bảo đảm<br />
<br />
Chương 2: Thực trạng quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng thương<br />
mại cổ phần công thương Việt Nam.<br />
-<br />
<br />
Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng<br />
thương mại cổ phần công thương Việt Nam.<br />
-<br />
<br />
iii<br />
<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM<br />
<br />
1.1. Khái quát về tài sản bảo đảm<br />
1.1.1. Khái niệm về tài sản bảo đảm<br />
Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện<br />
nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Như vậy, tài sản bảo đảm do các<br />
bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của<br />
người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện<br />
nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là<br />
tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch.<br />
1.1.2. Phân loại tài sản bảo đảm<br />
a) Phân loại theo biện pháp bảo đảm<br />
- Tài sản cầm cố là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố mà bên<br />
cầm cố giao cho Ngân hàng cho vay giữ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ<br />
của mình hoặc của khách hàng vay. Bên cầm cố có thể là bên có nghĩa vụ<br />
trong quan hệ hợp đồng với ngân hàng, nhưng cũng có thể là người thứ ba.<br />
- Tài sản thế chấp là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp mà<br />
bên thế chấp dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình hoặc của<br />
khách hàng vay đối với Ngân hàng cho vay và không chuyển giao tài sản đó<br />
cho Ngân hàng cho vay.<br />
b) Phân loại theo tính chất của tài sản<br />
Về nguyên tắc mọi tài sản đều có thể được dùng để bảo đảm, trừ trường<br />
hợp pháp luật có quy định cấm. Tài sản ở đây bao gồm vật, tiền, giấy tờ có<br />
giá và các quyền tài sản.<br />
c) Phân loại theo nguồn hình thành tài sản<br />
Xuất phát từ quan điểm đa dạng hoá các loại tài sản bảo đảm, hiện nay<br />
TSBĐ dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản của bên bảo<br />
đảm hoặc được hình thành trong tương lai.<br />
<br />
iv<br />
<br />
1.2. Quản lý tài sản bảo đảm tại NHTM<br />
1.2.1. Khái niệm quản lý tài sản bảo đảm<br />
Trong các quy trình từ khi nhận TSBĐ cho đến khi giải chấp/xử lý TSBĐ,<br />
quản lý TSBĐ là một khâu rất quan trọng của quy trình vì trong nhiều trường<br />
hợp nó quyết định khả năng xử lý TSBĐ của các NHTM nếu rủi ro xảy ra.<br />
Khái niệm "quản lý TSBĐ" trong luận văn này được hiểu là quá trình<br />
theo dõi, kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tài sản đang trong tình trạng bình<br />
thường hoặc kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp các sự cố liên<br />
quan như mất tài sản, giá trị của TSBĐ giảm sút so với dự kiến nêu tại tờ<br />
trình thẩm định tài sản bảo đảm.<br />
1.2.2. Mục tiêu quản lý tài sản bảo đảm trong hoạt động tín dụng<br />
Mục tiêu quản lý TSBĐ của các NHTM là nhằm giúp cho các NHTM<br />
kịp thời phát hiện các sự cố liên quan đến TSBĐ như thất thoát tài sản, giá trị<br />
TSBĐ giảm sút so với dự kiến, khách hàng dùng TSBĐ để thế chấp cho tổ<br />
chức tín dụng khác.... để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp với bên bảo đảm<br />
như yêu cầu bên bảo đảm bổ sung/thay thế TSBĐ, điều chỉnh số tiền cho vay<br />
hoặc yêu cầu khách hàng vay trả nợ trước hạn. Đồng thời việc quản lý TSBĐ<br />
cũng giúp các NHTM trong trường hợp phải xử lý TSBĐ sẽ dễ dàng dàng hơn<br />
và khả năng thu hồi đủ vốn vay sẽ cao hơn.<br />
1.2.3. Nội dung quản lý tài sản bảo đảm<br />
1.2.3.1. Đăng ký giao dịch bảo đảm<br />
Nhằm đảm bảo thứ tự ưu tiên thanh toán cao nhất cho Ngân hàng khi<br />
phải xử lý TSBĐ để thu hồi nợ, cũng như đảm bảo tính công khai, minh bạch<br />
của các quan hệ về giao dịch bảo đảm, thì sau khi ký kết hợp đồng bảo đảm<br />
và nhận TSBĐ, NHTM và bên bảo đảm sẽ thực hiện đăng ký tại cơ quan Nhà<br />
nước có thẩm quyền về đăng ký GDBĐ. Sau khi hoàn tất việc đăng ký, cơ<br />
quan đăng ký sẽ cấp cho NHTM giấy chứng nhận đăng ký GDBĐ.<br />
1.2.3.2. Định giá lại tài sản bảo đảm<br />
Một trong những công cụ quan trọng mà các NHTM thường áp dụng để<br />
quản lý tốt TSBĐ của mình, đó là định giá lại tài sản bảo đảm theo định kỳ<br />
<br />
v<br />
<br />
hoặc đột xuất hoặc khi giá thị trường biến động giảm quá nhiều so với lần<br />
định giá gần nhất ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay của Ngân hàng.<br />
Trên cơ sở kết quả định giá lại TSBĐ, CBTD so sánh giá trị TSBĐ vừa<br />
được xác định lại với giá trị TSBĐ đã được định giá khi cho vay. Nếu giá trị<br />
TSBĐ sau khi định giá lại giảm sút so với giá trị TSBĐ được xác định ban<br />
đầu, trong từng tình huống cụ thể, các NHTM thường yêu cầu khách hàng bổ<br />
sung/thay thế TSBĐ hoặc điều chỉnh giảm số tiền cho vay ban đầu hoặc thu<br />
hồi nợ trước hạn.<br />
1.2.3.3. Kiểm tra, giám sát tài sản bảo đảm<br />
Trong thực tế, không phải TSBĐ nào các NHTM cũng có thể đưa vào<br />
kho của mình để quản lý, giám sát. Mà hầu hết các NHTM hiện nay đều giao<br />
TSBĐ cho khách hàng giữ, các NHTM chỉ giữ hồ sơ, giấy tờ chứng minh<br />
TSBĐ thuộc sở hữu của khách hàng. Vì vậy, một trong những nội dung quan<br />
trọng của các NHTM trong việc quản lý TSBĐ, đó là việc kiểm tra, giám sát<br />
TSBĐ. Việc kiểm tra, giám sát TSBĐ thường xuyên sẽ giúp NHTM kịp thời<br />
phát hiện những rủi ro liên quan đến TSBĐ như mất mát, hư hỏng hoặc bên<br />
bảo đảm đem tài sản để thế chấp cho tổ chức tín dụng khác.<br />
1.2.3.4. Quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm<br />
Sau khi nhận hồ sơ TSBĐ (các giấy tờ, tài liệu chứng minh tài sản thuộc<br />
quyền sở hữu của bên bảo đảm), các NHTM sẽ tiến hành nhập kho hồ sơ<br />
TSBĐ để quản lý và lưu giữ theo quy định. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có<br />
rủi ro nếu CBTD nhận hồ sơ từ bên bảo đảm nhưng không nhập kho hoặc để<br />
thất lạc hồ sơ TSBĐ... Vì vậy, để tránh rủi ro, định kỳ hoặc đột xuất các<br />
NHTM phải kiểm kê lại tài sản trong kho, đối chiếu số liệu về TSBĐ trên hệ<br />
thống với hồ sơ TSBĐ lưu giữ tại kho.<br />
1.2.3.5. Xử lý tài sản bảo đảm<br />
Trường hợp khách hàng không trả được nợ bằng chính nguồn thu từ dự<br />
án/phương án, thì việc NHTM có thu hồi đủ nợ vay hay không phụ thuộc rất<br />
lớn vào kết quả của việc xử lý TSBĐ. Trong khi đó, chất lượng của công tác<br />
xử lý TSBĐ lại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của việc quản lý TSBĐ.<br />
Như vậy, mặc dù xử lý TSBĐ không phải là biện pháp quản lý TSBĐ nhưng<br />
nó là cơ sở để phản ánh chất lượng công tác quản lý TSBĐ của các NHTM.<br />
<br />