intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

102
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới xác định được khung nghiên cứu về tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHTW. Từ đó, phân tích được thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN để xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểm yếu. Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Ngành nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế trụ cột của nền kinh tế quốc dân,<br /> đóng góp khoảng 17,4% GDP mỗi năm và là ngành có sức lan tỏa lớn, có tính kết nối cao<br /> với nhiều ngành kinh tế. Đảng ta luôn xác định nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến<br /> lược và coi đó là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính<br /> trị, bảo đảm an ninh quốc phòng. Năm 2008, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng<br /> lần thứ 7, khóa X đã xác định “…Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là<br /> nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội…”. Để triển khai Nghị quyết của Đảng,<br /> Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động, Nghị định về Chính sách tín dụng phục<br /> vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính sách này là một chính sách kinh tế - xã hội<br /> quan trọng, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp,<br /> khuyến khích tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn<br /> nhằm tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và góp phần thực hiện tái cơ cấu<br /> ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.<br /> Trong những năm qua, công tác tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát<br /> triển nông nghiệp, nông thôn đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ<br /> một số hạn chế như công tác chuẩn bị triển khai chính sách chưa tốt, chỉ đạo triển khai<br /> chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra, việc kiểm soát sự thực hiện chính sách chưa<br /> được chặt chẽ.<br /> Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua<br /> là một chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, một chính<br /> sách đúng đắn mới là “điều kiện cần” để đưa chính sách vào cuộc sống, tổ chức thực thi<br /> chính sách mới là “điều kiện đủ” để đạt được các mục tiêu của chính sách.<br /> Từ những cơ sở lý luận thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức thực thi chính<br /> sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nhà nước<br /> Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu: luận văn hướng tới xác định được khung nghiên cứu về tổ<br /> chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHTW.<br /> Từ đó, phân tích được thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển<br /> nông nghiệp, nông thôn của NHNN để xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên<br /> nhân của những điểm yếu. Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp hoàn thiện tổ chức<br /> thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN.<br /> Đối tượng nghiên cứu: tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển<br /> nông nghiệp, nông thôn của NHNN tại trụ sở chính.<br /> Phạm vi nghiên cứu bao gồm: (i) về nội dung: luận văn nghiên cứu tổ chức thực<br /> thi chính sách theo quy trình tổ chức thực thi chính sách và các nội dung cơ bản của<br /> chính sách. (ii) về không gian: tổ chức thực thi chính sách tại Việt Nam. (iii) về thời gian:<br /> các số liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn 2011 -2014. Các đề xuất giải pháp đến<br /> năm 2020.<br /> Trong quá trình nghiên cứu, luận văn áp dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và<br /> so sánh, nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.<br /> Kết cấu luận văn: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương, trong<br /> đó:<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG<br /> PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN<br /> HÀNG TRUNG ƯƠNG<br /> Luận văn xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ<br /> phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHTW bao gồm các nội dung sau:<br /> Thứ nhất, tác giả khái quát một số nội dung về nông nghiệp, nông thôn và tín dụng<br /> phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, nội dung của chính sách tín dụng<br /> phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm: quy định về các lĩnh vực cho vay<br /> phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; quy định về nguồn vốn cho vay; quy định về<br /> cơ chế đảm bảo tiền vay; quy định về thời hạn và lãi suất cho vay.<br /> <br /> Thứ hai, với quan điểm, tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến chính sách<br /> thành những hoạt động và kết quả trong thực tế, tác giả đã đưa ra được khái niệm tổ chức<br /> thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHTW, xác<br /> định mục tiêu và tiêu chí đánh giá thực hiện mục tiêu tổ chức thực thi chính sách, các<br /> hoạt động của quá trình tổ chức thực thi chính sách. Theo đó, quá trình tổ chức thực thi<br /> chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm chuẩn bị triển<br /> khai chính sách, tổ chức triển khai chính sách và kiểm soát sự thực hiện chính sách.<br /> Thứ ba, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách tín<br /> dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm 04 nhóm yếu tố: yếu tố thuộc về<br /> NHTW, yếu tố thuộc về các tổ chức tín dụng cho vay vốn, yếu tố thuộc về các cơ quan có<br /> liên quan, yếu tố thuộc về tổ chức và cá nhân vay vốn.<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN<br /> DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA<br /> NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2014<br /> Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng ở Chương 1, tác giả đã phân tích, đánh giá<br /> thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn<br /> của NHNN giai đoạn 2011 – 2014, bao gồm các nội dung chính sau:<br /> Thứ nhất, giới thiệu lịch sử hình thành và chức năng, nhiệm vụ của NHNN.<br /> Thứ hai, giới thiệu nội dung chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,<br /> nông thôn được thực hiện ở Việt Nam trên cơ sở xác định mục tiêu và phân tích các nội<br /> dung cơ bản của chính sách bao gồm: quy định về các lĩnh vực cho vay phục vụ phát<br /> triển nông nghiệp, nông thôn; quy định về nguồn vốn cho vay; quy đinh về cơ chế đảm<br /> bảo tiền vay; quy định về thời hạn và lãi suất cho vay.<br /> Thứ ba, phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát<br /> triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN giai đoạn 2011-2014 theo 03 nội dung: chuẩn bị<br /> triển khai chính sách, chỉ đạo thực thi chính sách, kiểm soát sự thực hiện chính sách.<br /> <br /> Thứ tư, qua phân tích thực trạng, tác giả đánh giá thực hiện mục tiêu tổ chức thực<br /> thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN giai đoạn<br /> 2011 – 2014 với 04 mục tiêu: gia tăng số lượng các tổ chức tín dụng tham gia cho vay<br /> nông nghiệp, nông thôn; gia tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;<br /> giảm tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích các tổ<br /> chức tín dụng mở chi nhánh, phòng giao dịch tại khu vực nông thôn. Qua đó xác định<br /> được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu của việc tổ chức thực thi chính<br /> sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như sau:<br /> Điểm mạnh<br /> Thứ nhất, bộ máy thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,<br /> nông thôn hoạt động tương đối hiệu quả.<br /> Thứ hai, Ban lãnh đạo NHNN luôn quyết tâm trong công tác chỉ đạo thực thi các<br /> kế hoạch và giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức tín dụng cho vay vốn đầu tư lĩnh<br /> vực nông nghiệp, nông thôn.<br /> Thứ ba, các đơn vị tham gia thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông<br /> nghiệp, nông thôn của NHNN đã tham mưu khá toàn diện cho Ban lãnh đạo NHNN.<br /> Thứ tư, công tác tuyên truyền đã được quan tâm, tạo sự đồng thuận và tích cực<br /> hưởng ứng của các cấp, các ngành, người nông dân và tổ chức trong các hoạt động tổ<br /> chức thực hiện chính sách.<br /> Điểm yếu<br /> - Về công tác chuẩn bị triển khai chính sách<br /> Thứ nhất, năng lực thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi chính<br /> sách còn hạn chế.<br /> Thứ hai, chưa phát huy được vai trò của cấp cơ sở trong công tác lập kế hoạch.<br /> Thứ ba, chưa xây dựng được kế hoạch truyền thông tổng thể về chính sách tín<br /> dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.<br /> Thứ tư, việc xây dựng một số chỉ tiêu trong kế hoạch mục tiêu thực thi chính sách<br /> còn chưa sát với thực tiễn.<br /> <br /> Thứ năm, việc ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo của NHNN còn thiếu,<br /> chưa đầy đủ và kịp thời.<br /> Thứ sáu, công tác tập huấn triển khai thực hiện chính sách chưa được tổ chức<br /> thường xuyên.<br /> - Về tổ chức triển khai chính sách<br /> Thứ nhất, công tác thông tin, truyền thông của NHNN về chính sách tín dụng phục<br /> vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được thường xuyên và liên tục, diện bao phủ<br /> của hoạt động truyền thông còn hạn chế, sự phối hợp giữa các đơn vị trong NHNN chưa<br /> thực sự chặt chẽ.<br /> Thứ hai, việc tổ chức triển khai các chương trình, dự án tín dụng phục vụ phát<br /> triển nông nghiệp, nông thôn còn chậm so với tiến độ đặt ra.<br /> Thứ ba, việc phân bổ kinh phí thực hiện triển khai chính sách đôi khi còn chậm,<br /> kinh phí còn hạn hẹp.<br /> Thứ tư, hệ thống cơ sở dữ liệu và việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê số liệu<br /> về kết quả thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa<br /> đảm bảo tính kịp thời.<br /> - Về kiểm soát sự thực hiện chính sách<br /> Thứ nhất, nguồn thông tin từ các báo cáo còn hạn chế, đôi khi chưa kịp thời và<br /> chính xác.<br /> Thứ hai, việc tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu<br /> của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự thường<br /> xuyên.<br /> Thứ ba, chưa xây dựng được bộ chỉ số theo dõi, đánh giá tổ chức thực thi chính<br /> sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, do đó công tác đánh giá tại<br /> NHNN chưa thực sự khoa học.<br /> Thứ tư, vai trò của người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã trong xây dựng và giám<br /> sát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách còn hạn chế.<br /> Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng và<br /> các khách hàng vay vốn chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục.<br /> Thứ sáu, chưa tổ chức được các cuộc thăm dò ý kiến của người nông dân, tổ chức<br /> vay vốn, tổ chức có liên quan.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2