MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Việt Nam, là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu tiêu thụ năng lượng phục vụ<br />
phát triển kinh tế tăng rất nhanh trong những năm qua (GDP tăng trung bình khoảng 5,6<br />
%/năm trong giai đoạn 1997-2009, WB 2010). Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra<br />
nhanh chóng (788 đô thị, tốc độ đô thị hóa 35,2%, UN-Habitat 2015) và đời sống nhân<br />
dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói<br />
riêng cũng tăng rất nhanh.<br />
Theo dự báo, sau 2015 Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu năng lượng, đặc<br />
biệt là nhập khẩu than cho phát điện (Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn<br />
2011-2020 có xét đến 2030). Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, GDP bình quân hàng<br />
năm sẽ tăng khoảng 7%, nhu cầu điện thương phẩm tăng giai đoạn 2016-2020 tăng<br />
khoảng 11,4%; giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 9,1%; giai đoạn 2026-2030 tăng<br />
khoảng 7,9%.<br />
Phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của<br />
đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ, đi đôi với đa<br />
dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ trọng<br />
tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển năng lượng gắn<br />
chặt với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm thực hiện phát triển năng lượng bền vững.<br />
Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong dài hạn, các loại hình nguồn phát điện<br />
được quy hoạch đa dạng, đầy đủ nhằm khai thác triệt để, có hiệu quả kinh tế và bảo vệ<br />
môi trường. Vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp để đảm bảo an ninh năng lượng được<br />
Chính phủ quan tâm và định hướng các chủ trương phát triển năng lượng bền vững.<br />
Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia nói chung và Quy hoạch phát triển điện<br />
lực, đặc biệt là phát triển nhiệt điện nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc<br />
tế là một trong các nội dung quan trọng của QLNN về phát triển bền vững, bao gồm: an<br />
ninh năng lượng, khai thác sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên gắn với<br />
bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với BĐKH… Tại Hội nghị thượng<br />
đỉnh khí hậu thế giới COP 21 (Thỏa thuận Paris, thông qua ngày 12/12/2015, đã đi vào<br />
lịch sử với sự đồng thuận 195 nước thành viên Công ước khung của LHQ về biến đổi khí<br />
hậu), Thủ tướng Chính phủ cũng thể hiện trách nhiệm rất rõ ràng của Việt Nam đối với<br />
cộng đồng thế giới: đối với giai đoạn sau năm 2020, mặc dù là một nước đang phát triển<br />
còn nhiều khó khăn, chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam vẫn cam kết<br />
giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận<br />
được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế.<br />
Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục các hạn chế tiêu<br />
cực để hoàn thiện quản lý nhà nước (QLNN) về phát triển các nhà máy nhiệt điện, đáp<br />
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi<br />
trường – phát triển bền vững là rất cần thiết. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý<br />
Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam” làm đề tài luận văn chuyên ngành quản<br />
1<br />
<br />
lý công nhằm nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu<br />
quả, hiệu lực QLNN về phát triển nhiệt điện đáp ứng nhu cầu phát triên kinh tế, xã hội,<br />
đảm bảo an ninh năng lượng và gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển<br />
bền vững của đất nước.<br />
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn<br />
Tác giả Mikkal E. Herberg trong nghiên cứu an ninh năng lượng và châu Á-Thái<br />
Bình Dương (Energy security and Asia-Pacific) The National bureau of Asian Reseach<br />
2015 đã khẳng định sự phát triển năng động của khu vực kéo theo nhu cầu về năng lượng<br />
đã và đang đặt ra nhiều thách thức về an ninh năng lượng trong khu vực cũng như sự cần<br />
thiết phải có chính sách năng lượng kịp thời, hợp lý của các chính phủ để bảo đảm an<br />
ninh năng lượng, mỗi quốc gia cần phải có biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng nguồn<br />
năng lượng hiệu quả để bảo đảm duy trì động lực tăng trưởng và phát triển [30]<br />
Đề án: “Điều chỉnh quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020”<br />
có xét đến 2030 (QHĐ7ĐC) do Viện Năng lượng - Bộ Công Thương lập đã khẳng định<br />
quan điểm đúng đắn của Đảng, Nhà nước đối với việc phát triển hệ thống điện quốc gia,<br />
huyết mạch của nền kinh tế và được nhấn mạnh thêm một số nhân tố thời đại. Một trong<br />
những nội dung quan trọng mà đề án đã tập trung nghiên cứu là: Đa dạng hóa các nguồn<br />
năng lượng sơ cấp để sản xuất điện, trong đó ưu tiên phát triển nguồn điện từ năng lượng<br />
tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối, ...) góp phần bảo tồn tài nguyên năng lượng, giảm thiểu<br />
tác động tiêu cực tới môi trường [18]<br />
Bài viết: “Quy hoạch hệ thống điện Việt Nam – nhìn từ phía an ninh năng lượng<br />
Quốc gia” của Ths.Nguyễn Anh Tuấn và KS. Nguyễn Mạnh Cường, Viện Năng lượng,<br />
2015 đã tập trung vào một số vấn đề: Hiệu chỉnh lại dự báo nhu cầu điện đến năm 2030<br />
với mục tiêu giảm dần cường độ tiêu thụ điện, tăng hiệu quả sử dụng điện và hiệu quả<br />
đầu tư các công trình điện; tăng cường tỷ trọng các nguồn năng lượng sạch: điện từ năng<br />
lượng tái tạo, từ khí đốt và khí hoá lỏng để giảm thiểu tác động đến môi trường, phát<br />
triển bền vững; nghiên cứu đề xuất các giải pháp mới về quy hoạch lưới truyền tải: liên<br />
kết lưới truyền tải Bắc-Trung-Nam, truyền tải công suất lớn từ các cụm nhiệt điện - điện<br />
hạt nhân từ duyên hải nam Trung bộ về Nam bộ, giảm dòng ngắn mạch [23]<br />
Đề tài Khoa học và công nghệ: “Xây dựng các biện pháp kiểm soát khí nhà kính<br />
trong lĩnh vực Nhiệt điện đốt than (NĐĐT) và đề xuất lộ trình áp dụng các biện pháp<br />
kiểm soát” của Ths.Nguyễn Thị Thu Huyền và tập thể tác giả Trung tâm Tư vấn Nhiệt<br />
điện - Điện hạt nhân. Đề tài bao gồm những nội dung chính: Đánh giá tổng quan những<br />
vấn đề liên quan như Công nghệ và thiết bị các nhà máy nhiệt điện than, Cơ chế quản lý,<br />
vận hành sản xuất và quản lý môi trường, đánh giá ảnh hưởng của BĐKH; Xây dựng bộ<br />
tiêu chí đánh giá mức giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nhiệt điện đốt than; đề xuất lộ<br />
trình áp dụng biện pháp kiểm soát phát thải khí nhà kính lĩnh vực nhiệt điện đốt than [10]<br />
Bài báo: “Phát triển nhiệt điện trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam” của<br />
PGS.TS.Bùi Huy Phùng đã đưa ra những kiến nghị: Rà soát, đánh giá chính xác hơn tiềm<br />
năng, trữ lượng các dạng năng lượng, dự báo nhu cầu năng lượng, nhu cầu điện với độ tin<br />
2<br />
<br />
cậy cao, tiến hành xây dựng cân bằng năng lượng sơ cấp (Quy hoạch năng lượng tổng thể<br />
quốc gia), theo đúng Luật Điện lực 2013, làm cơ sở khoa học và pháp lý cho quy hoạch<br />
phát triển các phân ngành điện, than, dầu-khí; từ đó sẽ xác định được cơ cấu tối ưu sử dụng<br />
các nguồn năng lượng, cũng như cơ cấu nguồn điện cho cả giai đoạn quy hoạch [17]<br />
Tuy nhiên, có thể nói, vấn đề QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam chưa có<br />
những nghiên cứu chuyên sâu, do đó việc nghiên cứu đề tài “Quản lý Nhà nước về Phát<br />
triển Nhiệt điện ở Việt Nam” vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có giá trị nhất định về lý luận.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường việc quản lý nhà nước về phát triển nhiệt<br />
điện ở Việt Nam.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu lý luận quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam;<br />
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam;<br />
- Đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển<br />
nhiệt điện ở Việt Nam.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Hoạt động quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Luận văn tập trung nghiên cứu về khai thác, sử dụng nhiên liệu truyền thống từ<br />
sản xuất, phân phối nhiệt điện ở 3 miền: Bắc-Trung-Nam của Việt Nam để đảm bảo an<br />
ninh năng lượng, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.<br />
- Thời gian nghiên cứu: cho giai đoạn từ năm 2000 đến 2020.<br />
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
5.1. Phương pháp luận<br />
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật lịch<br />
sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.<br />
5.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, thống kê, so sánh,<br />
phân tích, đối chiếu và dự báo.<br />
6. Những đóng góp của Luận văn<br />
6.1. Về mặt lý luận<br />
Hệ thống hóa lý luận về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam; công tác QLNN về an<br />
toàn năng lượng nói chung và phát triển nhiệt điện nói riêng<br />
6.2. Về thực tiễn<br />
- Qua phân tích hiện trạng nội dung QLNN về khai thác, sử dụng tài nguyên<br />
khoáng sản; sản xuất và phân phối điện năng cho vùng, miền của Việt Nam, tác giả đề<br />
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung QLNN về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam<br />
giai đoạn 2016 - 2020.<br />
3<br />
<br />
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong<br />
nghiên cứu, bồi dưỡng cho các công chức, viên chức trong lĩnh vực QLNN về tài nguyên<br />
và bảo vệ môi trường, năng lượng.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được cấu<br />
trúc làm 03 chương<br />
Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam<br />
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về phát triển nhiệt điện ở Việt Nam<br />
Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện nội dung Quản lý nhà nước về phát triển<br />
nhiệt điện ở Việt Nam<br />
<br />
4<br />
<br />
Chƣơng 1:<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN<br />
NHIỆT ĐIỆN Ở VIỆT NAM<br />
1.1. Những khái niệm cơ bản<br />
1.1.1. Nhiệt điện<br />
Nhiệt điện là việc biến đổi nhiệt năng của nhiên liệu thành cơ năng rồi điện năng,<br />
quá trình biến đổi đó được thực hiện nhờ tiến hành một số quá trình liên tục (một chu<br />
trình) trong một số thiết bị của nhà máy nhiệt điện [5]<br />
1.1.2. Vai trò của nhiệt điện<br />
Nhiệt điện giữ một vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc gia. Từ cơ sở ban đầu<br />
sau tiếp quản (1954) là 31,5 MW, đến hết năm 2013, chỉ tính riêng nguồn nhiệt điện, tổng<br />
công suất đã lên tới 15.539 MW, gấp 500 lần. Nhiệt điện chiếm trên 50% tổng công suất<br />
trong toàn bộ hệ thống nguồn của cả nước, luôn là nguồn điện năng chủ yếu, giữ vai trò<br />
đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện quốc gia. Năm 1985, công suất lắp đặt của cả nước<br />
là 1.605,3 MW thì nhiệt điện, bao gồm nhiệt điện than, dầu, tua bin khí chiếm tới 81,9% cơ<br />
cấu nguồn, với 70% sản lượng điện của cả nước. Đến năm 1995, toàn bộ hệ thống có<br />
4.549,7 M, nhiệt điện chiếm 36,6% cơ cấu nguồn và 20% sản lượng của cả nước.<br />
Tuy nhiên, việc phát triển nhiệt điện cũng đứng trước thách thức không nhỏ khi<br />
nguồn than và khí trong nước sẽ không đủ cung cấp cho các nhà máy điện, phải nhập<br />
khẩu nhiên liệu. Do đó, việc đảm bảo ổn định, lâu dài nguồn nhiên liệu than, khí, trong<br />
đó có nguồn nhiên liệu nhập khẩu, cung cấp ổn định cho các nhà máy nhiệt điện sẽ có vai<br />
trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo đủ điện cho phát triển đất nước.<br />
1.1.3. Khai thác, sử dụng nhiệt điện<br />
Việt Nam là nước có tiềm năng về dầu mỏ lớn thứ 3 và có trữ lượng dầu thô đứng<br />
thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Trước đây, khi nhà máy nhiệt điện dầu được xây dựng<br />
chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, tuy nhiên hầu hết dầu mỏ ở nước ta sẽ không sử dụng làm<br />
nhiên liệu chính để sản xuất điện trong tương lai.<br />
Và với tiềm năng và trữ lượng than lớn thứ 2 tại ASEAN, chỉ sau Indonesia, 90%<br />
sản lượng than khai thác ở Việt Nam tập trung ở bể than Đông Bắc, do đó đến nay hầu<br />
hết các nhà máy nhiệt điện than đều tập trung ở miền Bắc, đặc biệt là khu vực tỉnh Quảng<br />
Ninh. Trong đó có các nhà máy lớn như Quảng Ninh 1 (600 MW), Quảng Ninh 2 (600<br />
MW), Phả Lại 1+2 (1.040 MW)<br />
Ngoài ra, nước ta cũng có trữ lượng khí đốt rất lớn, tỷ số thời gian đảm bảo khai<br />
thác lớn nhất Đông Nam Á, lên đến 63,3 năm. Các nhà máy nhiệt điện khí lại tập trung<br />
nhiều ở khu vực phía Nam, gần các bể khí do PVN đang khai thác. Điểm nổi bật của các<br />
nhà máy nhiệt điện khí này là thường là tập trung thành cụm nhằm khai thác tối đa hệ<br />
thống đường ống vận chuyển khí của PV GAS, do đó hình thành các Trung tâm điện lực<br />
(TTĐL) lớn như TTĐL Dầu khí Nhơn Trạch (1.215 MW) và TTĐL Phú Mỹ (4.015 MW)<br />
gần 2 bể khí Cửu Long và Nam Côn Sơn; TTĐL Ô Môn (2.800 MW) và nhiệt điện khí<br />
Cà Mau (1.500 MW) gần khu vực bể khí Malay – Thổ Chu [3]<br />
<br />
5<br />
<br />