intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề là tổng hợp khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về chi ngân sách nhà nước và quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện. Đánh giá thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2018. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ HOÀNG ANH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN CHƢ PƢH, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ 834 04 10 Gia Lai - Năm 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trƣơng Bá Thanh Phản biện 1: PGS.TS. Lê Văn Huy Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền. Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kính tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đã Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chư Pưh là huyện miền núi, một trong những huyện có người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, điều kiện tự nhiên không thuận lợi đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. KT-XH còn nhiều khó khăn, khả năng tích luỹ thấp, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn chưa đủ cân đối nhu cầu chi NSNN. Ngân sách huyện vẫn chưa thể hiện rõ vai trò của mình đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn. Công tác quản lý chi NSNN của huyện vẫn còn nhiều hạn chế, từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách; cũng như trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động chi ngân sách... Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài: “Quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Chƣ Pƣh, tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát 2.2. Mục tiêu cụ thể Tổng hợp khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN và quản lý chi NSNN cấp huyện. Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2018. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai trong thời gian tới. 3. Câu hỏi nghiên cứu Quản lý chi NSNN cấp huyện bao gồm những nội dung gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN cấp huyện?
  4. 2 Thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2018 như thế nào? Những giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai trong thời gian đến? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý chi NSNN tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2018. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu các nội dung của quản lý chi NSNN tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2015-2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập số liệu từ cơ sở dự liệu của HĐND huyện, UBND huyện, phòng Tài chính - kế hoạch huyện, KBNN huyện, Chi cục Thuế huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018. 5.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh… cả số tuyệt đối, số tương đối để phân tích, đánh giá. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9. Bố cục luận văn Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục có liên quan. Nội dung chính của Luận văn được thể hiện trong 03 chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quản lý chi NSNN cấp huyện.
  5. 3 Chương 2. Thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN tại huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1.1. Chi ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm chi ngân sách nhà nước Theo Luật NSNN năm 2015 “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. b. Đặc điểm chi ngân sách nhà nước c. Chức năng chi ngân sách nhà nước Phân bổ nguồn lực; Phân phối thu nhập; Điều chỉnh và kiểm soát thường xuyên d. Phân loại chi ngân sách nhà nước 1.1.2. Quản lý chi ngân sách nhà nƣớc a. Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước “Quản lý chi NSNN là sự tác động của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền đến các hoạt động chi NSNN, làm cho quỹ NSNN được phân bổ, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do cơ quan quản lý nhà nước đảm nhận” [5].
  6. 4 b. Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước Vừa mang tính chính trị vừa mang tính quản trị tài chính công; Là một hoạt động phức tạp, nhạy cảm và phải thường xuyên đối mặt với các xung đột lợi ích; Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN khó được lượng hóa; Đơn vị quản lý chi NSNN là các cơ quan Nhà nước và thực hiện quản lý chi trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật. c. Vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước d. Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước Một là nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ; hai là nguyên tắc công khai, minh bạch; ba là nguyên tắc đảm bảo trách nhiệm; bốn là nguyên tắc đảm bảo cân đối ngân sách. e. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước Tính hiệu lực; Tính hiệu quả; Tính bền vững; Tính phù hợp. f. Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước 1.1.3. Ngân sách nhà nƣớc cấp huyện a. Khái niệm ngân sách nhà nước cấp huyện NSNN cấp huyện là một bộ phận cấu thành của NSNN, do đó nó phản ánh các mối quan hệ giữa ngân sách cấp huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình phân bổ, sử dụng của cải xã hội [5]. b. Đặc điểm ngân sách nhà nước cấp huyện Là một cấp ngân sách hoàn chỉnh với nguồn thu và nhiệm vụ chi được quy định cụ thể để đảm bảo hoàn thành chức năng nhiệm vụ của một cấp ngân sách thuộc tỉnh [5]. Nội dung thu, chi của ngân sách huyện do tỉnh mà cụ thể là HĐND tỉnh và UBND tỉnh quyết định[5].
  7. 5 Ngân sách huyện thường không ổn định qua các giai đoạn. Thường thì xảy ra tình trạng mâu thuẫn giữa nhiệm vụ chi được giao và nguồn để trang trải nhiệm vụ chi [5]. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁNH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc Dự toán chi NSNN là bản dự trù các khoản chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định, được HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện quyết định là căn cứ để thực hiện chi NSNN huyện trong một năm ngân sách. a. Mục tiêu của lập dự toán b. Yêu cầu đối với lập dự toán hàng năm Phải đảm bảo quán triệt đầy đủ, đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính quốc gia trong từng thời kỳ, đồng thời phải tuân thủ những quy định của Luật NSNN. c. Phương pháp lập dự toán Phải đặt trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô, dựa trên các giả định thực tế, không tính quá cao các chỉ tiêu về thu ngân sách, không tính quá thấp các khoản chi tiêu bắt buộc là hết sức quan trọng để đảm bảo tính khả thi của dự toán ngân sách [15]. d. Căn cứ lập dự toán Theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn. e. Quy trình lập dự toán chi ngân sách nhà nước f. Nội dung lập dự toán chi ngân sách nhà nước - Chi ĐTPT của NSNN là quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KT- XH, phát triển sản xuất và dự trữ vật tư hàng hóa của nhà nước,
  8. 6 nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội [2]. - Chi thường xuyên là quá trình phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước về quản lý KT-XH [2]. g. Tiêu chí đánh giá công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước Số liệu các khoản chi theo quy định của Luật NSNN, mục lục NSNN. Phân tích, đánh giá tỷ trọng phân bổ dự toán chi ĐTPT, chi thường xuyên và các khoản chi khác theo quy định phù hợp hoạt động tăng trưởng và phát triển của huyện. 1.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc a. Mục tiêu của chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước Biến các chỉ tiêu trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực. Thông qua đó đánh giá sự phù hợp của chính sách vào thực tiễn [2]. b. Nội dung tổ chức chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nước Đối với chi đầu tư XDCB, căn cứ vào dự toán công trình, hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền quyết định và dự toán ngân sách được giao, giá trị khối lượng đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ gửi KBNN nơi giao dịch đề nghị thanh toán nếu đã đủ điều kiện chi theo quy định hoặc đề nghị tạm ứng vốn đối với các dự án đầu tư và các nhiệm vụ chi cấp thiết khác được tạm ứng vốn, kinh phí để thực hiện các công việc theo hợp đồng đã ký kết. KBNN kiểm tra số dư dự toán và tính hợp pháp của hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư gửi đến, thực hiện hạch toán chi ngân sách theo quy định. Đối với chi thường xuyên, căn cứ điều kiện chi ngân sách và tiến độ triển khai công việc, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
  9. 7 quyết định chi, gửi hồ sơ đề nghị KBNN nơi giao dịch thanh toán hoặc tạm ứng theo chế độ quy định; KBNN kiểm tra số dư dự toán, tính hợp pháp của hồ sơ do đơn vị gửi đến và các điều kiện chi theo quy định của Luật NSNN, thực hiện hạch toán chi hoặc tạm ứng ngân sách theo quy định. c. Tiêu chí đánh giá công tác chấp hành dự toán Số liệu so sánh các khoản chi theo từng loại, các mục của Mục lục NSNN và phân theo tiến độ thực hiện từng năm, đánh giá kết quả chấp hành chi NSNN giữa các năm với nhau. 1.2.3. Kiểm soát, thanh toán chi ngân sách nhà nƣớc a. Yêu cầu của kiểm soát, thanh toán chi ngân sách nhà nước Tiến hành một cách chặt chẽ, trận trọng nhưng không được gây phiền hà cho đơn vị sử dụng NSNN. Tổ chức bộ máy đơn giản, gọn nhẹ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Tiến hành đồng bộ, nhất quán trong các khâu của chu trình ngân sách [5]. b. Nguyên tắc kiểm soát, thanh toán chi ngân sách nhà nước Theo quy định của Luật NSNN, “Mọi khoản chi NSNN được hoạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách; các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách”. c. Nội dung kiểm soát thanh toán chi ngân sách nhà nước KBNN là cơ quan quản lý quỹ của nhà nước, kiểm soát thanh toán các khoản chi đúng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng mục đích và đúng tiêu chuẩn, định mức của chế độ tài chính hiện hành. d. Tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi Số liệu các khoản chi qua KBNN có đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng mục đích và đúng tiêu chuẩn,
  10. 8 định mức của chế độ tài chính hiện hành. Từ chối thanh toán các khoản chi không đúng với quy định. 1.2.4. Quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc a. Nguyên tắc quyết toán Số liệu báo cáo quyết chi NSNN phải chính xác, trung thực, đầy đủ; số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã được phép hoạch toán chi theo quy định. b. Yêu cầu quyết toán c. Nội dung quyết toán Quyết toán vốn ĐTPT: Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN đều phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư ngay sau khi dự án hoàn thành bàn giao và đưa vào khai thác, sử dụng. Báo cáo vốn đầu tư phải được xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện, phân định rõ nguồn vốn đầu tư, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, thẩm tra và phê duyệt theo quy định. Quyết toán chi thường xuyên: Được lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên theo hệ thống các cấp dự toán và các cấp ngân sách. Số liệu phải chính xác, trung thực, đầy đủ và số chi không được lớn hơn thu. d. Tiêu chí đánh giá công tác quyết toán Kiểm tra, so sánh các khoản chi có đúng với đúng mục đích sử dụng và dự toán chi được phê duyệt. Xuất toán đối với các khoản chi sai mục đích và dự toán được giao. 1.2.5. Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Đảm bảo cho việc thực hiện NSNN đúng cả về pháp luật về chính sách và tài chính đồng thời sử dụng nguồn lực theo đúng mục tiêu đề ra, tránh những hậu
  11. 9 quả xấu. Cơ quan tài chính, KBNN có trách nhiệm tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị sử dụng ngân sách các cấp. Thanh tra tài chính nhà nước có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lý NSNN của các đơn vị, cá nhân. Kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm tra và đánh giá các thông tin liên quan đến quá trình quản lý và sử dụng vốn của NSNN tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp có sử dụng vốn của NSNN. Tiêu chí đánh giá: số liệu kiểm tra, số kinh phí sai phạm, tỷ lệ thất thoát từ các khoản chi ngân sách, số thu hồi ngân sách,… đánh giá hiệu quả sử dụng NSNN. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.3.1. Các nhân tố bên ngoài a. Điều kiện tự nhiên b. Điều kiện kinh tế - xã hội c. Môi trường pháp lý d. Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước 1.3.2. Các nhân tố bên trong a. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước b. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý c. Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước d. Công tác kiểm soát, thanh tra, giám sát, xử lý e. Hiện đại hóa nền hành chính
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN CHƢ PƢH, TỈNH GIA LAI 2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN CHƢ PƢH, TỈNH GIA LAI 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Chư Pưh là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Gia Lai, được thành lập năm 2010 với diện tích tự nhiên 71.695,02 ha. Toàn huyện có 09 đơn vị hành chính; 83 thôn, làng, trong đó 60 thôn, làng người đồng bào dân tộc thiểu số; có 4 xã khu vực III và 37 thôn, làng đặc biệt khó khăn. Dân số toàn huyện 72.607 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 53,58%. 2.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Giai đoạn 2015-2018, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện có chiều hướng tích cực. Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm qua các năm, cụ thể giảm từ 51,89% năm 2015 xuống 49,32% năm 2016; 47,77% năm 2017 và 46,51% năm 2018. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng dần đều qua các năm, cụ thể từ 25,67% năm 2015 lên 27,07% năm 2016; 27,78% năm 2017 và lên 28,44% năm 2018. Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ cũng tăng đều qua các năm, từ 22,44% năm 2015 lên 23,61% năm 2016; 24,45% năm 2017 và lên 25,05% năm 2018. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH đã đề ra của huyện Chư Pưh. 2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện a. Những thuận lợi b. Những khó khăn, thách thức
  13. 11 2.1.4. Thực trạng chi ngân sách nhà nƣớc tại huyện Chƣ Pƣh giai đoạn 2015-2018 Giai đoạn 2015-2018, tình hình kinh tế huyện Chư Pưh gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu NSNN cũng như các khoản chi tại huyện. Tuy nhiên, quy mô chi NSĐP hàng năm tăng đều qua các năm. Chủ yếu là do tăng đầu tư xây dựng , nâng cấp, cải tạo trường học; trạm y tế; đường giao thông; cơ sở vật chất, trụ sở làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn huyện, 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN CHƢ PƢH GIAI ĐOẠN 2015-2018 2.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách Vào tháng 7 hàng năm, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị dự toán triển khai lập dự toán NSNN và gửi về Phòng TC-KH huyện tổng hợp, báo cáo. a. Lập dự toán chi thường xuyên Dự toán chi thường xuyên huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018 không những chiếm tỷ trọng lớn mà còn có xu hướng tăng qua các năm. Từ 225.766 triệu đồng, chiếm 86,61% năm 2015 lên 227.389 triệu đồng, chiếm 85,37% năm 2016; 271.243 triệu đồng, chiếm 83,48% năm 2017 và 287.451 triệu đồng, chiếm 84,92% năm 2018. b. Lập dự toán chi đầu tư phát triển Chi ĐTPT huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018 chiếm tỷ trọng trên 10% chi ngân sách địa phương và có xu hướng tăng qua các năm. Từ 29.855 triệu đồng, chiếm 11,45% năm 2015; 33.187 triệu đồng, chiếm 12,46% năm 2016; 46.972 triệu đồng, chiếm 14,46% năm 2017; 43.440 triệu đồng, chiếm 12,83% năm 2018. Một đặc điểm của vốn NSNN cấp cho các dự án, công trình đầu tư tại
  14. 12 huyện Chư Pưh là từ nguồn vốn trợ cấp của ngân sách cấp trên lớn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn huyện. 2.2.2. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc a. Thực trạng phân bổ, giao dự toán chi ngân sách nhà nước Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND tỉnh, quyết định giao dự toán của UBND tỉnh. UBND huyện sẽ thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị dự toán, trình Ban Thường vụ Huyện ủy, HĐND huyện xem xét thông qua trong tháng 12. Phân bổ và giao dự toán chi NSNN tại huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018 đều tăng qua các năm. Năm 2015, dự toán chi ngân sách huyện 260.657 triệu đồng, trong đó chi ĐTPT 29.855 triệu đồng chiếm 11,45% tổng chi NSĐP, chi thường xuyên 225.766 triệu đồng chiếm 86,61% tổng chi NSĐP. Đến năm 2018, dự toán chi ngân sách huyện 338.477 triệu đồng tăng 29,86% so với năm 2015, trong đó chi ĐTPT 43.440 triệu đồng chiếm 12,83% tổng chi NSĐP, chi thường xuyên 287.451 triệu đồng chiếm 84,92% tổng chi NSĐP. b. Thực trạng chấp hành chi ngân sách nhà nước Chi thường xuyên tại huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018 có xu hướng tăng dần qua các năm và đều vượt dự toán được giao, cụ thể: Năm 2015 thực hiện 231.771 triệu đồng, vượt 102,66% dự toán; năm 2016 thực hiện 233.459 triệu đồng, đạt 102,67% dự toán; năm 2017 thực hiện 276.533 triệu đồng, đạt 101,95% dự toán; năm 2018 thực hiện 292,806 triệu đồng, đạt 101,86% dự toán. Nguyên nhân chủ yếu là do thay đổi chính sách tiền lương. Chi ĐTPT tại huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018 có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên tình hình thực hiện dự toán không đạt kế hoạch đề ra, cụ thể: Năm 2015 đạt 97,10% so với kế hoạch; năm 2016 đạt 95,13% so với kế hoạch; năm 2017 đạt 94,59% so với kế hoạch;
  15. 13 năm 2018 đạt 96,61% so với kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do nguồn thu ngân sách huyện gặp nhiều khó khăn nên việc đầu tư cho các công trình cũng bị ảnh hưởng, đặc biệt năm 2017 chi đầu tư XDCB là 44.431 triệu đồng chỉ đạt 94,59% so với dự toán được giao. 2.2.3. Kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nƣớc a. Công tác kiểm soát, thanh toán chi đầu tư phát triển Hàng năm, KBNN huyện Chư Pưh thực hiện kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư cho các công trình, hạng mục công trình căn cứu vào các quyết định phân bổ vốn đầu tư XDCB của UBND huyện. Tuy nhiên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý, việc bố trí vốn còn dàn trải, kéo dài qua nhiều năm, thời gian bố trí vốn chưa được thực hiện đúng theo quy định. Chưa thực hiện thu hồi dứt điểm số dư các khoản tạm ứng. Bảng 2.9. Tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018 Kế Tổng số Số thanh Số dƣ kế Tỷ lệ Năm hoạch dự án toán hoạch (%) vốn 2015 53 29.855 28.989 866 97,10 2016 55 33.187 31.572 1.615 95,13 2017 58 46.972 44.431 2.541 94,59 2018 63 43.440 41.969 1.471 96,61 TC 229 153.454 146.961 6.493 95,77 (Nguồn: Báo cáo của KBNN huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018) b. Công tác kiểm soát, thanh toán chi thường xuyên Việc kiểm soát, thanh toán các khoản chi thường xuyên của NSNN được áp dụng riêng cho từng loại hình đơn vị dự toán. Thông
  16. 14 qua đó, KBNN huyện đã phát hiện nhiều khoản chi của các đơn vị sử dụng ngân sách chưa chấp hành đúng theo thủ tục, chế độ định mức quy định và từ chối thanh toán đối với các chứng từ chi này. Bảng 2.10. Kết quả kiểm soát chi thường xuyên huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018 Năm Tổng chi TX Số món từ chối Số tiền từ chối TT 2015 231.771 62 287,20 2016 233.459 47 192,10 2017 276.533 51 165,80 2018 292.806 45 183,50 Tổng cộng 1.034.569 205 828,60 (Nguồn: Báo cáo KBNN huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018) 2.2.4. Quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc a. Công tác thẩm tra quyết toán chi đầu tư phát triển Tổng nguồn vốn chi ĐTPT do huyện giai đoạn 2015-2018 là 146.961 triệu đồng. Trong đó, vốn đầu tư cho các công trình giao thông chiếm 37,37% với tổng vốn 54.926 triệu đồng; vốn đầu tư cho các công trình giáo dục chiếm 25,79% với tổng vốn 37.903 triệu đồng; vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng xã hội chiếm 17,80% với 26.159 triệu đồng; vốn đầu tư cho các công trình y tế chiếm 7,62% với 11.198 triệu đồng; vốn đầu tư cho các công trình văn hóa chiếm 7,33% với 10.770 triệu đồng; vốn đầu tư cho các công trình khác chiếm 4,09% với 6.005 triệu đồng. b. Công tác thẩm tra quyết toán chi thường xuyên Qua thẩm tra quyết toán chi thường xuyên tại huyện vẫn còn một số sai sót như: chi vượt định mức quy định, hồ sơ không đảm bảo về thủ tục,... phòng TC-KH huyện yêu cầu đơn vị chấn chỉnh,
  17. 15 điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ chứng từ theo đúng quy định, kiểm điểm rút kinh nghiệm, những sai phạm lớn không đúng quy định thì không quyết toán và xuất toán. Bảng 2.12. Tình hình thẩm tra quyết toán chi thường xuyên tại huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018 Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Giá trị đề nghị phê duyệt 313,779 316,718 378,191 392,930 Giá trị xuất toán 284 245 175 145 Giá trị quyết toán 313,495 316,473 378,016 392,785 Tỷ lệ quyết toán (%) 99.91 99.92 99.95 99.96 (Nguồn: Báo cáo quyết toán ngân sách huyện từ năm 2015-2018) 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước được chú trọng tăng cường thực hiện hàng năm. Bảng 2.14. Kết quả thanh tra, kiểm tra chi NSNN tại huyện Chư Pưh giai đoạn 2015-2018 Năm Năm Năm Năm Tổng Nội dung 2015 2016 2017 2018 cộng Số cuộc thanh tra, 5 6 8 7 26 kiểm tra (cuộc) Tổng số sai phạm 587,42 718,89 1.028,22 909,19 3.243,72 Kiến nghị thu hồi 328,09 409,12 721,89 541,91 2.001,01 Kiến nghị xử lý khác 259,33 309,77 306,32 367,28 1.242,70 (Nguồn: Báo cáo thanh tra hàng năm của Thanh Tra huyện Chư Pưh)
  18. 16 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN CHƢ PƢH GIAI ĐOẠN 2015 – 2018 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Việc lập, phân bổ, giao dự toán chi ngân sách cơ bản đã được tiêu chuẩn hóa dựa trên các tiêu chí, định mức tương đối phù hợp với tình hình thực tiễn của huyện. Quy mô chi ngân sách không ngừng tăng lên qua từng năm, cơ cấu phân bổ và sử dụng các khoản chi đã được điều chỉnh và thay đổi dần theo hướng vừa đảm bảo theo đúng quy định vừa sát vơi thực tế tại địa phương. Công tác quản lý kiểm soát và thanh toán các khoản chi ngân sách qua KBNN huyện đã được tính thống nhất trong quy trình thực hiện chi ngân sách. Thực hiện quyết toán ngân sách đảm bảo theo quy trình, thủ tục và thời gian quyết toán. Công tác thanh tra, kiểm tra các khoản chi ngân sách cấp huyện cũng được quan tâm, chú trọng. 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại Chất lượng lập dự toán chưa cao, chưa sát với thực tiễn tại địa phương. Hoạt động lập và thảo luận dự toán còn mang tính hình thức, áp đặt một chiều từ trên xuống. Việc giao dự toán chưa sát với nhiệm vụ chi của đơn vị dự toán nên trong quá trình chấp hành dự toán còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, cơ chế xin - cho vẫn còn tồn tại. Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành dự toán của các cơ quan quản lý vẫn còn mang tính hình thức. Số liệu quyết toán ngân sách cấp huyện còn chứa đựng nhiều rủi ro, sai sót.
  19. 17 Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong thực tiễn còn mâu thuẫn. Đơn vị tự chủ thực hiện nhiệm vụ chưa được tự chủ chi trả lương dựa trên năng lực, hiệu quả công tác. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại Kinh tế có xuất phát điểm thấp, nguồn thu NSNN trên địa bàn chưa cao, còn phân tán. Việc lập, phân bổ, giao dự toán ở một số đơn vị dự toán còn chưa sát với thực tiễn. Một số chính sách của tỉnh Gia Lai còn chậm được ban hành. Định mức phân bổ ngân sách của tỉnh thường cứng nhắc, bị động, gây khó khăn trong việc cân đối chi NSNN. Công tác thanh tra, kiểm tra có lúc chưa kịp thời, việc xử lý sau thanh tra, kiểm tra thiếu kiên quyết, còn e dè, kéo dài làm cho tính răng đe còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ngân sách chưa được chặt chẽ. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN CHƢ PƢH, TỈNH GIA LAI 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chƣ Pƣh đến năm 2020 Mục tiêu của huyện Chư Pưh đến năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội lần thứ IX huyện đề ra là “Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân tăng 9,24%. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành Nông - lâm nghiệp 44,72%; công nghiệp - xây dựng 28,22%; dịch vụ - thương
  20. 18 mại 27,06%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 52,32 triệu đồng. Thu ngân sách trên địa bàn huyện bình quân hàng năm 40,73 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 1.243 tỷ đồng”. 3.1.2. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc Chú trọng nâng cao chất lượng của việc lập dự toán; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực ngân sách. Quản lý chi NSNN phải hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn với các mục tiêu ưu tiên sát với tình hình thực tiễn phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách, đảm bảo cân đối thu, chi giữa các cấp ngân sách. Bồi dưỡng và nâng cao năng lực quản lý, điều hành NSNN, đồng thời tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trên tất cả các khâu của quy trình quản lý chi NSNN. Thúc đẩy công khai, minh bạch ngân sách, tăng cường trách nhiệm giải trình; mở rộng khoán chi, đặc biệt với cơ quan hành chính nhà nước, tạo áp lực thực hiện có hiệu quả kế hoạch tinh giản biên chế, hoàn thiện bộ máy, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách; từng bước thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ song song với việc tăng cường quản lý chuẩn mực, chất lượng dịch vụ. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI HUYỆN CHƢ PƢH 3.2.1. Hoàn thiện việc lập dự toán chi ngân sách nhà nƣớc Xây dựng dự toán một cách toàn diện, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH trong năm tài chính. Tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý cũng như các đơn vị sử dụng NSNN tại địa phương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2