Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
lượt xem 2
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa lý luận về quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để làm khung cơ sở lý luận cho nghiên cứu. Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, Kon Tum. Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, Kon Tum.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ HOÀI BẢO QUỐC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẠI HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 8.34.04.10 ĐÀ NẴNG – NĂM 2020
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế, họp tại Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 01 tháng 3 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nói đến sự nghiệp giáo dục - đào tạo, Đảng và Nhà nước ta luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, sự nghiệp giáo dục – đào tạo của nước ta cũng được đổi mới cả về tổ chức, thể chế, quản lý và nội dung, chương trình, phương pháp. Trước tình hình phát triển mới, Lãnh đạo huyện nhận thấy cần phải đẩy mạnh đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa lại các trường học để đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, nguồn ngân sách đầu tư lại có hạn không thể hoàn thiện, đáp ứng toàn bộ nhu cầu về cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục trong một thời gian ngắn, vì vậy, các Lãnh đạo của huyện cần phải đề ra chính sách, kế hoạch đầu tư dài hạn để phù hợp và kịp thời với sự phát triển của ngành GDĐT tránh gây ra tình trạng lãng phí, làm giảm sút hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, vai trò của công tác quản lý đầu tư xây dựng, nhằm tăng cường, hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường học trong thời gian tới là rất quan trọng. Đây là lý do, mà tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum” để nghiên cứu luận văn thạc sĩ, nhằm góp phần giải quyết vấn đề trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa lý luận về quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để làm khung cơ sở lý luận cho nghiên cứu; - Đánh giá thực trạng quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, Kon Tum;
- 2 - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, Kon Tum. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, Kon Tum. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, Kon Tum. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, Kon Tum giai đoạn từ năm 2014 – 2018 và đưa ra các giải pháp có ý nghĩa trong những năm đến. - Về không gian nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu các nội dung trên tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 4.2. Phương pháp phân tích thống kê 4.3. Phương pháp phân tích so sánh 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- 3 Chương 1. Một số vấn đề lý luận về quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN Chương 2. Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Chương 3. Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách tại huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC a. Đầu tư Đầu tư là sự bỏ vốn (chi tiêu vốn) cùng với các nguồn lực khác trong hiện tại để tiến hành một hoạt động nào đó (tạo ra, khai thác, sử dụng một tài sản) nhằm thu về các kết quả có lợi trong tương lai [27]. b. Đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung, tiềm lực sản xuất kinh doanh của từng cơ sở sản xuất kinh doanh nói riêng [27]. c. Xây dựng cơ bản và đầu tư Xây dựng cơ bản Xây dựng cơ bản và đầu tư Xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua
- 4 các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định [27]. d. Vốn đầu tư và vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Vốn đầu tư: Vốn đầu tư chính là tiền tích luỹ của xã hội của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ là vốn huy động của dân và vốn huy động từ các nguồn khác, được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. - Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản Vốn đầu tư Xây dựng cơ bản là toàn bộ những chi phí tập trung vào NSNN để đạt được mục đích đầu tư bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng, mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng dự toán [26, tr.4]. e. Quản lý đầu tư xây dựng Theo quy định tại khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng thì quản lý dự án xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định [13]. f. Quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục Quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục là các hoạt động chấp hành và điều hành công tác đầu tư xây dựng có tính tổ chức, được thực hiện trên cơ sở thi hành các quy định của pháp luật, được bảo đảm thực hiện chủ yếu bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước [6, tr.23].
- 5 1.1.1. Đặc điểm của quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách - Tính khoa học [1, tr. 33]. - Tính đồng nhất [1, tr. 33]. - Tính thực tiễn [1, tr. 33]. - Tính pháp lý [1, tr. 33]. 1.1.2. Vai trò của quản lý đầu tƣ xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn ngân sách Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế [17, tr.32]. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN 1.2.1. Xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tƣ Quy hoạch là quá trình sắp xếp và phân bố không gian các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường để sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển bền vững do Nhà nước đặt ra cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định [25, tr.21]. Quản lý xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch, chủ trương đầu tư các công trình trong ngành giáo dục là quản lý việc lập kế hoạch, chủ trương đầu tư xây dựng các công trình xây dựng sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành liên quan, quy hoạch sử dụng đất, trên cơ sở tuân thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu
- 6 tư, Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành có liên quan. Quy hoạch chi tiết xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng, bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục [25, tr.21]. 1.2.2. Tổ chức đấu thầu các công trình Đấu thầu là một quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu [28, tr.12]. Lợi ích của hình thức này là chọn được nhà thầu có phương án đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của công trình và có chi phí tài chính thấp nhất. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế [28, tr.12]. 1.2.3. Đầu tƣ thực hiện các công trình Tiến độ thực hiện các công trình là quá trình vận hành của công trình, quá trình thực hiện công trình diễn ra nhanh hay chậm, hiệu quả hay không được căn cứ vào việc thực hiện của công trình [30, tr.23]. Tiến độ thực hiện của một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được xem xét qua đại lượng thời gian. Đó là khoảng thời gian từ khi lập dự án đến khi đưa dự án vào hoạt động và hoàn thiện dự án. Quản lý tiến độ thực hiện các công trình trong ngành giáo dục từ nguồn vốn NSNN nhằm mục đích thiết lập trình tự thực hiện các nhiệm vụ theo mục tiêu đã đặt ra, phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể, những yêu cầu nhất định về nhân lực, thiết bị, vật tư, tài
- 7 chính và quy định của pháp luật để hoàn thành các công trình xây dựng với chất lượng tốt nhất, thời gian xây dựng ngắn nhất và chi phí thấp nhất [30, tr.23]. 1.2.4. Theo dõi chất lƣợng công trình Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định hiện hành trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn, bền vững, kỹ thuật, mỹ thuật của công trình và phù hợp với thiết kế, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng, hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật [21, tr.32]. Quản lý chất lượng công trình xây dựng là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án các công trình đầu tư nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng [21, tr.32]. 1.2.5. Sử dụng vốn đầu tƣ Quản lý vốn đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục từ nguồn vốn NSNN được hiểu là quá trình Nhà nước điều khiển và hướng dẫn hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN để đạt mục tiêu về cơ sở vật chất [19, tr.28]. Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì việc quản lý và thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn NSNN phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành.
- 8 1.2.6. Thanh tra, kiểm tra Một số nội dung của thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn NSNN gồm kiểm tra công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách; công tác đấu thầu các công trình; tiến độ thực hiện các công trình; chất lượng công trình; kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư; kiểm tra công tác đánh giá kết quả đầu tư. Một số hình thức kiểm tra đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn NSNN thường được sử dụng đó là thanh tra, kiểm tra đột xuất; thanh tra, kiểm tra thường xuyên; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoặc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo quyết định của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền. Trong đó, cần đẩy mạnh hình thức thanh tra, kiểm tra đột xuất và liên ngành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn NSNN. 1.2.7. Xử lý vi phạm Sau khi thanh tra, kiểm tra, các hành vi vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn NSNN bị phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm túc, đảm bảo làm gương cho các đối tượng khác và đảm bảo hiệu quả của công tác đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn NSNN. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các đối tượng, cá nhân, tổ chức bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm nặng, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Trong trường hợp vi phạm nặng, gây thất thoát lớn cho NSNN, các đối tượng vi phạm phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
- 9 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC BẰNG NGUỒN VỐN NSNN 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên 1.3.2. Đặc điểm kinh tế 1.3.3. Đặc điểm xã hội 1.3.4. Năng lực của bộ máy quản lý 1.3.5. Cơ chế chính sách về quản lý đầu tƣ xây dựng CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC BẰNG NGUỒN VỐN NSNN TẠI HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN ĐĂK HÀ 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Đăk Hà nằm cách trung tâm thị xã Kon Tum 20 km về phía Bắc, phía Tây giáp huyện Sa Thầy, phía Bắc giáp huyện Đăk Tô, phía Đông giáp huyện Kon Rẫy. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Cùng với sự phát triển kinh tế của cả tỉnh Kon Tum, kinh tế huyện Đăk Hà trong những năm qua đã có sự tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong 5 năm (2014-2018) đạt 34,416%, trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ tăng với 8,474%, ngành công nghiệp xây dựng với mức 11,642% và ngành nông, lâm, thủy sản 14,30%.
- 10 2.1.3. Đặc điểm xã hội Huyện Đăk Hà có diện tích 84.360ha. Trong đó đất nông nghiệp là 18.958ha, đất lâm nghiệp 44.919ha, đưa diện tích sử dụng lên tới 65.637ha. Tổng dân số trong toàn huyện năm 2018 là 74.805 người (nữ giới có người 37.399 người, nam giới chiếm 37.406 người), dân số ở khu vực thành thị chiếm 21,45%, khu vực nông thôn chiếm 78,57%. Trong đó người Kinh có 39.195 người, chiếm 52,40%. 2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO CÁC TRƢỜNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC BẰNG NGUỒN VỐN NSNN TẠI HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM Giai đoạn 2014-2018 trên địa bàn huyện có 653 phòng học, trong đó phòng học kiên cố và bán kiên cố là 643 phòng đạt tỷ lệ 98,4%; 200 phòng chức năng, 37 phòng học bộ môn, có 11 trường TH, THCS có phòng máy vi tính để dạy học. 2.2.1. Hệ thống trƣờng mầm non Đến năm học 2017 - 2018, toàn huyện có 106 phòng học thuộc các trường mầm non, trong đó có 102 phòng bán kiên cố và 04 phòng kiên cố, huyện có 9 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia với tỷ lệ đạt chuẩn 64,3%, với 5.011 học sinh mẫu giáo, 338 học sinh nhà trẻ. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 8%, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 82%. 100% xã, thị trấn trên địa bàn đều có trường mầm non, có xã, thị trấn có 2 - 3 trường ở các điểm trường thôn, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên từng địa bàn xã, thị trấn. 2.2.2. Hệ thống trƣờng phổ thông * Hệ thống trường tiểu học
- 11 Đến năm học 2017 - 2018, toàn huyện có 380 phòng học, trong đó có 163 phòng kiên cố, 210 phòng bán kiên cố, 05 phòng tạm, 03 phòng thuê mượn, huyện có 13 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia với tỷ lệ đạt chuẩn 61,9%, với 9.160 học sinh. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 95%. * Hệ thống trường THCS Đến năm học 2017 - 2018, toàn huyện có 167 phòng học, trong đó có 139 phòng kiên cố, 27 phòng bán kiên cố, huyện có 4 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia với tỷ lệ đạt chuẩn 28,6%, với 5.781 học sinh. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi đạt 90%. 2.2.3. Tình hình đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành giáo dục và triển khai các chƣơng trình, kế hoạch, đề án liên quan đến lĩnh vực giáo dục Hàng năm, thực hiện triển khai các chương trình, đề án, của Chính phủ các sở, ban ngành, địa phương đã phối hợp để tham mưu triển khai các Đề án của ngành GDĐT một cách có hiệu quả trên cơ sở các nguồn lực hiện có của địa phương. 2.2.4. Tình hình đầu tƣ phát triển giáo dục dân tộc, miền núi, giáo dục vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi (DTTS, MN) đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển. Nhờ đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng DTTS, MN đã có những chuyển biến đáng kể: hệ thống trường, lớp học được quan tâm đầu tư xây dựng ngày càng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện để từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học sinh (HS) đến trường tăng cao, HS lưu ban, bỏ học ngày càng
- 12 giảm. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS hằng năm tăng rõ rệt. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và người học là người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Qua đó đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sư bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC BẰNG NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK HÀ, TỈNH KON TUM THỜI GIAN QUA 2.3.1. Xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch đầu tƣ Trong 5 năm qua, công tác quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng các trường học theo quy hoạch trên địa bàn huyện luôn được các cấp chính quyền quan tâm, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để thực hiện công tác quy hoạch và phát triển các trường học, phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo. Việc lập và quản lý quy hoạch cho đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục từ nguồn vốn NSNN luôn được các cấp chính quyền ở địa phương quan tâm. Trong những năm qua, huyện Đăk Hà đã thực hiện hoàn thành các đề án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS ngành giáo dục và đào tạo, quy hoạch đầu tư cơ sở vật chất kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ cho giáo viên nhằm phục vụ tốt cho công tác phát triển giáo dục và dào tạo. Trong giai đoạn 2014 - 2018, huyện đã phê duyệt 64 dự án cho công tác xây dựng, sửa chữa trường học với tổng mức đầu tư 67.432 triệu đổng. Kế hoạch bổ sung đất cho các trường công lập đến năm 2020 được thể hiện qua bảng sau:
- 13 Nhìn vào bảng trên, ta thấy, thị trấn Đăk Hà được bổ sung 9,3ha; huyện Đăk Long được bổ sung 9,7ha; huyện Đăk Ngọc được bổ sung 7,5ha; huyện Đăk Hring được bổ sung 5ha; huyện Đăk Mar được bổ sung 6ha và tổng cộng là huyện Đăk Hà đã lập kế hoạch bổ sung thêm 37,5ha cho các trường công lập đến năm 2020. 2.3.2. Tổ chức đấu thầu các công trình Công tác đấu thầu được thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội. Nhìn chung, công tác đấu thầu ngày càng được cải tiến, công khai, minh bạch, nhờ đó, chất lượng công trình ngày càng được cải thiện và tiết kiệm được đáng kể chi phí cho NSNN thông qua công tác đấu thầu. Trong giai đoạn từ năm 2014 - 2018, có 64 gói thầu thuộc các dự án xây dựng trường học được tổ chức đấu thầu. Trong đó, có 52 gói thầu tư vấn được lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu; 12 gói thầu xây lắp được lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi. Tổng giá trị của các gói thầu là 67.432 triệu đồng, tổng giá trị trúng thầu là 64.060 triệu đồng. Thông qua công tác đấu thầu, đã tiết kiệm cho ngân sách được 3.372 triệu đồng. 2.3.3. Đầu tƣ thực hiện các công trình Công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện một số dự án quan trọng đạt kết quả tốt, được dư luận đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh một số kết quả đạt được, công tác quản lý tiến độ thực hiện các công trình vẫn còn một số mặt tồn tại; vẫn còn xảy ra tình trạng nhiều công trình xây dựng chậm tiến độ nhưng các chủ đầu tư, các đơn vị có liên quan vẫn chưa có biện pháp giải quyết, xử lý hiệu quả.
- 14 Công tác giải phóng mặt bằng chưa đúng tiến độ theo yêu cầu; vẫn còn một số dự án đầu tư chưa được sự ủng hộ, đồng thuận của người dân. Sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành vẫn chưa chặt chẽ, kịp thời. Các khâu giải quyết thủ tục hành chính còn chậm, kéo dài. 2.3.4. Theo dõi chất lƣợng công trình Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng các công trình trường học luôn được chú trọng; từng dự án thi công đều tổ chức giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình. Mô hình quản lý chất lượng thông qua các tổ chức tư vấn giám sát thay cho mô hình cũ do chủ đầu tư tự tổ chức giám sát được áp dụng rộng rãi. Năng lực đội ngũ quản lý chất lượng công trình từng bước được nâng cao, trang thiết bị phục vụ công tác giám định được đổi mới, nâng cấp. Do vậy, công tác quản lý chất lượng đối với các công trình xây dựng trường học trong những năm qua là tương đối tốt, không có sự cố và thiệt hại nào đáng kể xảy ra trong quá trình thi công cũng như đưa công trình vào sử dụng. a. Công tác quản lý chất lượng khảo sát, thiết kế xây dựng Nhìn chung, các Chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng công trình tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý về khâu khảo sát, thiết kế xây dựng. b. Công tác quản lý chất lượng trong quá trình thi công Công tác quản lý chất lượng các công trình trường học trong quá trình thi công luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình quản lý dự án. Ngay từ khi bắt đầu triển khai các dự án, các hoạt động quản lý nâng cao chất lượng trong quá trình thi công được các đơn vị tham
- 15 gia từ Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiêt kế, các nhà thầu và các địa phương quan tâm và thực hiện đảm bảo theo quy định. 2.3.5. Theo dõi sử dụng vốn đầu tƣ a. Công tác xây dựng kế hoạch và bố trí vốn đầu tư Trong những năm qua, huyện Đăk Hà đã tập trung chỉ đạo các ban ngành, các cấp, các địa phương, các chủ đầu tư trong tổ chức triển khai, bám sát công tác xây dựng kế hoạch và bố trí vốn đầu tư. Vì thế, nguồn vốn NSNN cho đầu tư xây dựng các trường học được phân bổ đúng mục đích, tập trung, thực hiện theo đúng mục tiêu đề ra; nợ khối lượng xây dựng cơ bản các công trình hoàn thành được ưu tiên bố trí hoàn trả, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp, đặc biệc là các dự án có khả năng hoàn thành trong năm, hạn chế tối đa các dự án khởi công mới không có khả năng hoàn thành. b. Công tác thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành của các công trình trường học được thực hiện đúng quy định hiện hành của nhà nước, đảm bảo đúng pháp luật và tuân thủ theo Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính về Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước. Công tác phê duyệt quyết toán được các cơ quan chuyên môn tham mưu đúng quy trình và ban hành đúng thẩm quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quyết toán các công trình hoàn thành. 2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục sử dụng nguồn vốn NSNN được thực hiện được các cơ quan, đơn vị có chức năng trên địa bàn huyện Đăk Hà nói riêng, tỉnh Kon Tum nói chung quan tâm, chú trọng. Từ năm
- 16 2014-2018, trên địa bàn huyện đã tổ chức nhiều hình thức thanh tra, kiểm tra như thanh tra, kiểm tra đột xuất; thanh tra, kiểm tra thường xuyên; thanh tra, kiểm tra liên ngành; thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Như vậy, số lượng thanh tra, kiểm tra đột xuất và liên ngành chưa nhiều, thậm chí còn có xu hướng giảm trong một số năm. 2.3.7. Thực trạng xử lý vi phạm Nhìn chung, việc xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Đăk Hà chưa thực sự nghiêm túc, chỉ mới dừng lại ở mức nhắc nhở, rút kinh nghiệm nên chưa tạo được sự nghiêm minh, làm gương cho các đơn vị, tổ chức khác chú trọng hơn nữa trong công tác đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục sử dụng nguồn vốn NSNN. Vì vậy, hiện tượng vi phạm đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Đăk Hà trong những năm gần đây đang có dấu hiệu gia tăng, ngày càng phức tạp. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC BẰNG NGUỒN VỐN NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK HÀ 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc - Công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch, chủ trương đầu tư đã được các cấp chính quyền quan tâm bằng việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp để thực hiện công tác quy hoạch, phát triển các trường. - Công tác tổ chức đấu thầu các công trình ngày càng được cải tiến, công khai, minh bạch nên chất lượng công trình ngày càng được cải thiện và tiết kiệm đáng kể chi phí cho NSNN.
- 17 - Công tác đầu tư thực hiện các công trình đã có nhiều chuyển biến tích cực. - Công tác theo dõi chất lượng công trình đã được chú trọng. - Công tác theo dõi sử dụng vốn đầu tư được thực hiện theo đúng quy định, chủ trương của Nhà nước, đảm bảo kiềm chế lạm phát và an sinh xã hội. - Công tác thanh tra, kiểm tra được quan tâm, thực hiện. Hình thức thanh tra, kiểm tra đa dạng, phù hợp. - Công tác xử lý vi phạm đã được tiến hành, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, kịp thời xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục sử dụng nguồn vốn NSNN. 2.4.2. Những mặt hạn chế - Công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch, chủ trương đầu tư xây dựng trong ngành giáo dục bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Đăk Hà chưa đáp ứng yêu cầu, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. - Công tác tổ chức đấu thầu các công trình chưa mang lại hiệu quả tiết kiệm cao. - Công tác đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị trường học đã được quan tâm đầu tư trong các năm qua nhưng nhiều đơn vị, trường học vẫn còn thiếu các phòng bộ môn, thiếu trang thiết bị dùng chung. - Công tác theo dõi chất lượng công trình còn tồn tại nhiều hạn chế như: Chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán chưa được quan tâm.
- 18 - Công tác theo dõi sử dụng vốn đầu tư: Việc bố trí vốn dàn trải, thiếu tập trung, chưa dứt điểm các công trình trọng điểm, chuyển tiếp; tình trạng nợ đọng kéo dài nhiều năm gây thất thoát và lãng phí, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. - Công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu nghiêm túc do ít các cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành, đột xuất. - Công tác xử lý vi phạm chưa đủ nghiêm minh. 2.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế Các hạn chế trên là do các nguyên nhân sau: - Đối với công tác xây dựng quy hoạch, lập kế hoạch, chủ trương đầu tư, hạn chế là do quá trình quản lý dự án đầu tư công hiện nay thiếu một văn bản nhất quán, thiếu những quy định về chính sách đầu tư công, thiếu các quy định về tài chính sách đầu tư công . - Công tác tổ chức đấu thầu các công trình chưa minh bạch, công khai là do UBND huyện Đăk Hà chưa chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các dự án phải được đấu thầu công khai rộng rãi, qua mạng. - Công tác đầu tư xây dựng: Nguyên nhân là do năng lực của một số chủ đầu tư, điều hành quản lý dự án còn hạn chế. - Công tác theo dõi chất lượng công trình: Nguyên nhân là do một số chủ đầu tư, ban quản lý dự án còn chậm trong việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành, chậm hoàn thành thủ tục quyết toán. - Công tác theo dõi sử dụng vốn đầu tư: Nguyên nhân là do việc phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước còn dàn trải, số vốn bình quân phân bổ cho các dự án hàng năm còn thấp. - Công tác thanh tra, kiểm tra: Nguyên nhân là do cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra, cải cách hành chính thực hiện đầu tư công có lúc chưa được quyết liệt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 307 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 116 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 100 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 201 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn