BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
PHAN THỊ THU HÀ<br />
<br />
KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG<br />
CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH<br />
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN<br />
NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK<br />
<br />
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng<br />
Mã số: 60.34.02.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2015<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Tùng<br />
Phản biện 2: PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào<br />
ngày 13 tháng 9 năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin Học liệu - Đại Học Đà Nẵng<br />
- Thư viện Trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và song hành trong hoạt động tín<br />
dụng và không thể loại bỏ hoàn toàn đặc biệt đối với cho vay đối<br />
tượng khách hàng doanh nghiệp, do đó công tác quản trị rủi ro tín<br />
dụng là rất quan trọng là thước đo chất lượng tín dụng trong việc cấp<br />
tín dụng.<br />
Trong những năm qua, Agribank Đăk Lắk đã thực hiện tương<br />
đối tốt công tác kiểm soát rủi ro tín dụng nói chung và kiểm soát rủi ro<br />
tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nói riêng đã đạt kết quả nhất<br />
định, hoạt động cho vay doanh nghiệp phát triển và mở rộng đáng kể,<br />
kiểm soát được chất lượng tín dụng... Tuy nhiên, chi nhánh vẫn gặp<br />
không ít những tồn tại trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong<br />
cho vay doanh nghiệp.<br />
Nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng<br />
trong hoạt động cho vay tại Agribank Đắk Lắk học viên chọn đề tài:<br />
“Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân<br />
hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Đăk Lăk” làm<br />
luận văn tốt nghiệp của mình.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về kiểm soát rủi ro tín dụng trong<br />
cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.<br />
- Phân tích đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong<br />
cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đắk Lắk thời gian qua.<br />
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát rủi ro trong cho<br />
vay doanh nghiệp tại Agribank Đắk Lắk.<br />
<br />
2<br />
* Câu hỏi nghiên cứu<br />
- Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN của ngân<br />
hàng thương mại bao gồm những vấn đề gì?<br />
- Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh<br />
nghiệp tại Agribank Đắk Lắk như thế nào?<br />
- Agribank Đắk Lắk cần thực thi những biện pháp gì để hoàn<br />
thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp?<br />
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu:<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về kiểm<br />
soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đắk Lắk<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về nội dung của đề tài: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho<br />
vay doanh nghiệp tại Agribank Đắk Lắk.<br />
Luận văn nghiên cứu một trong bốn nội dung của quản trị rủi ro<br />
tín dụng là kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN, từ đó phân tích<br />
thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại<br />
Agribank Đắk Lắk, và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công<br />
tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại chi nhánh.<br />
+ Về không gian: Tại Agribank Đắk Lắk<br />
+ Thời gian: giai đoạn 2012-2014<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Từ nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động kiểm soát<br />
rủi ro trong cho vay doanh nghiệp, luận văn sẽ sử dụng các phương<br />
pháp lịch sử, tổng hợp, thống kê mô tả, quy nạp, diễn dịch, phân tích<br />
so sánh, đối chiếu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn kinh doanh của<br />
ngân hàng nhằm phục vụ cho nghiên cứu đề tài để đưa ra nhận xét,<br />
đánh giá các vấn đề liên quan đến nội dung của luận văn.<br />
<br />
3<br />
Thu thập các dữ liệu thứ cấp tài liệu nội bộ, báo cáo tổng kết<br />
công tác tín dụng của các NHTM, cơ quan liên quan, các tạp chí, kết<br />
luận của các hội thảo chuyên đề, các trang thông tin điện tử …<br />
Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được, xử lý và phân tích dữ liệu,<br />
tìm ra những nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng, kết luận và đề ra<br />
giải pháp.<br />
* Ý nghĩa lý luận về thực tiễn<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro tín<br />
dụng trong cho vay DN của ngân hàng thương mại.<br />
- Đánh giá thực trạng công tác kiểm sóat rủi ro tín dụng trong<br />
cho vay DN tại Agribank Đắk Lăk.<br />
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm sóat rủi ro<br />
tín dụng trong cho vay DN tại Agribank Đắk Lắk góp phần nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh.<br />
5. Bố cục của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương<br />
như sau:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho<br />
vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay<br />
doanh nghiệp tại Agribank Đắk Lắk.<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong<br />
cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đắk Lắk.<br />
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
<br />