intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh tế: Quản lý Nhà nước về thu thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục thuế huyện Núi Thành

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm hệ thống hóa lý thuyết về quản lý thu thuế GTGT. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng về quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện Núi Thành nhằm đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước quản lý nhà nước về thu thuế GTGT trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh tế: Quản lý Nhà nước về thu thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục thuế huyện Núi Thành

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÙI VĂN CHÁNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 834 04 10 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Nguyễn Thị Hƣơng Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: TS. Nguyễn Chín Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 10 năm 2020. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hệ thống chính sách thuế ngày càng được hoàn thiện; tính tuân thủ pháp luật, trình độ nhận thức về thuế của người nộp thuế (NNT) cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) thuế được nâng lên; tổ chức bộ máy của các cơ quan thuế ngày càng hoàn thiện, tinh gọn góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển. Tuy vậy, việc áp dụng luật thuế GTGT đối với các DN vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tiễn cần được giải quyết; công tác quản lý thuế chưa được hoàn thiện, tình trạng DN trốn thuế, gian lận thuế xảy ra phổ biến, tỷ lệ nợ thuế vẫn còn cao, gây thất thu cho NSNN. Xác định được tầm quan trọng đó, tôi nhận thấy rằng cần phải có những giải pháp trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DN nhằm tăng nguồn thu cho NSNN đồng thời tạo sự công bằng, bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nƣớc về thu thuế Giá trị gia tăng tại Chi cục thuế huyện Núi Thành” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là nhằm hệ thống hóa lý thuyết về quản lý thu thuế GTGT. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng về quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện N i Thành nhằm đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý nhà nước QLNN về thu thuế GTGT trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát lý luận QLNN về thu thuế GTGT.
  4. 2 - Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về thu thuế GTGT trên địa bàn huyện N i Thành. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện N i Thành trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn QLNN về thu thuế GTGT đối với các DN do Chi cục thuế huyện Núi Thành quản lý. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích những nội dung của QLNN về thu thuế GTGT đối với các DN bao gồm các hoạt động: Lập dự toán thu thuế; tổ chức thu thuế; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế GTGT và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu các nội dung của công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện N i Thành. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng QLNN về thu thuế GTGT đối với các DN trong 3 năm 2017 - 2019). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; nghiên cứu các quy trình nghiệp vụ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của Nhà nước, tập trung vào các quy trình quản lý thuế GTGT hiện hành như quy trình lập dự toán thu thuế GTGT, quy trình tổ chức thu thuế, công tác quản lý DN, quy trình thanh tra, kiểm tra cũng như giải quyết các tranh chấp về thuế... để phân tích, đánh giá công tác quản lý thu thuế GTGT trong thời
  5. 3 gian qua, tìm ra những bất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn huyện N i Thành. 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.2.1. Dữ liệu thứ cấp Được thu thập từ các nguồn tài liệu, các Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác quản lý thu thuế của Cục Thuế tỉnh Quảng Nam, Chi cục thuế huyện N i Thành giai đoạn 2017 - 2019. Ngoài ra, các số liệu liên quan đến tình hình tổng quan thu nhập từ các niên giám thống kê huyện N i Thành, các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nước. 4.2.2. Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên với 2 loại phiếu khảo sát 01 dành cho các DN nộp thuế, 01 dành cho các cán bộ quản lý thu thuế, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ trên cơ sở các DN nộp thuế trên địa bàn và cán bộ làm công quản lý thu thuế tại Chi cục thuế. Mục đích của khảo sát là đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn thông qua ý kiến của hai nhóm đối tượng khảo sát là DN và CBCC ngành thuế về nội dung nghiên cứu. Nội dung của khảo sát bao gồm các nội dung của quản lý thu thuế GTGT gồm: Công tác lập dự toán thu thuế; công tác tổ chức thu thuế GTGT; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về thuế; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Cụ thể đã tiến hành khảo sát được 125 DN SXKD trên địa bàn chiếm 9,87% trong tổng số 1.266 DN , gồm 70 công ty trách nhiệm hữu hạn TNHH , 30 doanh nghiệp tư nhân DNTN , 23 công ty cổ phần, 02 hợp tác xã HTX và 25 CBCC (chiếm 55,5 % CBCC tại Chi cục thuế.
  6. 4 4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Dùng phương pháp thống kê so sánh để phản ánh mức độ đạt được của các chỉ tiêu theo không gian hay thời gian đến kết quả nghiên cứu. - Dùng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel. 4.4. Phương pháp phân tích. - Phương pháp so sánh: Trên cơ sở số liệu đã thu thập qua các năm, qua ý kiến đánh giá của hai nhóm đối tượng được khảo sát công tác QLNN về thu thuế GTGT đối với CBCC tại Chi cục và các DN trên địa bàn huyện Núi Thành. So sánh số liệu tăng giảm hàng năm; so sánh sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu;đánh giá mức độ tăng trưởng. - Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT của Chi cục thuế huyện N i Thành. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương, gồm: - Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thu thuế GTGT. - Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thu thuế GTGT trên địa bàn huyện N i Thành. - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thu thuế GTGT trên địa bàn huyện N i Thành. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1.1. Thuế GTGT a. Khái niệm về thuế GTGT Theo Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12, ban hành ngày 03/6/2008 “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng” [21]. b. Bản chất của thuế GTGT Là loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Được gọi là thuế GTGT vì thực chất thuế chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Tổng số thuế thu được chính bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT do người tiêu dùng cuối chịu, cơ sở SXKD, nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ là NNT vào NSNN thay cho người tiêu dùng thông qua việc cộng thuế vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán khi mua hàng hóa, dịch vụ [12]. c. Đặc điểm của thuế GTGT Thuế GTGT xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, nhằm đáp ứng nhu cầu huy động ngân sách ngày càng lớn của Nhà nước. Thuế GTGT là nguồn động viên quan trọng, kịp thời và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN. Thuế GTGT được tính và thu vào từng khâu, từng giai đoạn của quá trình SXKD nên làm tăng nguồn thu cho NSNN.
  8. 6 d. Vai trò của thuế GTGT Thuế GTGT là một sắc thuế tiên tiến, việc áp dụng thuế GTGT khắc phục nhược điểm của thuế doanh thu trước đây là “thuế chồng thuế”; thuế GTGT có nhiều ưu điểm, tác dụng tích cực tới khuyến khích SXKD, xuất khẩu, tăng cường đầu tư, tăng thu cho NSNN. 1.1.2. Khái niệm QLNN về thu thuế GTGT Quản lý nhà nước về thu thuế GTGT là quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra của cơ quan thuế nhằm đảm bảo NNT chấp hành những quy định trong Luật thuế, qua đó huy động đầy đủ những khoản tiền thuế vào NSNN theo luật định [12]. 1.1.3. Vai trò của QLNN về thu thuế GTGT Vai trò của QLNN về thu thuế GTGT là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, với sự thay đổi phương thức can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh tế, QLNN về thuế GTGT đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội. 1.1.4. Mục tiêu của QLNN về thu thuế GTGT 1.2. NỘI DUNG CỦA QLNN VỀ THU THUẾ GTGT 1.2.1. Lập dự toán thu thuế GTGT a. Căn cứ để xây dựng dự toán thu ngân sách Chính sách, pháp luật và các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán: - Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; - Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và xây dựng dự toán NSNN; Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm; Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Thuế;
  9. 7 - Pháp luật thuế và các văn bản pháp luật khác liên quan đến thu ngân sách. - Những thay đổi về chính sách dự kiến áp dụng trong năm kế hoạch. b. Các bước lập dự toán thu thuế GTGT Bước 1: Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước: Bước 2: Phân tích tình hình đầu tư, phát triển SXKD để tính đ ng, tính đủ các khoản thu ngân sách theo các chính sách, chế độ hiện hành. Bước 3: Dự kiến khả năng tăng số thu thuế do tăng thêm đối tượng chịu thuế theo quy định mới đồng thời phải dự kiến được số hụt thu do áp dụng các chính sách giảm, miễn thuế để kích cầu đầu tư, tiêu dùng của Nhà nước đối với từng giai đoạn. Bước 4: Đề ra các biện pháp và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ đọng của thuế; chống thất thu, trốn và gian lận thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo dự toán thu được triển khai có tính khả thi cao [9]. 1.2.2. Tổ chức thu thuế GTGT a. Tuyên truyền, hỗ trợ NNT b. Đăng ký thuế (cấp mã số thuế) c. Kê khai thuế GTGT d. Quản lý hóa đơn, chứng từ e. Xử lý tờ khai, xác định và ấn định thuế f. Quản lý việc nộp thuế của NNT g. Quản lý nợ thuế h. Hoàn thuế GTGT
  10. 8 1.2.3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế a. Kiểm tra thuế b. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế 1.2.4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế NNT, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của CBCC quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Công dân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thuế của NNT, của công chức quản lý thuế hoặc tổ chức, cá nhân khác. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.3.1. Nhân tố thuộc về chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về thuế 1.3.2. Nhân tố thuộc về cơ quan quản lý thuế a. Tổ chức bộ máy quản lý thuế b. Điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật c. Nguồn nhân lực quản lý thuế 1.3.3. Nhân tố thuộc về nhận thức của NNT 1.3.4. Các nhân tố khác KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  11. 9 CHƢƠNG 2 TH C TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ THU THUẾ GTGT TR N ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN NÚI THÀNH VÀ CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TR N ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH 2.1.1. Khái quát về Chi cục thuế huyện Núi Thành a. Quá trình hình thành và phát triển b. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Núi Thành c. Chức năng nhiệm vụ d. Tình hình phân bổ CBCC tại Chi cục thuế huyện Núi Thành. Bảng 2.1: Tình hình phân bổ lao động của Chi cục thuế huyện Núi Thành giai đoạn 2017 - 2019. Qua Bảng 2.1 cho thấy: giới tính nam chiếm đa số trong tổng số CBCC của Chi cục thuế huyện N i Thành và trên 80% CBCC có trình độ đại học. Số lượng CBCC tại chi cục được tinh giảm dần qua các năm. e. Tình hình thực hiện thu nộp NSNN tại Chi cục thuế huyện Núi Thành Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2019 tại Chị cục thuế huyện N i Thành là 198.415 triệu đồng đạt 123% so với kế hoạch (Niên Giám Thống Kê năm 2019 huyện N i Thành) [2]. Ngay từ đầu năm huyện đã tập trung chỉ đạo các biện pháp nhằm chống thất thu thuế, tăng cường các biện pháp phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu được giao. 2.1.2. Khái quát về DN do Chi cục thuế huyện Núi Thành quản lý
  12. 10 Bảng 2.2: Tình hình DN do Chi cục thuế huyện Núi Thành quản lý giai đoạn 2017 - 2019 Số lƣợng DN So sánh (%) T Loại hình DN 2018/ 2019/ T 2017 2018 2019 2017 2018 1 Công ty TNHH 756 867 1.002 114,68 132,54 2 Công ty Cổ phần 106 113 112 106,60 105,66 Doanh nghiệp 113 114 3 Tư nhân 112 100,89 101,79 4 Hợp tác xã 23 31 38 134,78 165,22 Cộng 997 1.124 1.266 112,74 126,98 (Nguồn: Chi cục thuế huyện Núi Thành) Số liệu ở bảng 2.2 cho thấy: số lượng DN tăng dần qua các năm ở tất cả các loại hình DN. Đây vừa là cơ sở, vừa là dấu hiệu để lập dự toán tăng thu ngân sách qua các năm. 2.2. TH C TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN NÚI THÀNH 2.2.1. Công tác lập dự toán thu thuế GTGT a. Căn cứ để lập dự toán thu thuế GTGT b. Tình hình lập dự toán thu thuế GTGT đối với các DN trên địa bàn huyện giai đoạn 2017 - 2019 Trên cơ sở thực tế thu thuế GTGT từ các năm trước, Chi cục Thuế xác định tổng thu thuế GTGT từ các DN là nguồn thu chủ yếu trên địa bàn huyện và trên cơ sở dự toán thu NSNN của Cục Thuế mà ngay từ đầu năm Chi cục thuế đã phân tích tình hình phát triển các DN trên địa bàn huyện giao chỉ tiêu kế hoạch thu thuế GTGT từ các DN cho Đội kiểm tra quản lý trực tiếp, các đội khác có nhiệm vụ thực hiện các chức năng của mình hỗ trợ DN thực hiện tự khai thuế,
  13. 11 tính thuế và nộp thuế. Do dự toán thu NSNN tăng, đồng thời số lượng DN tăng qua các năm Bảng 2.2 nên dự toán thu thuế GTGT tăng qua các năm Bảng 2.3 (Hình 2.1). Bảng 2.3: Tình hình lập Dự toán thu thuế GTGT tại huyện Núi Thành giai đoạn 2017 - 2019 So sánh (%) 2017 2018 2019 Nội dung 2018/ 2019/ TT tr.đồng tr.đồng) tr.đồng) 2017 2018 1 Thu thuế GTGT từ DN 53.840 71.230 74.350 32,3 4,4 2 Thu thuế GTGT 58.342 77.186 80.657 32,3 4,5 3 Tổng thu NSNN 116.683 155.632 161.313 33,4 3,7 (Nguồn: Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT - Nghiệp vụ - Dự toán) Tuy nhiên, để đánh giá được thực trạng QLNN về công tác lập dự toán thu thuế GTGT đối với DN trên địa bàn thì phải so sánh với kết quả thực hiện thu so với dự toán. Kết quả khảo sát từ 25 CBCC thuế cho thấy, có đến 68% CBCC không đồng ý về công tác lập dự toán thuế các năm qua. Như vậy, có thể thấy rằng, công tác lập dự toán chưa sát với thực tiễn, chưa dự báo hết các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu thuế GTGT. Bảng 2.4 Tình hình thu thuế GTGT so với dự toán tại huyện Núi Thành giai đoạn 2017 - 2019 So với dự toán Dự toán Thực hiện Mức tăng Năm (triệu đồng) (triệu đồng) % tăng (triệu đồng) 2017 53.840 59.951 6.111 11,35 2018 71.230 64.508 -6.722 -9,44 2019 74.350 68.169 -6.181 -8,32
  14. 12 Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá của CBCC thuế về công tác lập dự toán thu thuế GTGT Ý kiến đánh giá Câu hỏi liên Hoàn Tổng Hoàn quan đến nội toàn Không Khá số ý Đồng ý toàn dung lập dự toán không đồng ý đồng ý kiến đồng ý thu thuế GTGT đồng ý SL % SL % SL % SL % SL % Công tác lập dự toán thu thuế 25 0 0 17 68 8 32 0 0 0 0 GTGT theo Ông CBCC Bà là phù hợp (Nguồn: Số liệu khảo sát và tính toán của tác giả) 2.2.2. Công tác tổ chức thu thuế GTGT a. Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT Bảng 2.6: Kết quả tuyên truyền hỗ trợ NNT giai đoạn 2017 – 2019 Theo kết quả khảo sát đánh giá của CBCC thuế thì 80% cán bộ thuế đồng ý và khá đồng ý về công tác tuyên truyền văn bản chính sách pháp luật về thuế GTGT Bảng 2.7 , công tác này đã tác động tốt đến ý thức chấp hành pháp luật thuế của DN, còn lại 20% cán bộ không đồng ý vì cho rằng công tác tuyên truyền mang lại hiệu quả chưa cao; công tác tập huấn đối thoại có 100% CBCC đồng ý. Số liệu khảo sát cho thấy nội dung tuyên truyền các chính sách chưa được tập trung, trong tổng số 125 DN được khảo sát thì có 28% ý kiến không đồng ý, nhưng ngược lại có đến 72% ý kiến đồng ý trở lên; công tác tập huấn đối thoại, cung cấp tài liệu của đội tuyên truyền được đánh giá khá tốt với 86,4% ý kiến đồng ý và 13,6% ý kiến khá đồng ý Bảng 2.7 . Bảng 2.7: Kết quả khảo sát đối với CBCC thuế và DN về công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT b. Quản lý đăng ký thuế (cấp MST)
  15. 13 Số liệu bảng 2.8 cho thấy: số lượng DN được cấp mã số thuế (MST) tăng qua các năm, năm 2017 có 997 DN được cấp MST, năm 2018 có 1.124 DN, đến năm 2019 đã có 1.266 DN. Bảng 2.8: Tình hình DN đã đăng ký (cấp MST) giai đoạn 2017 - 2019 Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của DN căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn, thực hiện đăng ký thuế để cấp MST (13 số) cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo MST (theo mẫu số 11-MST cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Bảng 2.9: Kết quả khảo sát đối với CBCC thuế và DN về công tác đăng ký thuế (cấp MST) Do công việc này đã được cán bộ các phòng Cục thuế tỉnh thực hiện thành thục nên nội dung này đươc CBCC thuế đánh giá cao với 24% đồng ý, 36% khá đồng ý và 40% hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, về phía DN cho rằng đây là việc làm đơn giản, cần được phân cấp về cho Chi cục thuế các huyện để thực hiện, tránh tình trạng đi lại và phải giao dịch qua Trung tâm hành chính công của tỉnh, do đó nội dung này có 12% DN được khảo sát không đồng ý, còn lại 88% là có ý kiến đồng ý trở lên Bảng 2.9). c. Quản lý kê khai thuế GTGT Quản lý tình trạng khai thuế của NNT Xem xét, xử lý hồ sơ khai thuế, lưu hồ sơ khai thuế Xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế Sơ đồ 2.2: Quy trình quản lý khai thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Núi Thành (Nguồn: Đội kê khai, Kế toán thuế và Tin học)
  16. 14 Bảng 2.10: Kết quả quản lý kê khai thuế GTGT đối với DN giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị Năm TT Nội dung tính 2017 2018 2019 1 Số DN phải khai thuế DN 997 1.124 1.266 2 Số DN đã khai thuế DN 977 1.105 1.235 3 Tỷ lệ khai thuế % 97,9 98,3 97,5 (Nguồn: Đội Kê khai, Kế toán thuế và Tin học) Bảng 2.11: Kết quả khảo sát đối với CBCC thuế và DN về công tác kê khai thuế GTGT d. Quản lý hóa đơn, chứng từ Hướng dẫn cấp hóa đơn Tiếp nhận và kiểm tra hóa đơn Lập hóa đơn, bán ấn chỉ Thực hiện cấp phát Theo dõi và xử lý vi phạm hóa đơn Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý hóa đơn tại Chi cục Thuế Bảng 2.12: Kết quả kiểm tra sử dụng hóa đơn GTGT tại các DN giai đoạn 2017 – 2019 Năm Năm Năm Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Số đơn vị được kiểm tra DN 10 14 12 Số hóa đơn được kiểm tra Tờ 1.057 1.363 1.325 Số hóa đơn có vi phạm Tờ 127 124 118 So sánh HĐ vi phạm/HĐ kiểm tra % 12,02 9,10 8,91 Số tiền truy thu và xử phạt Tr. đồng 232 156 175
  17. 15 e. Xử lý tờ khai, xác định và ấn định số thuế phải nộp Bảng 2.13: Kết quả quản lý tờ khai thuế GTGT của DN giai đoạn 2017 - 2019 Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Tổng số tờ khai DN phải nộp Tờ 11.964 13.488 15.192 Tổng số tờ khai DN đã nộp Tờ 11.724 13.260 14.820 Số tờ khai nộp về Chi cục đ ng hạn Tờ 11.188 12.787 14.388 Số tờ khai nộp trễ hạn hoặc bị sai sót Tờ 536 473 432 Tỷ lệ tờ khai trễ, sai/tờ khai đã nộp % 4,57 3,57 3,00 (Nguồn: Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học) g. Quản lý việc nộp thuế GTGT của DN Bảng 2.14: Kết quả thu thuế GTGT đối với DN tại Chi cục thuế huyện Núi Thành giai đoạn 2017 - 2019 TT Đơn vị Năm Năm Năm Chỉ tiêu tính 2017 2018 2019 1 Thuế GTGT Tr.đồng 59.951 64.508 68.169 2 Lượng tăng thuế GTGT Tr.đồng - 4.557 3.661 3 Tốc độ tăng % - 7,6 5,7 Số thu thuế GTGT qua các năm đều tăng, cụ thể: năm 2018 so với 2017 tăng 4.557 triệu đồng hay tăng 7,60%; năm 2019 so với 2018 tăng 3.661 triệu đồng hay tăng 5,67%). Số thu thuế GTGT qua các năm tăng là do các DN được thành lập mới có xu hướng tăng qua các năm, cụ thể: năm 2018 tăng 12,74% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 12,63% so với năm 2018, bên cạnh đó là nhờ vào sự quản lý việc nộp thuế GTGT từ các DN của cơ quan thuế. Bảng 2.15: Kết quả khảo sát đối với CBCC thuế và DN về công tác thu nộp thuế GTGT Theo quy trình thu nộp thuế thì số thuế phải thu bao gồm cả
  18. 16 nợ và tiền phạt chậm nộp, trong giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế, việc thu thuế triệt để cũng gây không ít khó khăn cho DN, qua số liệu khảo sát 125 DN cho thấy có 68% đồng ý và 32% không đồng ý với nội dung này Bảng 2.15 . h. Quản lý nợ thuế Bảng 2.16: Tình hình nợ thuế GTGT của DN từ năm 2017 – 2019 Công tác quản lý thu nợ trong những năm qua của Chi cục thuế huyện N i Thành được nâng cao; đã phân tích, phân loại chi tiết được từng khoản nợ, song tình trạng nợ thuế vẫn chưa được khắc phục triệt để, số thuế GTGT nợ đọng vẫn còn nhiều. Nguyên nhân là do Chi cục Thuế chưa tổ chức đánh giá tốt việc thực hiện các biện pháp thu, chống thất thu và đánh giá rủi ro khi lập và thực hiện kế hoạch, việc phân kỳ thu nợ cũng chưa có quy trình cụ thể. Mặt khác do tình hình kinh tế trong nước cũng như trên địa bàn hết sức khó khăn cho nên nợ thuế năm 2019 có chiều hướng tăng lên, bên cạnh đó, ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT còn thấp. Bảng 2.17: Kết quả khảo sát đối với CBCC thuế và DN về công tác quản lý nợ thuế GTGT Kết quả khảo sát được tổng hợp ở Bảng 2.17 cho thấy các DN chưa hài lòng về sự phối hợp giữa đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và các bộ phận liên quan với 22,4% ý kiến không đồng ý, DN cho rằng việc đối chiếu nợ giữa các đội còn chuyển lòng vòng giữa các cơ quan chuyên môn, chưa tập trung; trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay việc kinh doanh của DN đang gặp khó khăn, không hiệu quả dẫn đến tình trạng nợ thuế dài hạn do đó áp dụng các biện pháp để xử lý nợ đã làm cho DN không hài lòng, đây là vấn đề mà trong công tác QLNN cần cân nhắc và có biện pháp thích hợp trong thời gian tới.
  19. 17 i. Công tác hoàn thuế và kiểm tra hoàn thuế Quy trình hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Núi Thành được thực hiện theo Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 của Bộ tài chính hướng dẫn về quản lý hoàn thuế GTGT. Hướng dẫn NNT lập hồ sơ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế của NNT và theo dõi Tiến hành kiểm tra hồ sơ đề nghị hoàn thuế Phân loại đối tượng, xác định số thuế được hoàn Lập Ủy nhiệm chi gửi KBNN huyện để tiến hành hoàn thuế Tổ chức kiểm tra hoàn thuế Lưu hồ sơ hoàn thuế Sơ đồ 2.5: Quy trình hoàn thuế GTGT tại Chi cục Thuế Núi Thành 2.2.3. Kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế a. Kiểm tra thuế Công tác kiểm tra thuế hiện nay tại Chi cục thuế huyện Núi Thành đang thực hiện theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế. Cập nhật dữ liệu, thông tin vào các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác kiểm tra Kiểm tra hồ sơ khai thuế Xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế. Sơ đồ 2.6: Quy trình kiểm tra hồ sơ thuế tại cơ quan Thuế
  20. 18 Bảng 2.20: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT tại cơ quan thuế giai đoạn 2017 - 2019 Năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tổng số hồ sơ đã kiểm tra, trong đó: 2.442 2.865 2.931 - Số hồ sơ được chấp nhận 2.440 2.855 2.929 - Số hồ sơ không được chấp nhận 0 0 0 - Số hồ sơ phải điều chỉnh 2 2 10 (Nguồn: Đội kiểm tra - Chi cục thuế huyện Núi Thành) Theo bảng 2.20 ta thấy rằng tổng số hồ sơ thuế GTGT kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế tăng qua các năm từ năm 2017 đến 2019, nguyên nhân là do số lượng DN do Chi cục Thuế huyện N i Thành quản lý tăng qua các năm từ 2017 đến 2019 bên cạnh đó, chủ trương của Chi cục là tăng cường kiểm tra, rà soát hồ sơ thuế của DN từ đó phát hiện và xử lý các vi phạm nếu có làm tăng nguồn thu cho NSNN. Qua 3 năm đều không có hồ sơ nào không được chấp nhận, số hồ sơ cần điều chỉnh không đáng kể. Lập kế hoạch kiểm tra và chuyên đề kiểm tra Chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế Giám sát kết quả sau kiểm tra Lưu hồ sơ kiểm tra Sơ đồ 2.7: Quy trình kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở NNT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2