intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 13

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:34

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng hợp bài giảng các môn học Tập đọc – Kể chuyện, Toán, Đạo đức, Chính tả, Tự nhiên và Xã hội, Thủ công của lớp 3 tuần học thứ 13 với một số nội dung: người con của Tây Nguyên; so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn; tích cực tham gia việc lớp việc trường; một số hoạt động ở trường; đêm trăng trên Hồ Tây; bảng nhân 9; mở rộng vốn từ từ địa phương, dấu chấm hỏi, chấm than...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 13

  1. TUẦN 13 Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018 TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU A. Tập đọc ­ Đọc rành mạch, trôi chảy. ­ Bước đầu biết thể hiện tình cảm, thái độ của nhân vật qua lời đối thoại. ­ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã  lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp . (Trả lời được  các câu hỏi trong SGK) B. Kể chuyện ­ Kể lại được một đoạn của câu chuyện. ­ HS kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật.  * GD an ninh quốc phòng: Kể  chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí,  sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Ảnh anh hùng Núp trong SGK, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng học thuộc lòng bài Cảnh đẹp non sông(5’) ­ 2 HS đọc thuộc lòng bài: Cảnh đẹp non sông ­ Trả lời câu hỏi : Ai đã tô điểm cho non sông ta mỗi ngày càng đẹp hơn?  ­ Lớp nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc bài Người con của Tây Nguyên (25’) a.GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi. Lời của anh hùng Núp với lũ  làng: mộc mạc tự hào, lời cán bộ và dân làng sôi nổi. Đoạn cuối đọc với  giọng trang trọng, cảm động. b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ ­ Đọc từng câu  ­ Đọc từng đoạn trước lớp : + HS đọc nối tiếp lần 2. GV nhận xét.   GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Núp, bok, càn quét, lũ làng, sao  Rua, mạnh hung, người Thượng  + GV giải nghĩa thêm một số từ địa phương: Kêu, coi. ­ Đọc từng đoạn trong nhóm: HS đọc theo nhóm đôi, mỗi em  đọc một đoạn  cho bạn nghe các nhóm tự sửa sai cho nhau. ­ GV gọi 2 nhóm đọc trước lớp. ­ Lớp nhận xét. Một HS đọc cả bài. ­ Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2 Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài: (10’) ­ Học sinh đọc thầm từng đoạn cả bài tập đọc trả lời các câu hỏi SGK và nêu  được:
  2. Câu 1: (HS đọc đoạn 1) ­ Anh Núp Được cử đi đâu?   Câu 2: (HS đọc đoạn 2) ­ Ở đại hội về anh Núp kể cho dân làng biết những gì? Câu 3:  Những chi tiết nào cho thấy Đại hội rất khâm phục thành tích của dân  làng Kông Hoa? ­ Những chi tiết nào cho thấy dân làng Kông hoa rất vui, rất tự hào về thành  tích của mình? Câu 4: : Đại hội tặng dân làng Kông Hoa những gì?  ? Khi xem những vật đó, thái độ của mọi người ra sao? ­ GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài: Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng  Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp. ­ Nhiều HS  nhắc lại. + GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa? (Em rất  yêu quý và tự hào về anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa.)  Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện đọc lại(10’) ­ GV đọc diễn cảm đoạn 3. Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn 3  ­ 2 HS  thi đọc đoạn 3. ­ Cả lớp và GV nhận xét bình chọn học sinh đọc tốt. ** GD an ninh quốc phòng:  ­ GV kể  chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các  dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Hoạt động 5: GV hướng dẫn HS kể chuyện (20’) ­ Kể lại một đoạn của câu chuyện “Người con của Tây Nguyên”. ­ HS kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật ­ Một HS đọc yêu cầu của bài. ­ HS tự kể chuyện trong nhóm đôi (kể đoạn 1) ­ Các nhóm thi kể chuyện, GV và HS nhận xét, tuyên dương những nhóm kể  tốt. * HS kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật) ­ HS đọc thầm lại đoạn văn mẫu để hiểu đúng yêu cầu. ­ GV hỏi để HS  nêu được ở đoạn văn kể mẫu, người kể nhập vai nhân vật  Núp, kể  lại câu chuyện theo lời của nhân vật Núp .  ­ GV nhắc HS : + Có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, một người dân làng Kông Hoa song  cần chú ý cách xưng hô. +  Kể đúng chi tiết trong câu chuyện nhưng có thể dùng từ đặt câu khác,  tưởng tượng thêm một vài chi tiết phụ. ­ HS chọn vai, suy nghĩ lời kể. ­ 1 số HS kể trước lớp. Lớp và GV nhận xét. Hoạt động nối tiếp (3’) ­ Một HS nêu ý nghĩa của câu chuyện
  3. ­ GV dặn HS về nhà kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật trong  chuyện     TOÁN SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN I. MỤC TIÊU  ­ Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. ­ Bài tập 1, 2,3 (cột a, b). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Bảng lớp viết sẵn nội dung bài tập 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bảng nhân, chia 8:(5’) ­ 3 HS đọc thuộc lòng bảng nhân , chia 8 ­ GV nhận xét ­ Giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS so sánh số bé bằng một phần mấy lần số  lớn.(10’) VD: Đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng CD dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng CD  dài gấp mấy lần đoạn thẳng AB.    A           B                                                  C                                   D ­ Một số HS nhắc lại yêu cầu đề bài. ­ HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ cách làm bài. ­ 1 HS nêu cách thực hiện:      6 : 2  =  3(lần) ­ 1 HS nêu:  độ dài đoạn thẳng CD  dài gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng AB. 1 ­  GV hướng dẫn HS nêu:  Độ dài đoạn thẳng AB bằng   độ dài đoạn thẳng  3 CD ­  GV nêu câu hỏi gợi ý để HS nêu được các bước thực hiện : ­ 1 số HS  nhắc lại các bước thực hiện Hoạt động 3: Hướng dẫn HS giải bài toán(8’) ­ GV nêu đề toán, 1 số HS đọc lại đề bài  ­ GV hướng dẫn HS  cách vẽ sơ đồ minh họa (SGK)
  4. ­ HS thảo luận nhóm 4 để tìm ra cách giải ­ Từng nhóm báo cáo cách thực hiện của nhóm mình, GV nhận xét, hướng  dẫn HS các bước thực hiện( Thực hiện theo 2 bước tương tự như VD) ­ 1 số HS  nêu lại các bước làm. Hoạt động 4:  Hướng dẫn HS luyện tập(15’) Bài 1:  Rèn kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. ­ Cả lớp  quan sát mẫu, 1 em nêu cách làm bài. ­  HS  thực hiện cá nhân vào vở nháp ­ 2 HS  lên bảng chữa bài, mỗi HS  điền vào một cột ­ Lớp nhận xét,chữa bài ­ Một số học sinh nêu lại cách thực hiện ở mỗi cột Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. ­ 1 số HS  đọc đề toán, thảo luận nhóm đôi và giải ra giấy nháp ­ Đại diện 1 số nhóm nêu cách làm. Lớp và GV nhận xét. ­ 1 số HS  nêu lại cách thực hiện và bài giải. Bài 3: Rèn kĩ năng so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. ­ HS nêu yêu cầu bài tập. ­ HS suy nghĩ, làm bài vào vở nháp. ­ Một số HS nêu cách làm và nêu rõ các bước thực hiện. Lớp và GV nhận xét Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại. Hoạt động nối tiếp:(2’) Nhắc lại nội dung bài học.
  5. ĐẠO ĐỨC TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP VIỆC TRƯỜNG  I. MỤC TIÊU ­ Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành  những nhiệm vụ được phân công. * HS biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của   HS. Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường. ­ Một số  KNS cần GD: Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập  thể.Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về  các việc trong lớp. Kĩ  năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC  Hoạt động 1: Xử lí tình huống:(15’) * Mục tiêu: HS biết thể hiện tính tích cực, tự giác, tham gia việc lớp, việc trường và hoàn   thành những nhiệm vụ được phân công. * Cách tiến hành:  ­ GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lí  một tình huống (các tình huống có trong vở BT) ­ Nhóm trưởng tiến hành cho nhóm thảo luận tình huống nhóm mình được  giao. ­ Các nhóm thảo luận. ­ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận . ­ Các nhóm khác nhận xét, góp ý.
  6. ­ GV kết luận:  Hoạt động 2: Đăng kí tham gia việc lớp việc trường :(20’) * Tạo cơ hội cho học sinh tích cực tham gia việc lớp, việc trường. * Cách tiến hành: ­ Thực hiện cá nhân:  ­ HS  suy nghĩ và ghi ra giấy những việc lớp, việc trường mà các em có khả  năng tham gia và mong muốn được tham gia.  ­ HS bỏ  tờ  giấy mà các em đã ghi những việc lớp, việc trường mà mình có   khả  năng tham gia và mong muốn được tham gia vào một hộp nhỏ  GV đã   chuẩn bị. ­ Mỗi tổ cử  một đại diện đọc to các phiếu cho cả lớp cùng nghe.  ­ GV yêu cầu 1 số HS sắp thành từng nhóm công việc, sau đó giao nhiệm vụ  cho từng bạn thực hiện từng nhóm công việc đó. ­ Các nhóm cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao trước lớp. ­ GV nêu kết luận chung: Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa   là bổn phận của mỗi người học sinh. * HS biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường. Hoạt động nối tiếp:(3’) ­ Cả lớp cùng hát bài: Lớp chúng mình đoàn kết, nhạc và lời của Mộng Lân. TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG I. MỤC TIÊU:  ­ Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường ngoài hoạt động học  tập như   vui chơi, văn nghệ, thể  dục, thể  thao, lao động vệ  sinh, tham quan   ngoại khoá. ­ Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ  chức. HS biết tham gia tổ  chức   hoạt động để đạt được kết quả tốt. Các KNS cơ bản càn GD: Kĩ năng hợp tác; Kĩ năng giao tiếp: Bày tỏ suy nghĩ,   cảm thông, chia sẻ với người khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Các hình vẽ trang 48, 49 (SGK) ­ Tranh ảnh về các hoạt động của nhà  trường . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố một số hoạt động ở trường(5’) ­ Em hãy kể tên một số môn học học ở lớp 3. ­ Em thích môn học nào nhất ? Vì sao? ­ GV nhận xét . ­ GV giới thiệu bài trực tiếp. 
  7. Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động yếu của HS ngoài giờ lên lớp(15’) * Mục tiêu: Nêu được các hoạt động chủ yếu của HS ngoài giờ lên lớp * Cách tiến hành: ­ HS quan sát các hình trang 48, 49 (SGK) thảo luận theo nhóm đôi. ­ Sau đó một em hỏi , một em trả lời về hội dung của các bức tranh. ­ GV gọi một số  nhóm hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. Ví dụ:  + Bạn cho biết hình một thể hiện hoạt động gì? + Hoạt động này diễn ra ở đâu? + Bạn có nhận xét gì về thái độ và ý thức kỉ luật của các bạn trong hình? ­ GV kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của HS bao gồm: vui chơi giải trí,  văn nghệ, thể  thao, làm vệ  sinh, trồng cây, tưới cây, giúp gia đình thương   binh, liệt sĩ... Hoạt  động 3:    Hướng dẫn HS tham gia thực hiện các hoạt  động do  trường tổ chức(15’) * Mục tiêu:  HS biết tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức. * Cách tiến hành:  ­ GV yêu cầu HS kể ra những hoạt động do nhà trường tổ  chức mà mình đã   tham gia. ­ HS tự kể (ví dụ: vui chơi, văn nghệ, thể thao, làm vệ sinh, tưới cây...) GV giới thiệu 1 số tranh, ảnh về hoạt động của nhà trường và bổ sung những  hoạt động do nhà trường vẫn tổ chức cho các lớp trên mà các em chưa được  tham gia. * HS biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt được kết quả tốt. GV yêu cầu các em suy nghĩ và hoàn thành bảng sau: Hoạt động nối tiếp:(3’)­ GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU ­ Biết so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn. ­ Biết giải bài toán có lời văn (hai bước tính). ­ HS làm được các bài tập 1,2,3,4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Bộ đồ dùng toán II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố số bé bằng một phần mấy số lớn(5’) ­ Một HS  nêu miệng: 8 bằng một phần mấy của 32? ­ GV nhận xét ­ Giới thiệu bài ­ GV giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập(30’) Bài 1: Củng cố số bé bằng một phần mấy số lớn.
  8. ­ HS nêu yêu cầu của bài tập. ­ HS tự làm các phần còn lại vào vở nháp. ­ 4 HS  lên bảng chữa bài (Mỗi HS thực hiện một cột) ­ GV yêu cầu 1 số HS nêu lại cách thực hiện. Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. ­ HS đọc đề toán ­ nêu tóm tắt và tự giải bài toán ra giấy nháp. ­ Một HS  lên bảng chữa bài  ­ GV cùng  lớp nhận xét. ­ Một số HS nêu lại các bước làm: ­ GV củng cố cách giải bài toán có lời văn có 2 phép tính liên quan đến so sánh  số bé bằng một phần mấy số lớn. Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. ­ HS đọc đề toán, nêu tóm tắt và tự làm bài vào vở.  ­ Một HS  lên bảng trình bày bài giải. Một số em nêu cách làm. Bài 4: Rèn kĩ năng xếp hình theo mẫu cho sẵn            ­ HS nêu yêu cầu của bài: Xếp 4 hình tam giác thành hình (Như SGK) ­ HS thực hiện theo nhóm 2 sử dụng 4 hình tam giác trong bộ đồ dùng học  toán. ­ Các nhóm cử đại diện thi xếp hình (Nhóm nào xếp nhanh đúng theo hình  mẫu thì thắng cuộc) ­ Lớp nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc Hoạt động nối tiếp:(2’)  ­ Nhắc lại nội dung tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết  sau. CHÍNH TẢ ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY I. MỤC TIÊU ­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Bài viết  không mắc quá 5 lỗi. GD môi trường:Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp của thiên nhiên, từ đó  thêm yêu quý môi trường xung quanh, ý thức BVMT. ­ Làm đúng bài tập điền tiếng có vần iu/ uyu. Làm đúng bài tập 3 a/b. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Bảng phụ viết nội dung bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
  9. Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng viết tiếng có âm tr, ch:(5’) ­ Hai HS lên bảng viết từ : trung thành, chông gai. Lớp viết vào vở nháp. ­ Lớp nhận xét­ GV giới thiệu bài . Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS viết chính tả.(20’) a. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung ­ GV đọc thong thả rõ ràng bài  Đêm trăng trên Hồ Tây   ­ Hai HS đọc lại.  + Đêm trăng trên Hồ Tây đẹp như thế nào? (trăng toả sáng rọi vào các gợn  sóng lăn tăn; gió đông nam hây hẩy; sóng vỗ rập rình; hương sen đưa theo  chiều gió thơm ngào ngạt) b. Hướng dẫn HS cách trình bày + Bài viết có mấy câu ? (6 câu) + Những chữ nào cần viết hoa ? Vì sao phải viết hoa những chữ đó? ­  HS đọc thầm bài chính tả tự viết ra giấy nháp những chữ các em dễ viết  sai. đêm trăng, nước trong vắt, rập rình,.. c. GV đọc cho HS viết bài vào vở.  ­ GV lưu ý những HS viết còn chậm, chữ viết hay sai lỗi. d. Chấm,  chữa bài:  ­ GV thu chấm 1 số bài, nhận xét chung trước lớp.  Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:(10’) a. Bài tập 2: Điền vào chỗ trống iu hay uyu ­ HS nêu yêu cầu của bài tập. ­ HS thực hiện cá nhân vào vở bài tập. ­ 2 HS lên bảng làm bài. Lớp và GV nhận xét. (đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay)  ­ Một số HS đọc lại bài tập. b. Bài tập 3a: Viết lời giải các câu đố­ HS nêu yêu cầu của bài tập  ­ GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm. ­ Các nhóm thảo luận, tìm lời giải đúng cho từng câu đố. Sau đó mỗi nhóm  bắt thăm câu đố của nhóm mình, để đố nhóm còn lại. ­ Lớp và GV nhận xét, chốt lại những lời giải đố đúng (a,con ruồi, quả dừa,  cái giếng; b, con  Hoạt động nối tiếp:(2’) Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2018 TOÁN BẢNG NHÂN 9 I. MỤC TIÊU  ­ Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được phép nhân trong giải toán,  biết đếm thêm 9. ­ Bài tập 1,2, 3, 4 SGK II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  10.    Các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn.(5’) ­ GV hỏi: Số lớn là 48, số bé là 8. Vậy số lớn gấp mấy lần số bé? ­ HS trả lời miệng. Lớp và GV nhận xét. Hỏi HS làm thế nào để được kết  quả như vậy. ­ GV giới thiệu trực tiếp. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS lập bảng nhân 9 và học bảng  nhân9(15’) ­ Giới thiệu 9 x 1= 9 + GV yêu cầu HS lấy ra 1 tấm bìa có 9 chấm tròn. GV hỏi: 9 chấm tròn được  lấy 1 lần bằng mấy chấm tròn? (9 chấm tròn được lấy 1 lần là 9 chấm tròn)  1 HS lên bảng viết:  9  x 1 = 9; đọc là: Chín nhân một bằng chín. ­ Giới thiệu 9 x 2 = 18. + GV yêu cầu HS lấy ra 2 tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn. GV hỏi: 9 chấm  tròn được lấy 2 lần bằng mấy chấm tròn? (9 chấm tròn được lấy 2 lần là 18  chấm tròn) 1 HS lên bảng viết: 9 x 2 = 18. ­ Tương tự như trên giáo viên hướng dẫn học sinh thành lập hết bảng nhân 9.  ­ GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bảng nhân. Hoạt động 3:  Hướng dẫn HS thực hành:(15’) Bài 1: Củng cố bảng nhân 9 ­ HS tự nhẩm và nối tiếp nhau nêu miệng kết quả từng phép tính. GV ghi  bảng. HS nêu: Phải vận dụng bảng nhân 9 để tính nhẩm. ­ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh. Bài 2: Củng cố bảng nhân 9 ­ 2 HS lên bảng chữa bài. Bài 3: Củng cố giải bài toán có lời văn. ­ HS đọc đề toán, tự tóm tắt và làm bài vào vở. ­ GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài. Một số em trình bày bài làm của mình trước  lớp. Chú ý: Không viết 3 x 9 = 27 (bạn). Bài 4: Củng cố bảng nhân 9 ­ HS tự tính và nêu kết quả tính. 1 em lên bảng chữa bài.  ­ Lớp và GV nhận xét. Một số HS đọc lại dãy số. ­ GV hướng dẫn HS nhận xét dãy số. Hoạt động nối tiếp:(3’) ­ GV gọi 2 HS đọc bảng nhân 9­ Dặn HS học thật thuộc bảng nhân TẬP ĐỌC CỬA TÙNG
  11. I. MỤC TIÊU ­ Đọc đúng, rành mạch. Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ  hơi đúng các câu văn. ­ Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng ­ một cửa biển thuộc  Miền Trung nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK) GD môi trường: HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, từ đóthêm tự hào  về quê hươngđất nước và có ý thức tự giác BVMT. ­ GD An ninh quốc phòng: Nêu sự  kiện chiến đấu của quân và dân ta  ở  Cửa   Tùng trong chiến tranh chống Mỹ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Tranh minh họa bài đọc trong SGK. ­ Bảng phụ viết câu văn đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng bài Người con của Tây  Nguyên. (5’) ­3 HS đọc 3 đoạn của chuyện: Người con của Tây Nguyên và trả lời câu hỏi  về nội dung bài. ­ GV nhận xét ­ Giới thiệu bài: Giới thiệu bài thông qua tranh minh hoạ. Hoạt động 2: GV hướng dẫn luyện đọc bài Cửa Tùng:(18’) a. GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, đầy cảm xúc  ngưỡng mộ, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm (mướt màu xanh, rì rào  gió thổi, biển cả mênh mông, bà chúa của các bãi tắm, đỏ ối...) b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ + Đọc từng câu : ­  HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. ­  HS luyện đọc những tiếng khó : Lịch sử, cứu nước, Lũy tre làng, chống  Mĩ, ....(HS đọc cá nhân, đồng thanh) ­ HS đọc nối tiếp lần 2, GV nhận xét. + Đọc từng đoạn trước lớp:  ­ GV nêu phương án chia đoạn : Bài chia làm 3 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là  một đoạn ) ­ HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài. ­ GV dùng bảng phụ hướng dẫn HS đọc đúng câu  ­ GV giúp HS hiểu nghĩa các từ: Bến Hải, Hiền Lương, đồi mồi, bạch kim  ­ GV giải thích thêm từ: Dấu ấn lịch sử (dấu vết đậm nét, sự kiện quan trọng  được ghi lại trong lịch sử của một dân tộc. + Đọc từng đoạn trong nhóm:  ­ Đọc theo nhóm đôi: Từng cặp HS đọc cho nhau nghe, tự sửa lỗi cho nhau. ­ GV giúp đỡ những nhóm HS đọc chưa tốt. ­ Một nhóm đọc lại bài, lớp nhận xét, GV đánh giá. ­ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài:(10’)
  12. ­ HS  đọc thầm từng đoạn, cả bài trả lời câu hỏi SGK và nêu được: + Cửa Tùng ở nơi  dòng sông Bến Hải gặp biển  ­ GV giới thiệu thêm về Bến Hải ­ sông ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị là  nơi phân chia 2 miền Nam, Bắc từ năm 1954 đến năm 1975. Cửa Tùng là cửa  sông Bến Hải. Câu 1:  Cảnh đẹp ở hai bên bờ sông Bến Hải: thôn xóm mướt màu xanh của  lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi Câu 2:  Bà chúa của các bãi tắm là bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm. Câu 3:  Sắc màu nước biển ở đây rất đặc biệt : Thay đổi ba lần trong một  ngày (bình minh nước biển màu hồng nhạt, buổi trưa nước biển màu xanh lơ,  chiều tà đổi màu xanh lục) + Người xưa so sánh biển Cửa Tùng với chiếc lược đồi mồi. ­ GV nêu: Hình ảnh so sánh trên làm tăng vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn của  Cửa Tùng. ­ GV gọi 1 HS đọc toàn bài. GV hướng dẫn HS nêu nội dung của bài: Tả vẻ  đẹp kì diệu của Cửa Tùng­ một cửa biển thuộc miền Trung nước ta. ­ Nhiều HS  nhắc lại. + GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế: Hãy kể về những bãi biển đẹp mà em  biết: biển Sầm Sơn, biển Phan Thiết... ? Em sẽ làm gì nếu như được đến tham quan những nơi đó? ( không vứt rác  bừa bãi và không làm hư hại bất cứ việc gì.) ­  GD An ninh quốc phòng: GV cho học sinh xem trên máy chiếu sự  kiện   chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ. Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS luyện đọc lại: (5’) ­ GV đọc diễn cảm đoạn 2. Hướng dẫn học sinh đọcđúng, đọc hay đoạn 2. ­ Một số học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 2. ­ 3 HS  thi đọc ba đoạn của bài. ­ Một HS  đọc cả bài. ­ Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay. Hoạt động nối tiếp:(2’) Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
  13. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ ĐỊA PHƯƠNG  DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN. I. MỤC TIÊU ­ Nhận biết được một số từ ngữ thường dùng ở Miền Bắc, Miền Nam qua  bài tập phân loại, thay thế từ ngữ. (BT 1, BT 2) ­ Đặt đúng dấu câu (dấu chấm hỏi, dấu chấm than) vào chỗ trống trong đoạn  văn. (BT 3) ­ GD An ninh quốc phòng:  Giới thiệu về  quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.   Khẳng định là của Việt Nam II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC  ­ Bảng lớp ghi nội dung bài tập1, bài tập 2, bài tập 3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố so sánh hoạt động với hoạt động(5’) ­ GV hỏi: Hãy nêu những hoạt động được so sánh với nhau trong câu b của  Bài tập 2 tiết trước.(Tàu cau ­ vươn ­ vẫy). ­ Lớp và GV nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)  Bài tập 1:Chọn và xếp các từ ngữ cho sẵn vào bảng phân loại (từ dùng ở  miền Bắc từ dùng ở miền Nam) ­ 1HS nêu yêu cầu của bài.  ­  GVgiúp HS hiểu yêu cầu của bài tập: Các từ trong mỗi cặp có nghĩa giống  nhau (bố/ ba;  mẹ/ má...) nhiệm vụ của các em là đặt vào bảng phân loại : Từ  nào dùng ở miền Nam từ nào dùng ở miền Bắc. ­ HS tự làm bài vào vở. 2 em lên bảng chữa bài. ­ Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng (Miền Bắc: bố, mẹ, anh cả, quả,  hoa, dứa, sắn, ngan/ Miền Nam: ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì,  vịt xiêm). ­ Một số HS đọc lại bài làm. Bài tập2: Các từ in đậm trong đoạn thơ sau thường được dùng ở 1 số tỉnh  Miền Trung. Em hãy dùng những từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ  ấy. ­ 2 HS đọc yêu cầu của BT, đọc đoạn thơ và các từ trong ngoặc đơn ­ GV giúp HS  hiểu yêu cầu của bài tập
  14. ­ HS trao đổi theo cặp, để tìm từ gần nghĩa với từ in đậm. Viết kết quả vào  giấy nháp. ­ Các nhóm cử đại diện nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp ­ Cả lớp và GV nhận xét, GV viết lời giải đúng lên bảng. ­ GV nói thêm về nội dung của đoạn thơ. ­ Một số HS  đọc lại đoạn thơ khi đã thay thế các từ địa phương bằng các từ  cùng nghĩa .Bài tập 3:  Em điền dấu câu nào vào mỗi ô trống dưới đây? ­ GV treo bảng phụ. 2 HS đọc yêu cầu của bài tập. ­ Cả lớp đọc thầm đoạn văn “Cá heo ở vùng biển Trường Sa.” ­ HS tự làm bài vào vở bài tập.­ Một HS lên bảng chữa bài. ­ Lớp nhận xét, GV chốt lại thứ tự các dấu câu điền đúng. ­ Một số HS đọc lại đoạn văn đã điền dấu câu và nêu rõ dấu câu được điền.  ­ GD An ninh quốc phòng:  Giới thiệu về  quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.   Khẳng định là của Việt Nam   ­ GV cho học sinh quan sát tranh và hình  ảnh về  quần đảo Hoàng Sa và  Trường Sa. GV khẳng định là của Việt Nam. Hoạt động nối tiếp:(2’) – Nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài sau. TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM I. MỤC TIÊU ­ Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như  đánh quay, ném nhau, chạy đuổi  nhau... ­ Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn * HS biết cách xử lí khi xảy ra tai nạn: báo cho người lớn hoặc thầy cô giáo,   đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất. ­ Một số KNS cần GD: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Biết phân tích và  phán đoán những hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và  người khác. + Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân và người khác trong  việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm. II. ĐỒ  DÙNG DẠY HỌC ­ Các hình trang 50, 51 SGK  III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố các hoạt động ở trường(5’) ­ Em hãy nêu một số hoạt động ở trường mà em đã tham gia. ­ Em cảm thấy thế nào khi được tham gia một số hoạt động ở trường đó? ­ HS trả lời. Gv cùng các HS khác nhận xét, góp ý. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số trò chơi nguy hiểm (15’)
  15. * Mục tiêu:­ Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho   người khác  ­ Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn. * Cách tiến hành:Bước 1: ­ HS quan sát theo nhóm đôi hình trang 50, 51 SGK hỏi và trả lời câu hỏi với  bạn. Bước 2:  ­ Một số cặp HS lên hỏi và trả lời câu hỏi trước lớp. ­ HS ở các cặp khác bổ sung, hoàn thiện phần hỏi và trả lời của bạn. Hoạt động 3: HS biết sử dụng thời gian chơi và biết cách xử  lí khi xảy  ra tai nạn (15’) * Mục tiêu:  ­ Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ ra chơi vui vẻ và an toàn  biết cách xử  lí khi xảy ra tai nạn. * Cách tiến hành: Bước 1:­ Lần lượt từng HS trong nhóm kể  những trò chơi mình thường chơi  trong giờ ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ. ­ Cả  nhóm cùng nhận xét lựa chọn những trò chơi để  chơi sao cho vui vẻ,   khỏe mạnh và an toàn. Bước 2: ­ Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước   lớp. ­ GV và HS phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại. GV kết luận: Trong giờ ra chơi nên chơi những trò chơi như: cơi ô, nhảy dây,  đọc truyện... không nên đá bóng, leo trèo sẽ  mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều... ảnh   hưởng đến giờ học. * GV hỏi Nếu bạn bị ngã gãy tay em sẽ làm gì?  +  Cần báo cho người lớn họăc thầy cô giáo đưa bạn đến bệnh viện. Hoạt động nối tiếp:(3’)­ HS nêu lại các trò chơi nguy hiểm không nên chơi.­  Liên hệ thực tế. Nhắc HS không chơi các trò chơi nguy hiểm  từ đó giáo dục   kĩ năng sống cho HS.
  16. THỦ CÔNG CẮT DÁN CHỮ H, U  I. MỤC TIÊU ­ HS biết cách kẻ , cắt, dán chữ H,U II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ Mẫu chữ H,U ­ Tranh qui trình kẻ , cắt , dán  chữ H,U ­ Giấy thủ công , thước kẻ, bút chì kéo , hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU  Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét(5’) ­ GV giới thiệu mẫu các chữ H,U. Hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét  ­ Nét chữ rộng 1ô ­ Chữ H,U có nửa chữ bên trái và nửa chữ bên phải giống nhau. 
  17. ­ Nếu gấp đôi chữ H và chữ U theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải  của chữ  trùng khít nhau. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu (30’) Bước 1: Kẻ chữ H, U ­ Kẻ cắt hai hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, rộng 3ô trên mặt trái tờ giấy thủ  công ­ Chấm các điểm đánh dấu hình chữ H,U vào hai hình chữ nhật. ­ Sau đó, kẻ chữ H,U theo các điểm đã đánh dấu.  ­ Riêng đối với chữ U, cần vẽ đường lượn góc.  Bước 2: Cắt chữ H,U  Gấp đôi hai hình chữ nhật đã kẻ chữ H,Utheo đường dấu giữa (Mặt trái ra  ngoài ). Cắt đường kẻ nửa chữ H,U, bỏ phần gạch chéo .Mở ra đợc chữ H,U   như chữ mẫu Bước 3: Dán chữ H,U (HS lưu ý để tiết sau mới dán) ­ Kẻ một đường chuẩn . ­ Đặt ướm hai chữ mới cắt vào đường chuẩn cho cân đối  ­ Bôi hồ vào mặt kín ô của từng chữ và dán vào vị trí đã định.  ­ GV cho HS tập kẻ , cắt chữ H,U trên giấy nháp. ­ GV theo dõi và giúp đỡ HS từng bước trong quy trình. Hoạt động nối tiếp(3’)­ GV nhận xét tiết học  ­ Yêu cầu HS dọn vệ sinh lớp học Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2018 TOÁN LUYỆN TẬP I . MỤC TIÊU ­ Thuộc bảng nhân 9 và vận dụng được trong giải toán (có 1 phép nhân 9) ­ Nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể. ­ HS làm được các bài tập 1,2,3,4( dòng 3,4) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Bảng phụ
  18. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố bảng nhân 9 (5’) ­ GV gọi một số HS đọc thuộc lòng bảng nhân 9 ­ GV nhận xét  Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS luyện tập (30’) Bài 1: Củng cố bảng nhân 9.            + HS nêu yêu cầu bài tập. + HS  nối tiếp nhau nêu miệng kết quả bài tập 1a. + GV ghi nhanh kết quả HS nêu lên bảng lớp. ­ Lớp nhận xét chữa bài, 1 HS đọc lại kết quả toàn bài. ­ HS  nêu được hai phép tính : 9 x 0  và 0 x 9 là hai phép tính không có trong  bảng nhân 9 + Bài 1b:  ­ HS thực hiện cá nhân. Sau đó 4 HS  lên bảng thi điền nhanh, điền  đúng kết quả vào từng phép tính. ­ HS  và GV nhận xét, chữa bài. ­ GV giới thiệu đây cũng là một  tính chất  của phép nhân mà lên lớp 4 các con  được học. Bài 2: Củng cố bảng nhân 9.            ­ HS nêu yêu cầu bài tập. ­ 2 HS  lên bảng chữa bài mỗi HS thực hiện một cột tính. ­ Lớp và GV nhận xét ­ GV hướng dẫn HS nêu được: Đây chính là cách thành lập khác của bảng  nhân 9 Bài 3:  Củng cố về giải toán có lời văn: ­ HS đọc đề toán,  tóm tắt đề bài, tự làm bài vào vở nháp. GV giúp HS còn  lúng túng. ­ Một HS lên bảng chữa bài.  ­ Một số em khác trình bày bài làm của mình. ­ Lớp và GV nhận xét. ­ Một HS nêu lại các bước giải  Bài 4: Viết kết quả phép nhân vào ô trống.(­ HS làm dòng 3, 4) ­ HS thảo luận nhóm đôi tìm kết quả. ­ Đại diện 1 số nhóm  nêu kết quả, Học sinh làm bài xong có thể làm bài còn lại.  Hoạt động nối tiếp:(2’)­Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.  CHÍNH TẢ NGHE­ VIẾT: VÀM CỎ ĐÔNG I. MỤC TIÊU ­ Nghe ­ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 7 chữ.  Bài viết không mắc quá 5 lỗi.
  19. GD môi trường: Giáo dục tình cảm yêu mến dòng sông, từ đó thêm yêu quý  MT xung quanh ­ Làm đúng bài tập điền tiếng có vần it/ uyt (BT 2). Làm đúng bài tập 3 a/b II. ĐỒ  DÙNG DẠY HỌC  ­ Bảng phụ viết bài tập 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố cách phân biệt iu/uyu(5’) ­ GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết các tiếng sau: khuỷu tay, tiu nghỉu. Lớp viết  vào vở nháp. ­ GV nhận xét ­ GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS viết chính tả(20’) a.  Hướng dẫn  HS tìm hiểu nội dung  ­ GV đọc hai khổ thơ đầu của bài Vàm Cỏ Đông ­ 2 HS đọc lại 2 khổ thơ  Hỏi: Dòng sông Vàm Cỏ Đông có những nét gì đẹp? + Bốn mùa soi từng mảnh mây trời/ gió đưa từng ngọn dừa phe phẩy/ bóng  dừa lồng trên sóng nước chơi vơi. b. GV hướng dẫn HS cách trình bày ­ Những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? (tên riêng và chữ đầu các dòng thơ) ­ Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ quan sát cách trình bày, cách ghi các dấu  câu( dấu hai chấm, dấu chấm cảm), các chữ dễ viết sai chính tả. ­ GV hướng dẫn HS viết các từ khó: nước chảy, soi, lồng... c.GV đọc cho HS viết bài. ­ GV theo dõi giúp đỡ những HS viết chậm và viết sai chính tả nhiều. d. Chấm chữa bài ­ GV thu chấm 15,17 bài, nhận xét từng bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:(8’) Bài 2: Điền vào chỗ trống it hay uyt. ­ HS làm bài cá nhân vào vở bài tập. ­ 2 HS lên bảng chữa bài. ­ Lớp nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. Nhiều HS nối tiếp nhau đọc lại  kết quả. (huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau) Bài3: a ­ Tìm tiếng có thể ghép với các tiếng: Rá, giá­ rụng, dụng ­ Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.  ­ GV tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm (các nhóm thảo luận ).  ­ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. a ­ rổ rá, rá gạo; giá cả, giá sách; rơi rụng, rụng xuống; sử dụng, dụng cụ.... Hoạt động nối tiếp:(3’)­ GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2018
  20. TOÁN GAM I. MỤC TIÊU ­ Biết gam là một đơn vị đo khối lượng và sự liên hệ giữa gam và ki­lô­ gam. ­ Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ. ­ Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam. ­ Bài tập 1,2,3,4 SGK II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ­ GV: Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và một gói hàng nhỏ để cân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động 1: Củng cố về đơn vị đo khối lượng ki ­ lô­ gam(5’) ­ 1 HS  nêu đơn vị đo khối lượng đã học ở lớp hai (kg). ­ Đọc 3 kg;  27 kg ­ GV nhận xét. Hoạt động 2: GV giới thiệu về gam (10’) ­ GV nhắc lại đơn vị đo khối lượng đã học là ki­ lô­ gam. GV nêu để học sinh  biết được để đo khối lượng các vật nhẹ hơn 1kg ta còn có các đơn vị nhỏ  hơn kg. ­ GV hướng dẫn để HS nêu: “ Gam là đơn vị đo khối lượng .  Gam viết tắt là g.  1000g = 1kg”­ HS  nhắc lại để ghi nhớ đơn vị này. ­ GV giới thiệu các quả cân thường dùng (cho HS nhìn thấy)  ­ GV giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ.  ­ Cân mẫu (Cho HS quan sát) gói hàng nhỏ bằng 2 loại cân đều ra cùng một  kết quả. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành(20’) Bài 1:  Củng cố về gam. ­ GV cho HS quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài học để trả lời: Hộp  đường cân nặng  200 g. ­ GV cho HS quan sát tranh vẽ ba quả táo để nêu khối lượng ba quả táo. ­ HS tự làm bài với 2 tranh vẽ tiếp theo rồi chữa bài: Gói mì chính cân nặng  210 g; quả lê cân nặng 400 g. Bài 2: Củng cố về gam. a­ GV yêu cầu  HS quan sát hình vẽ cân quả đu đủ bằng cân đồng hồ. ­ GV lưu ý cho HS chiều quay của kim chỉ khối lượng trùng với chiều quay  của kim đồng hồ HS có thể đếm nhẩm 200, 400, 600, 800, rồi nêu kết quả:  “Quả đu đủ cân nặng 800 g” . b ­ HS quan sát và nêu: cái bắp cải cân nặng 600g Bài 3: Củng cố về các đơn vị đo khối lượng ­ Một HS làm mẫu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2