VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
TRUNG TÂM THÔNG TIN KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
<br />
GIÁO DỤC VIỆT NAM<br />
VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẦU THẾ KỶ 21<br />
<br />
(TỔNG LUẬN PHÂN TÍCH)<br />
<br />
NGÔ HÀO HIỆP – TRẦN KHÁNH ĐỨC<br />
Tổng thuật<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN I: CẢI CÁCH GIÁO DỤC- NHŨNG MỐC LỚN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT<br />
TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 3<br />
PHẦN II: KỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN MỚI VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN<br />
GIÁO DỤC TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP KỶ 90 ...................................................... 6<br />
II.1 Hệ thống giáo dục quốc dân mới................................................................................. 6<br />
II.2 Tình hình giáo dục Việt Nam trong nhũng năm đầu thập kỷ 90 . ............................. 10<br />
A. Tình hình chung: ..................................................................................................... 10<br />
B. Tình hình giáo dục ở các bậc học: .......................................................................... 13<br />
PHẦN III: NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC GIÁO DỤC Ở CÁC BẬC HỌC. ............................................................................................. 23<br />
III.1 Ở bậc giáo dục mầm non : ....................................................................................... 23<br />
III. 2 Ở bậc giáo dục tiểu học. .......................................................................................... 24<br />
III. 3 Ở bậc giáo dục trung học phổ thông : ..................................................................... 25<br />
III.4 Ở bậc giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề :........................................................... 28<br />
III.5 Ở bậc giáo dục đại học : ........................................................................................... 30<br />
PHẦN IV: CHÍNH SÁCH VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM<br />
ĐẾN NĂM 2020. ..................................................................................................................... 32<br />
IV1. Chính sách phát triển giáo dục : .............................................................................. 32<br />
IV.2. Mục tiêu và các phƣơng hƣớng chủ yếu phát triển giáo dục đến năm 2020. ....... 35<br />
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 44<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH .......................................................................................... 45<br />
<br />
3<br />
<br />
PHẦN I: CẢI CÁCH GIÁO DỤC- NHŨNG MỐC LỚN TRONG<br />
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM<br />
Giáo dục là một trong các lĩnh vực xã hội đƣợc quan tâm và phát triển mạnh mẽ ở<br />
Việt Nam kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thời điểm thành lập nƣớc Việt Nam<br />
dân chủ cộng hòa. Lúc đó Việt Nam đang ở trong tình trạng một quốc gia kém phát triển và<br />
trình độ dân trí còn rất thấp. Tỷ lệ dân số mù chữ hơn 95 %. Trong thời Pháp thuộc mô hình<br />
giáo dục kiểu Pháp thay thế mô hình giáo dục của Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam. So với<br />
trƣớc đó một số loại hình trƣờng bậc tiểu học, cao đẳng tiểu học ( trung học bậc thấp ), trung<br />
học và một số trƣờng cao đẳng, đại học nhƣ Đại học Y-Dƣợc khoa, Luật.;. Cao đẳng khoa<br />
học ; Cao đẳng nông lâm v.v ... thuộc Viện Đại học Đông Dƣơng (1939) có đƣợc mở mang<br />
hơn song quy mô đào tạo còn rất nhỏ bé. Cả nƣớc chƣa đầy 1% dân số đƣợc đi học ở các<br />
trƣờng phổ thông ; số sinh viên của các trƣờng đại học thuộc Viện Đại học Đông Dƣơng năm<br />
cao nhất cũng không quá 1.000 sinh viên. Một số trƣờng kỹ nghệ thực hành đƣợc thành lập ở<br />
các thành phố lớn nhƣ Hà nội. Hải Phòng, Sài Gòn v.v... đào tạo công nhân kỹ thuật cho các<br />
cơ sở công nghiệp và nhà máy ... song quy mô đào tạo cùng rất hạn chế. Số học sinh theo học<br />
các trƣờng kỹ nghệ thực hành ở Bắc kỳ chỉ khoảng 900 ngƣời( 1929) còn ở Nam kỳ khoảng<br />
465 học sinh.<br />
Trong bối cảnh đó nhiệm vụ phát triển nền giáo dục dân tộc ( diệt dốt ) trở thành một<br />
trong ba nhiệm vụ hàng đầu của Nhà nƣớc Việt nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí<br />
Minh đứng đầu. ( Diệt dốt, Diệt giặc đói và Diệt giặc ngoại xâm ) .Ƣu tiên hàng đầu trong<br />
lĩnh vực giáo dục thời đó là xóa nạn mù chữ với việc thành lập Nha bình dân học vụ thuộc Bộ<br />
Quốc gia giáo dục do Luật sƣ Vũ Đình Hòe làm Bộ trƣởng 8/9/1945 ) và phát động nhiều<br />
chiến dịch xóa mù chữ trong cả nƣớc. Các trƣờng phổ thông, chuyên nghiệp và đại học đƣợc<br />
tổ chức lại theo hƣớng xây dựng một nền giáo dục dân tộc và dân chủ với phƣơng châm của<br />
Đảng cộng sản Đông Dƣơng là xây dựng nền giáo dục DÂN TỘC - KHOA HỌC - ĐẠI<br />
CHÚNG. Giáo dục góp phần đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.<br />
<br />
4<br />
Trong hoàn cảnh kháng chiến nhiều khó khăn, gian khổ, công tác giáo dục vẫn đƣợc<br />
quan tâm và phát triển. Tháng 7/1950 đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất đã đƣợc Hội đồng<br />
Chính phủ nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua và bắt đầu thực hiện trong cả nƣớc<br />
với các nội dung cơ bản là : Xây dựng nền giáo dục dân chủ nhân dân theo nguyên tác dân<br />
tộc - khoa học - đại chúng. Mục tiêu đào tạo là giáo dục thế hệ trẻ thành những công dân<br />
trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục<br />
vụ nhân dân. Phƣơng châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Cơ<br />
cấu nhà trƣờng cải cách bao gồm hệ phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo<br />
dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học. Nội dung giáo dục chú trọng giáo dục lòng<br />
yêu nƣớc, chí căm thù giặc, tình yêu lao động, ý thức học tập, tôn trọng của công, phƣơng<br />
pháp suy luận và thói quen làm việc khoa học. Một số môn mới đƣợc đƣa vào nhà trƣờng nhƣ<br />
: Thời sự -Chính sách ; Giáo dục công dân ; Lao động sản xuất v.v... Tuy nhiên do khó khăn<br />
về giáo viên và cơ sở vật chất nên một số môn ở trƣờng phổ thông nhƣ Nhạc, Vẽ, Nữ công gia chánh v.v ... chƣa đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy. Đặc biệt trong cuộc cải cách này,<br />
tiếng Việt đƣợc sử dụng làm ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy ở bậc đại học, hoàn tất quá<br />
trình đƣa tiếng Việt vào dạy ở nhà trƣờng đã đƣợc triển khai sau Cách mạng tháng Tám năm<br />
1945.<br />
Nên giáo dục dân tộc Việt Nam tiến lên một bƣớc phát triển mới với cuộc cải cách<br />
giáo dục lần thứ 2 đƣợc bắt đầu từ tháng 3/1956. Cuộc cải cách này đƣợc thực hiện trong bối<br />
cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm đã kết thúc thắng lợi, miền Bắc Việt Nam bƣớc<br />
vào thời kỳ xây dựng CNXH và là căn cứ địa cách mạng để tiếp tục đấu tranh giải phóng<br />
miền Nam, thống nhất đất nƣớc Trong cuộc cải cách này, bên cạnh việc xác định rõ mục tiêu<br />
giáo dục theo yêu cầu phát triển nhân cách toàn diện, kiên trì phƣơng châm giáo dục lý luận<br />
gắn với thực tiễn, nhà trƣờng gắn liền với xã hội v.v...Nội dung giáo dục đã thể hiện 4 mặt cơ<br />
bản Đức - Trí - Thể - Mỹ, coi trọng việc thực hành và giảng dạy tri thức khoa học có hệ<br />
thống. Đặc biệt, cơ cấu hệ thống giáo dục mới đƣợc xây dựng với mô hình Giáo dục phổ<br />
thông 10 năm với 3 cấp : cấp I: 4 năm; cấp II: 3 năm và cấp II: 3 năm. Hệ thống giáo dục<br />
chuyên nghiệp và đại học đƣợc tổ chức lại theo mô hình của Liên xô ( cũ ) với sự ra đời của<br />
các trƣờng Đại học Tổng hợp. Đại học Sƣ phạm : Đại học Bách khoa ; Đại học Nông lâm v.v<br />
.... các Trƣờng trung học chuyên nghiệp ở các ngành công nghiệp, kinh tế - văn hóa - nghệ<br />
thuật v.v ... và mạng lƣới các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật đƣợc thành lập. Các khóa đào<br />
tạo nghề đƣợc mở tại sản xuất và ở các nƣớc Liên xô. Trung Quốc ... theo các dự án viện trợ<br />
đồng bộ phát triển các ngành công nghiệp .Việt Nam.<br />
<br />