intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 10 - Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

93
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn tham khảo Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 10 - Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm môn Vật lý lớp 10 - Chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn

  1. CHƯƠNG 3: CÂN BẰNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT RẮN Câu 1: Trọng tâm của một vật A. luôn nằm bên trong vật. B. luôn nằm tại tâm đối xứng của vật. C. luôn nằm ở giữa vật. D. có thể nằm bên ngoài vật. Câu 2: Một vật cân bằng chịu tác dụng của hai lực thì hai lực đó sẽ A. cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn. B. cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn. C. có giá vuông góc với nhau và cùng độ lớn. D. được biểu diễn bởi hai véc tơ giống hệt nhau. Câu 3.Điều kiện cân bằng của một vật chụi tác dụng của ba lực không song song là A. Ba lực phải đồng phẳng. B. Ba lực phải đồng quy. C. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. D. Cả ba điều kiện trên. Câu 4: Momen lực tác dụng lên một vật là đại lượng A. dùng để xác định độ lớn của lực tác dụng. B. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực. C. đặc trưng cho tác dụng làm vật chuyển động tịnh tiến. D. luôn luôn có giá trị dương. Câu 5: Khi vật treo trên sợi dây cân bằng thì trọng lực tác dụng lên vật A. cùng hướng với lực căng của dây. B. cân bằng với lực căng của dây. C. hợp với lực căng của dây một góc 900. D. bằng không. Câu 6: Vị trí của trọng tâm vật rắn trùng với A. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật. B. điểm chính giữa vật. C. tâm hình học của vật. D. điểm bất kì trên vật. Câu 7: Tìm phát biểu sai khi nói về vị trí trọng tâm của một vật. A. phải là một điểm trên vật. B. có thể trùng với tâm đối xứng của vật. C. có thể ở trên trục đối xứng của vật. D. phụ thuộc vào sự phân bố khối lượng của vật. Câu 8.Cánh tay đòn của lực bằng A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật. C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay. Câu 9. Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống: “Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng ............ có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các .......... có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ. A. mômen lực. B. hợp lực. C. trọng lực. D. phản lực. Câu 10.Nhận xét nào sau đây là đúng nhất. Quy tắc mômen lực A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định. B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định. C. Không dùng cho vât nào cả. D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định. Câu 11. Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là A. 0,2N. m B. 200N.m C. 2N. m D. 20N.m Câu 12. Một lực có độ lớn 5N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 10cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là A. 5N. m B. 50N.m C. 0,5N. m D. 0,05N.m Câu 13. Để có mômen của một vật có trục quay cố định là 10 Nm thì cần phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu? biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20cm. A. 0.5 N B. 50 N C. 200 N D. 20N
  2. Câu 14. Một thanh AB = 5 m có trọng lượng 20 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2,5 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O cách A 3m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng A. 5 N. B. 25 N. C. 10 N. D. 50 N. Câu 15. Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng A. 100 N. B. 25 N. C. 10 N. D. 20 N. Câu 16. Một thanh AB = 2 m có trọng lượng 10 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 1,5 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 1m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu A một lực F có độ lớn bằng A. 15 N. B. 5 N. C. 10 N. D. 20 N. Câu 17. Thanh AB đồng chất dài 100 cm, trọng lượng P = 10 N có thể quay dễ dàng quanh một trục nằm ngang qua O với OA = 30 cm. Đầu A treo vật nặng P1 = 30 N. Để thanh cân bằng ta cần treo tại đầu B một vật có trọng lượng P2 bằng bao nhiêu? A. 5 N. B. 10 N. C. 15 N. D. 20 N. Câu 18. Thanh AB đồng chất, tiết diện đều dài 200 cm, trọng lượng P = 10 N có thể quay dễ dàng quanh một trục nằm ngang qua O với OA = 80 cm. Đầu A treo vật nặng P1 = 30 N. Để thanh cân bằng ta cần treo tại đầu B một vật có trọng lượng P2 bằng bao nhiêu? A. 5 N. B. 10 N. C. 15 N. D. 20 N. Câu 19. Một thanh chắn đường có chiều dài 7,8 m, có trọng lượng 210 N và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh ấy nằm ngang? A. 10 N. B. 20 N. C. 30 N. D. 40 N. Câu 20.Một thanh AB dài 50cm, khối lượng 2kg, có trọng tâm cách đầu A là 10cm. Thanh có thể quay quanh trục quay O cách A là 20cm. Lấy g= 10m/s2. a. Tính momen của trọng lực đối với trục quay. b. Phải tác dụng vào đầu B một lực F có phương vuông góc với thanh và có độ lớn bao nhiêu để thanh cân bằng? Câu 21. Một thanh AB đồng chất, tiết diện đều có chiều dài 80cm và có khối lượng 5kg, thanh có thể quay quanh trục O cách đầu A là 30cm. Lấy g= 10m/s2. a.Tính momen của trọng lực đối với trục quay. b.Phải tác dụng vào đầu A một lực F có phương vuông góc với thanh và có độ lớn bao nhiêu để thanh cân bằng ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1