Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 - chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
lượt xem 4
download
Bài viết tập trung đánh giá việc ứng dụng CMCN 4.0 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị cho nhà nước và doanh nghiệp nhằm nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong việc ứng dụng CMCN 4.0 vào hoạt động.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 - chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 ỨNG DỤNG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆ 4.0 - CHÌA KHÓA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Nguyễn Thị Hoa, Trường Đại học Tài chính - Marketing Trần Thị Hà38, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính Tóm tắt Tác động của của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) được dự báo là sẽ làm thay đổi mãnh mẽ, toàn diện các khía cạnh chủ yếu của nền kinh tế, đồng thời tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng sẽ cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bài viết tập trung đánh giá việc ứng dụng CMCN 4.0 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị cho nhà nước và doanh nghiệp nhằm nâng cao tính chủ động, hiệu quả trong việc ứng dụng CMCN 4.0 vào hoạt động. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoa học và công nghệ. APPLICATION OF INDUSTRIAL REVOLUTION - THE KEY TO ENHANCE COMPETITIVE ABILITY OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRIZES Abstract The impact of the 4th industrial revolution (Industrial revolution 4.0) is forecast to drastically and comprehensively change key aspects of the economy, and directly impact the operation of small and medium business. Effective application of the achievements of the industrial revolution will reduce production costs, improve productivity and product quality thereby increasing competitive advantages of enterprises. The paper focuses on assessing the application of industrial revolution 4.0 in small and medium-sized enterprises (SMEs) in Vietnam, at the same time, making a number of recommendations for the state and businesses to improve the activeness and efficiency in the application of industry revolution 4.0 into operation. 38 Email: tranha0312@gmail.com 630
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Keyword: The 4th industrial revolution, small and medium-sized enterprises, science and technology. Giới thiệu vấn đề CMCN 4.0 là một thuật ngữ xuất phát từ cụm từ ―Industrie 4.0‖ trong một đề án chiến lược công nghệ cao của Chính phủ Đức năm 2013, ngày nay thuật ngữ này đã được sử dụng rộng rãi để mô tả về việc áp dụng các thành tựu của khoa học và kỹ thuật (KH&CN) vào mọi mặt của hoạt động kinh tế, xã hội. Theo Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), giải thích về CMCN 4.0 như sau: "CMCN đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc CMCN 4.0 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Trong khi đó, TS. Vũ Đình Ánh, Viện Kinh tế Tài chính cho rằng bản chất của CMCN 4.0 là sự thay thế con người bởi máy móc trong quá trình thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định. Nếu CMCN 1.0 và 2.0 là máy móc thay thế sức lực con người bằng động cơ hơi nước và động cơ điện thông qua sản xuất hàng loạt thì CMCN 3.0 là máy móc thay thế con người trong thu thập, trao đổi và kết nối thông tin - một phần của trí tuệ con người. Như vậy, bản chất của các cuộc CMCN là sự loại bỏ dần sự tham gia trực tiếp của con người vào quá trình sản xuất kinh doanh tiến tới toàn bộ quá trình sản xuất được tự động hoá và con người chỉ đóng vai trò thụ hưởng kết quả của quá trình đó. Nói cách khác, máy móc tự vận hành thay vì cần sự điều khiển của con người và thông tin trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. CMCN 4.0 hiện là một xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, với các đặc trưng công nghệ: Internet vạn vật (IoT), công nghệ nano, tương tác thực tại ảo, trí tuệ nhân tạo (AI), mạng xã hội, điện toán đám mây, dữ liệu lớn (Bigdata)… tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh, giúp tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của các tổ chức (doanh nghiệp, Chính phủ). CMCN 4.0 được dự báo sẽ làm thay đổi toàn diện các khía cạnh chủ yếu của nền kinh tế các quốc gia như về cơ cấu kinh tế, mô hình kinh doanh, trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng. Nhiều ngành nghề kinh tế sẽ bị mất đi, thay vào đó sẽ xuất hiện nhiều ngành nghề mới, cách làm mới với việc ứng dụng ngày càng nhiều KH&CN vào quá trình hoạt động qua đó có ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Sự bùng nổ của cuộc CMCN 4.0 tác động mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực như tự động hóa, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, tài chính - ngân hàng, giáo dục đào tạo, y tế... Từ đó giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo, sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn và hợp lý hơn với người tiêu dùng. Hơn nữa, với các thành tựu công nghệ, chi phí cận biên trên một sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có thể giảm xuống hàng trăm lần, quy trình sản xuất nhanh hơn, thông minh hơn, rút ngắn thời gian sản xuất nhiều lần so với trước đây. Thực trạng ứng dụng CMCN 4.0: Doanh nghiệp chƣa thực sự sẵn sàng Cuộc cách mạng này đã và đang phát triển nhanh chóng không chỉ ở các nước phát triển mà ngay tại các nước đang phát triển như Việt Nam, cuộc cách mạng cũng đã tạo ra những tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có cộng đồng doanh nghiệp. Theo Ông Cấn Văn Lực (Chuyên gia kinh tế trưởng kiêm Giám đốc Trường nghiên cứu và Đào tạo ngân hàng BIDV), CMCN 4.0 sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí giao dịch và quản lý từ 30 – 80%, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thị trường, tăng cơ hội kinh doanh mới, khả năng thu tập 631
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 thông tin, dữ liệu và hợp tác... Đồng thời, ứng dụng các thành quả của CMCN 4.0 sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các sản phẩm mới với số lượng lớn hơn và chất lượng cao hơn, cải thiện điều kiện và quy trình làm việc; tăng năng suất lao động, nâng cao an toàn, giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường, đây cũng là điều kiện để đổi mới, đột phá, ra quyết định trên cơ sở phân tích dữ liệu lớn… Nhấn mạnh vai trò của CMCN 4.0 đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như hoạt động của doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định tại hội thảo Smart Industry World 2017, rằng: "Cách mạng công nghệ 4.0 là cơ hội để thực hiện khát vọng phồn vinh của dân tộc. Tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng này là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Trong thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ sự phát triển của các DNNVV. Luật Hỗ trợ DNNVV được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2017 và đã có hiệu lực ngày 01/01/2018 quy định những yếu tố quan trọng liên quan đến ưu đãi về thuế, tín dụng cho các DNNVV trong việc sản xuất, kinh doanh. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật hỗ trợ DNNVV ngày 11/3/2018, theo đó, Nhà nước dành nhiều ưu đãi cho các DNNVV về ứng dụng KH&CN như: giá trị hợp đồng tư vấn về thủ tục xác lập, chuyển giao, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ được hỗ trợ 100%; giá trị hợp đồng tư vấn về xây dựng và thực hiện chính sách, chiến lược hoạt động sở hữu trí tuệ được hỗ trợ 100%; giá trị hợp đồng tư vấn để doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở được hỗ trợ 100%; phí thử nghiệm mẫu phương tiện đo được giảm 50%; phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được giảm 50%; chi phí hợp đồng ứng dụng công nghệ cao, hợp đồng chuyển giao công nghệ nhưng không quá 100 triệu đồng trên một hợp đồng và không quá một hợp đồng mỗi năm được hỗ trợ 50% … Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN, ngày 01 tháng 02 năm 2019, Nghị định này đã giảm bớt các trở ngại đối với các doanh nghiệp như: đơn giản hóa việc chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với kết quả KH&CN bằng quy định doanh nghiệp có thể tự cam kết về quyền sở hữu, thay vì phải giải trình về việc hoàn thành quá trình ươm tạo và làm chủ công nghệ từ kết quả KH&CN; khuyến khích doanh nghiệp có kết quả nghiên cứu thuộc mọi lĩnh vực KH&CN đều có thể chứng nhận doanh nghiệp KH&CN. Nghị định 13 quy định chung cho các doanh nghiệp KH&CN, tuy nhiên với việc chiếm tới 97% các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Nghị định này có tác động thúc đẩy mạnh mẽ tới việc ứng dụng KH&CN của các DNNVV. Hiện nay, các thành tựu của CMCN 4.0 đã được ứng dụng tại các DNNVV tuy nhiên, quá trình này còn gặp phải nhiều khó khăn do nguyên nhân chủ quan và khách quan. Năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp so với các nước trong khu vực, trong khi đó tốc độ tăng năng suất lại có xu hướng giảm; các máy móc và công nghệ hiện nay chưa theo kịp với yêu cầu phát triển của thế giới, tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong tự động hóa và quản lý còn thấp. Theo báo cáo của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), 75% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam hiện sử dụng máy móc đã hết khấu hao, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực DNNVV vẫn đang sử dụng những máy móc có công nghệ lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ. Theo Ông Trần Việt Hòa, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công thương), có tới 76% thiết bị máy móc, công nghệ, phương tiện kỹ thuật… nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ những năm 1980-1990; 75% số máy móc, công nghệ sử dụng đã hết khấu hao và tỷ lệ thiết bị là đồ tân trang lên tới 50%. 632
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Đánh giá về tính sẵn sàng cho CMCN 4.0 của Việt Nam, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) và Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0. Báo cáo ―Đánh giá mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất tương lai‖ của WEF (2018) được thực hiện thông qua 59 chỉ tiêu được nhóm thành hai chỉ tiêu tổng hợp: cấu trúc sản xuất và các động lực của sản xuất, qua đó có thể thấy các điểm mạnh, điểm yếu, các xu hướng và cơ hội có liên quan tới sự thay đổi của nền sản xuất của các nền kinh tế. Theo Báo cáo này, Việt Nam thuộc nhóm sơ khai với mức điểm khá thấp 4,9/10, chỉ số về ―Cấu trúc sản xuất‖ đạt 5,0/10 điểm, xếp hạng 48/100 quốc gia, chỉ số ―Động lực sản xuất‖ đạt 4,9/10 điểm, xếp hạng 53/100. Theo TS. Lê Đình Phong – chuyên gia về tự động hóa và robotics tại Trung tâm triển khai - Khu công nghệ cao TP. HCM, nhận định rằng: ―Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tự động hóa từng phần đến tự động hóa toàn bộ (tức ở mức độ giữa của công nghệ 2.0-3.0, những nhà máy sản xuất có mức độ tự động hóa cao thường nằm ở các thương hiệu lớn hoặc có đầu tư từ nước ngoài. Một số doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò quan trọng của các thành tựu như "vạn vật kết nối", "ứng dụng IoT" tuy nhiên, chưa nhận thức rõ rằng cái gì được ứng dụng trong đó, trong khi nhiều doanh nghiệp đang mơ hồ với CMCN 4.0 và không biết phải bắt đầu từ khi nào và từ đâu‖. Năm 2018, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách (Bộ Công Thương) đã tiến hành khảo sát 2.000 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội DNNVV Hà Nội, kết quả cho thấy, có đến 79% doanh nghiệp cho biết chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0; 55% doanh nghiệp cho biết đang trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu; 19% doanh nghiệp đã lập kế hoạch cụ thể và chỉ có 12% doanh nghiệp đang triển khai các biện pháp nhằm ứng dụng các thành tựu CMCN 4.0. Đối với các DNNVV, vướng mắc đang gặp phải là khó khăn về vốn, khoa học kỹ thuật và chất lượng của nguồn nhân lực. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tính đến năm 2018 có đến 70% DNNVV hiện chưa tiếp cận được vốn tín dụng, trong đó, hơn 30% DNNVV không thể tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại và 30% doanh nghiệp khác cho biết không dễ để tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng. Chính việc khó tiếp cận vốn đã dẫn đến việc hạn chế khả năng áp dụng các tiến bộ KH&CN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 không chỉ phụ thuộc vào vấn đề vốn, khoa học kỹ thuật mà quan trọng hơn cả là chiến lược phát triển và đầu tư của doanh nghiệp. Theo ông Laurence Mott, Phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật và phát triển của tập đoàn Tetra Pak (công ty cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu thế giới có trụ sở tại Thụy Sỹ) cho rằng: "Tôi không nghĩ công nghiệp 4.0 chỉ dành cho các công ty lớn. Hầu hết công nghệ không phụ thuộc vào nguồn vốn lớn hay nhỏ, mà vào sự đầu tư cho việc cải thiện năng lực và xây dựng quan hệ với các đối tác". Như vậy, đối với các DNNVV, điều quan trọng là có chiến lược đầu tư và phát triển phù hợp, thì dù có quy mô nhỏ hơn các doanh nghiệp vẫn có thể tìm được cơ hội cho mình. Đánh giá về khả năng của các DNNVV trong tiếp cận CMCN 4.0, Giáo sư Hồ Tú Bảo, Viện trưởng Viện John von Neumann cho rằng các thách thức về ngành và quy mô không gây trở ngại DNNVV trong CMCN 4.0 và ngay cả những vấn đề phức tạp vẫn có chỗ cho công ty nhỏ tham gia. Nhiều 633
- INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 chuyên gia cho rằng việc các DNNVV, các startup tham gia vào cuộc CMCN 4.0 có nhiều thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp lớn khi họ thường nhanh hơn trong việc ra quyết định, đồng thời tư duy cởi mở hơn so với các tập đoàn đã hoạt động lâu năm và có lượng nhân sự lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, đối với các DNNVV, việc tiếp cận những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 là con đường ngắn nhất để họ có thể bứt phá, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường và trở thành các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Một số giải pháp ứng dụng CMCN 4.0 đối với các DNNVV Thời gian tới, các DNNVV muốn ứng dụng CMCN 4.0 một cách hiệu quả sẽ cần các giải pháp đồng bộ, tổng thể từ các chính sách vĩ mô của Nhà nước đến các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Về chính sách vĩ mô, Chính phủ cần tiếp tục chú trọng việc cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, hiện đại để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho doanh nghiệp có thể hấp thụ các công nghệ sản xuất mới một cách nhanh nhất thông qua việc khẩn trương xây dựng Chính phủ điện tử, rà soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh không phù hợp, áp dụng theo hướng đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục hành chính. Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống thể chế thuận lợi cho nền kinh tế số phát triển; tự do hóa đầu tư, tham gia, ứng dụng CMCN 4.0. Bên cạnh đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo môi trường cho phát triển và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán điện tử trong giao dịch thương mại và hỗ trợ pháp lý phát triển các loại hình kinh doanh mới; tối ưu hóa mô hình sản xuất, kinh doanh… Việc hoàn thiện cơ chế, chính sách không chỉ giúp doanh nghiệp trong nước tập trung nguồn vốn, thời gian vào sản xuất kinh doanh mà còn giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài - những người tạo ra cơ hội sản xuất và kinh doanh; kết nối các DNNVV Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, Chính phủ cần tập trung cho giáo dục, đào tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực KH&CN. Cần chú trọng đến giáo dục nghề nghiệp, kỹ năng thực hành, hướng tới đào tạo những sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng ứng dụng KH&CN vào thực tế. Với nguồn lực tài chính còn hạn chế, NSNN nên tập trung vào lĩnh vực một số lĩnh vực đào tạo cơ bản thông qua hệ thống các Viện Nghiên cứu, các trường Đại học và các lĩnh vực trọng điểm, phù hợp với yêu cầu như công nghệ dữ liệu số lớn (bigdata), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT)… Về phía các DNNVV cũng cần tiến hành nhiều thay đổi để có thể ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN 4.0. Trước tiên là thay đổi về tư duy, các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng công nghệ mới vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khả năng chăm sóc khách hàng. Các doanh nghiệp phải tham vấn với người lao động của đơn vị mình nhiều hơn, có tầm nhìn thích nghi tốt hơn với nhu cầu của thị trường; bên cạnh đó, không nên áp lực lớn cho nhân viên mà phải có sự cân đối để tạo hiệu quả trong quá trình ứng dụng các thành tựu của CMCN 4.0. Điều quan trọng là các DNNVV phải tạo ra ―văn hóa công nghệ‖ cho toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chung là thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp cần hiểu bản chất, công nghệ chỉ là công cụ muốn thành công cần đến con người có trình độ, làm việc sáng tạo, hăng say với công việc. Để tạo nên văn hoá công nghệ, cần chú trọng đến tính sáng tạo của nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp cần có sự chuyển 634
- HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 đổi dần từ 2.0, 3.0, 4.0 và lựa chọn những công nghệ phù hợp, tích hợp chúng để hướng đến cái chung nhất là sự hài lòng của khách hàng. Các DNNVV cũng cần phải thay đổi về mô hình quản lý kinh doanh cho phù hợp, với yêu cầu của tình hình mới, đòi hỏi DNNVV phải thay đổi, ngoài việc đầu tư nhiều hơn cho hệ thống công nghệ thông tin và tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao cần nâng cao kỹ năng quản lý nguồn nhân lực đa thế hệ, nâng cao năng suất lao động thông qua việc am hiểu công nghệ, có khả năng đa nhiệm, tự tin, độc lập, có nhu cầu học hỏi lớn. Đồng thời các doanh nghiệp này cần kết hợp với các Bộ, ngành và địa phương để xây dựng và hoàn thiện thể chế với CMCN 4.0. Kết luận Tóm lại, ứng dụng CMCN 4.0 là một xu hướng phát triển tất yếu để các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và vươn lên khẳng định mình. Dù là doanh nghiệp lớn hay DNNVV thì đều có thể tham gia vào CMCN 4.0, với việc từng bước nâng cao hiệu quả về quản trị năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, quản lý giá thành một cách hiệu quả nhất. Việc nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi sự chung tay, góp sức từ phía nhà nước với việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, hạ tầng kinh tế, đồng thời là các chính sách hỗ trợ về KH&CN, tài chính cho các DNNVV. Về phía các DNNVV cần chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tiếp cận và ứng dụng CMCN 4.0 tập trung vào việc thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư vào nghiên cứu triển khai KH&CN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đình Ánh (2018), Tài chính và cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu Hội thảo Tăng cường năng lực của ngành Tài chính trong tiếp cận CMCN 4.0, Phú Thọ, tháng 3/2018; 2. Nguyễn Hoàng Hà (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Thách thức và cơ hội cho phát triển, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế ―Cải cách quốc gia để phát triển‖, Hà Nội, 24/3/2017; 3. Nguyễn Hoàng Hà và Trần Hồng Quang (2014), Dự báo tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và dự báo một số tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, 10/2016; 4. Anh Phương (2018), Doanh nghiệp nhỏ và vừa thờ ơ với cuộc cách mạng 4.0; truy cập: http://www.sggp.org.vn/doanh-nghiep-nho-va-vua-tho-o-voi-cuoc-cach-mang-cong-nghiep- 40-560724.html; 5. Mỹ Phương (2018), Làm sao để ứng dụng công nghiệp 4.0 vào hoạt động của doanh nghiệp? truy cập: https://bnews.vn/lam-sao-de-ung-dung-cong-nghiep-4-0-vao-hoat-dong-doanh- nghiep-/97765.html; 6. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 mở đường cho các doanh nghiệp xuất khẩu, truy cập: http://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi- tiet/cach-mang-4-0-mo-%C4%91uong-moi-cho-doanh-nghiep-xuat-nhap-khau-6010- 1001.html. 635
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xu hướng phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
10 p | 74 | 13
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
8 p | 123 | 12
-
Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 86 | 9
-
Phát triển nguồn nhân lực Logistics Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4
10 p | 60 | 9
-
Nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh lữ hành tại Việt Nam
6 p | 61 | 8
-
Ưng dụng Blockchain trong quản trị nhân lực tại doanh nghiệp thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 42 | 8
-
Chuỗi cung ứng lạnh Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - những tác động và giải pháp
11 p | 63 | 8
-
Thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam
17 p | 36 | 5
-
Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 53 | 5
-
Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng được yêu cầu quản trị trường đại học thông minh trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 15 | 5
-
Đổi mới công tác tuyển dụng nhân lực ở doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quan hệ quốc tế và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
9 p | 39 | 4
-
Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
6 p | 40 | 4
-
Bán lẻ công nghệ 4.0: Cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp bán lẻ
6 p | 10 | 4
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 34 | 3
-
Nghiên cứu nhân tố tác động thúc đẩy mức độ ứng dụng tin học trong quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trước thềm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 25 | 3
-
Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với việc thúc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN
7 p | 32 | 2
-
Nguồn nhân lực hoạt động trong các tổ chức trung gian – chuỗi cung ứng thị trường hàng hóa Việt Nam trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0
5 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn