Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 55 - 59<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG TỔ CHỨC LẠI SẢN XUẤT NGÀNH<br />
CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN, TẦM NHÌN 2020<br />
Nguyễn Thị Lan Anh*, Đỗ Thùy Ninh<br />
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích trồng chè lớn thứ hai của Việt Nam (sau tỉnh Lâm Đồng) [1]. Cây<br />
Chè Thái Nguyên có nhiều ưu thế do được thiên nhiên, thổ nhưỡng ưu đãi, người dân địa phương<br />
có nhiều kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc hay sơ chế chè; đã có một số thương hiệu chè đặc sản<br />
Tân Cương, La Bằng, Trại Cài… Tuy nhiên, ngành chè của tỉnh Thái Nguyên qua nhiều phân tích<br />
(2008-2013) được đánh giá chưa phát huy được tiềm năng lợi thế sẵn có. Tập trung một số nguyên<br />
nhân:(i) Chưa có vùng nguyên liệu đủ lớn để đáp ứng cho các nhà máy chế biến công suất lớn hình<br />
thành;(ii) Kỹ thuật canh tác/ thu hái/ sơ chế chè phụ thuộc thói quen tập quán;(iii) Mức độ ứng<br />
dụng tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật chưa cao. Thông qua bài viết này, nhóm tác giả muốn phân tích<br />
vai trò, sứ mệnh của doanh nghiệp trong hình thành và tạo động lực cho tổ chức lại sản xuất ngành<br />
chè tỉnh Thái Nguyên với mục tiêu quy hoạch sản xuất, thúc đẩy phát triển, tạo dòng sản phẩm<br />
chất lượng cao, tăng giá trị gia tăng cho các tác nhân ngành chè.<br />
Từ khóa: Doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành chè, tỉnh Thái Nguyên, liên kết “bốn<br />
nhà”, chuỗi giá trị, giá trị gia tăng<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Chè Thái Nguyên đang bộc lộ nhiều bất cập ở<br />
ba công đoạn trồng, chế biến và tiêu thụ. Diện<br />
tích dành cho khai thác chè chủ yếu do tư<br />
nhân sở hữu nhỏ, manh mún (chiếm 70% tổng<br />
diện tích trồng chè của cả tỉnh), khó triển khai<br />
áp dụng tiến bộ kỹ thuật và không kiểm soát<br />
được quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn sản<br />
xuất sạch/ an toàn thực phẩmVietGAP,<br />
UTZ,... dẫn đến chất lượng không đồng đều.<br />
Doanh nghiệp sẽ là tác nhân quan trọng nhất<br />
trong chuỗi ngành chè có thể đảm nhận được<br />
yêu cầu này. Doanh nghiệp đầu tư công nghệ,<br />
giống, tập huấn kỹ thuật cho nhóm tác nhân<br />
đầu vào của ngành (nông dân, HTX, nông<br />
trường trồng chè); Doanh nghiệp đầu tư hạ<br />
tầng, công nghệ chế biến đáp ứng nhu cầu đa<br />
dạng về sản phẩm của thị trường; Doanh<br />
nghiệp tìm kiếm thị trường phân phối tiêu thụ<br />
sản phẩm, định hướng nhu cầu thị trường<br />
hoặc tư vấn lại cho nông dân để đưa ra những<br />
sản phẩm thị trường cần.<br />
Số lượng doanh nghiệp DNNVV ngành chè<br />
Thái Nguyên<br />
Theo thống kê của Sở kế hoạch & Đầu tư<br />
Tỉnh hiện nay loại hình doanh nghiệp nhỏ và<br />
vừa chiếm 100% trên địa bàn [2][3].<br />
*<br />
<br />
Tel:<br />
<br />
Trong số nhữngDN sản xuất, chế biến chè ở<br />
Thái Nguyên hiện nay chỉ rất ít DN sản xuất<br />
sử dụng nguyên liệu đầu vào búp lá chè tươi,<br />
số DN còn lại chủ yếu thu mua chè sơ chế<br />
trong dân rồi chế biến lại, đóng gói và đưa<br />
tiêu thụ.<br />
Năng lực tài chính và nguồn vốn của các<br />
DNNVV ngành chè Thái Nguyên<br />
Vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan<br />
trọng đối với các DN sản xuất mà còn đề cập<br />
tới sự tham gia của vốn trong DN, trong cả<br />
quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong<br />
suốt thời gian tồn tại của DN.<br />
Lao động trong các DNNVV ngành chè<br />
Thái Nguyên<br />
Xác định người lao động là yếu tố cốt lõi tạo<br />
nên thành công, nâng cao hiệu quả trong sản<br />
xuất, kinh doanh, những năm gần đây, nhiều<br />
DN chè đã chú trọng việc cải thiện môi<br />
trường làm việc, thu hút được lực lượng lao<br />
động tham gia vào quá trình sản xuất, đóng<br />
gói và chế biến chè.<br />
Từ bảng trên, ta thấy cơ cấu lao động trong<br />
DNNN và công ty TNHH chiếm tỷ lệ nhiều<br />
nhất, đây là cơ sở để tăng được số lượng sản<br />
phẩm chè thành phẩm cung cấp kịp thời cho thị<br />
trường nội địa và xuất khẩu. Các lao động tham<br />
gia trực tiếp trong quá trình sản xuất là người<br />
dân địa phương.<br />
55<br />
<br />
Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
124(10): 55 - 59<br />
<br />
Biểu đồ 1: Số lượng DNVVN ngành chè Thái Nguyên từ năm 2008-2013<br />
(Nguồn: Sở kế hoạch - Đầu tư Thái Nguyên)<br />
<br />
Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh của DNVVN ngành chè Thái Nguyên năm 2013<br />
(Nguồn: Sở KH-ĐT Thái Nguyên)<br />
Bảng 1: Lao động trong sản xuất kinh doanh của DNNVV ngành chè Thái Nguyên năm 2013<br />
STT<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
<br />
Lực lượng lao động<br />
Số lượng (người)<br />
Cơ cấu (%)<br />
Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)<br />
946<br />
45,26<br />
Công ty cổ phần (CTCP)<br />
285<br />
13,63<br />
Công ty TNHH<br />
610<br />
29,19<br />
Doanh nghiệp tư nhân<br />
182<br />
8,71<br />
DN có vốn đầu tư nước ngoài<br />
67<br />
3,21<br />
Tổng<br />
2090<br />
100<br />
(Nguồn: Sở KH-ĐT Thái Nguyên và tính toán của tác giả)<br />
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được do phát triển sản xuất chè<br />
ở Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012<br />
Loại hình doanh nghiệp<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
Tổng sản lượng chè (búp tươi)<br />
Giá trị hàng hóa của chè<br />
Giá trị hàng hóa xuất khẩu<br />
Giá trị sản lượng chè/ 1 ha<br />
Thu nhập bình quân của người trồng chè<br />
Tạo thêm việc làm cho người lđ mới<br />
<br />
Đơn vị<br />
Tấn<br />
Tr. đồng<br />
USD<br />
TrĐ/ha<br />
1000 đ<br />
Người<br />
<br />
Năm 2010<br />
145.710<br />
2.267.115<br />
9.943.000<br />
107<br />
1.790<br />
657<br />
<br />
Năm 2011<br />
161.322<br />
2.689.322<br />
10.484.000<br />
120<br />
1.820<br />
733<br />
<br />
Năm 2012<br />
185.000<br />
2.945.658<br />
11.890.000<br />
134<br />
1.890<br />
890<br />
<br />
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012)<br />
<br />
56<br />
<br />
Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG SẢN<br />
XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
Khả năng đóng góp của các doanh nghiệp<br />
ngành chè Thái Nguyên<br />
Hiệu quả kinh doanh các sản phẩm từ chè<br />
được thể hiện qua các chỉ tiêu: giá trị tổng sản<br />
lượng, giá trị hàng hóa, giá trị xuất khẩu, thu<br />
nhập bình quân của người trồng chè… được<br />
thể hiện ở trong bảng 2.<br />
Ngoài các chỉ tiêu đã được lượng hóa như<br />
trên ta còn có thể thấy phát triển sản xuất chè<br />
có tác động to lớn đến việc nâng cao chất<br />
lượng cuộc sống cho người dân, giải quyết<br />
công ăn việc làm cho người lao động, chuyển<br />
dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo và<br />
bảo vệ môi trường sinh thái.<br />
Doanh nghiệp giữ vai trò kết nối các tác<br />
nhân trong chuỗi giá trị ngành chè<br />
Kết quả điều tra cho thấy, về hình thức cấu<br />
trúc tổ chức liên kết có có 34,88% doanh<br />
nghiệp chè Thái Nguyên áp dụng hình thức<br />
hạt nhân trung tâm, xung quanh hạt nhân đó<br />
có các nhà khoa học, nhà nước, doanh nghiệp<br />
và nông dân, hỗ trợ hoạt động đan xen cùng<br />
nhau giúp đỡ đảm bảo cho chuỗi giá trị chè<br />
được tạo ra với chất lượng sản phẩm tốt nhất<br />
và sự đồng đều.<br />
Ưu điểm của hình thức đa thành phần là sự<br />
phối hợp đồng bộ giữa các bên nên có thêm<br />
sức mạnh tổng hợp để có bước đột phá trên<br />
các lĩnh vực như chuyển giao khoa học kỹ<br />
thuật nuôi trồng do có sự tham gia trực tiếp<br />
của nhà khoa học, quản lý thu mua sản phẩm<br />
và hỗ trợ các chính sách ưu đãi do có sự quan<br />
tâm quản lý của nhà nước.<br />
Nhược điểm của hình thức đa thành phần là<br />
sự phức tạp trong công tác quản lý phối hợp<br />
giữa các thành phần tham gia và khả năng nhân<br />
rộng, kéo dài rất hạn chế.<br />
Việc thực hiện mối liên kết này vẫn còn tồn<br />
tại khá nhiều khó khăn như: tình trạng người<br />
trồng chè tự sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè<br />
trong khi có nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản<br />
xuất chè không có vùng nguyên liệu riêng<br />
<br />
124(10): 55 - 59<br />
<br />
phải thu mua thông qua các cơ sở thu gom<br />
dẫn đến việc chênh lệch giá; nhiều nhà máy<br />
chỉ sản xuất đạt 60-70% công suất vì thiếu<br />
nguyên liệu, trong khi đó có một số lượng lớn<br />
người nông dân phải tự tìm thị trường tiêu<br />
thụ; một số trường hợp các ban ngành địa<br />
phương còn lúng túng, chưa có chế tài phù<br />
hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa<br />
doanh nghiệp và người nông dân.<br />
Tăng giá trị sản phẩm<br />
Doanh nghiệp tận dụng những lợi thế có kỹ<br />
thuật, công nghệ, vốn, hạ tầng,...tạo ra những<br />
sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.<br />
Các doanh nghiệp liên kết với nhau sẽ tạo<br />
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ<br />
nhóm ngành hàng hỗ trợ lẫn nhau. Sức cạnh<br />
tranh phụ thuộc vào việc các doanh nghiệp sử<br />
dụng những tài sản hiện có của mình và có<br />
được phương thức tiếp cận với những nguồn<br />
mới hiệu quả như thế nào thông qua hợp tác<br />
với các bạn hàng liên quan khác. Vấn đề hợp<br />
tác ngành nghề trong từng lĩnh vực ngành<br />
hàng sẽ trở thành một nhân tố quan trọng cho<br />
việc tăng giá trị cho sản phẩm.<br />
Doanh nghiệp có điều kiện và khả năng<br />
thích ứng nhanh nhạy với thị trường nên<br />
đầu tư bài bản và chuyên nghiệp vào kỹ<br />
thuật công nghệ<br />
Đầu tư kỹ thuật công nghệ trong ngành chè<br />
thường có thời gian thu hồi vốn đầu tư dài<br />
hơn các ngành khác, bởi chè là loại cây công<br />
nghiệp dài ngày, chu trình sinh trưởng khá<br />
lâu, nên chu kỳ hoạt động kinh tế kéo dài.<br />
Thông thường đầu tư cho chè phải trải qua<br />
các giai đoạn phát triển sinh học, nên từ khi<br />
trồng đến khi bắt đầu được thu hái phải mất<br />
thời gian 3 năm, và thời gian kinh doanh có<br />
thể từ 30 đến 50 năm. Cho nên, vốn đầu tư<br />
phải phân bổ trong khoảng thời gian kéo dài và<br />
theo thời vụ của cây chè. Thêm vào đó, hiệu<br />
quả thu hoạch cây chè trong những năm đầu<br />
kinh doanh là rất thấp, hiệu quả chỉ được tăng<br />
dần trong thời gian sau. Do đó, thời gian để<br />
hoàn đủ vốn đầu tư xây dựng cơ bản là khá lâu.<br />
57<br />
<br />
Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Đầu tư cho ngành chè diễn ra trong một địa<br />
bàn không gian rộng lớn, trên các vùng đồi<br />
trung du, miền núi. Điều này làm tăng tính<br />
phức tạp trong quản lý và điều hành các công<br />
việc để khai thác đầu tư có kết quả<br />
Đầu tư ngành chè đòi hỏi phải có hệ thống hạ<br />
tầng cơ sở tối thiểu như các viện nghiên cứu,<br />
các trung tâm khảo nghiệm, hệ thống thuỷ lợi,<br />
mạng lưới giao thông, hệ thống điện tương<br />
thích, các phương tiện thiết bị phù hợp... Đây<br />
là điều kiện chưa được quan tâm thích đáng<br />
trong vùng chè. Trong khi đó, các khu công<br />
nghiệp chế biến có điều kiện hạ tầng phát<br />
triển hơn lại xây dựng xa vùng nguyên liệu,<br />
gây tốn kém về chuyên chở và làm giảm chất<br />
lượng chè thành phẩm; vì chè búp tươi hái về<br />
phải chế biến ngay, nếu chậm sẽ làm giảm<br />
mạnh chất lượng chè nguyên liệu và chè<br />
thành phẩm.<br />
Đầu tư các vườn chè, phần lớn giao cho các<br />
hộ gia đình quản lý chăm sóc. Khâu chăm sóc<br />
đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng thường các hộ<br />
nông dân không đủ vốn, vì thế các cơ sở sản<br />
xuất kinh doanh thường phải đầu tư loại vốn<br />
này, ứng trước vật tư kỹ thuật cho người<br />
trồng; và khả năng thu hồi nguồn vốn này là<br />
rất khó khăn.<br />
Trong hoạt động đầu tư ngành chè cần chú<br />
trọng đầu tư nâng cao chất lượng hàng hoá và<br />
đầu tư phát triển thị trường, kể cả thị trường<br />
trong nước và thị trường nước ngoài; bởi<br />
phần lớn sản lượng chè của nước ta (70 80%) là dành cho xuất khẩu - một thị trường<br />
cạnh tranh khắc nghiệt. Để phát triển thị<br />
trường, các doanh nghiệp cần chú trọng công<br />
tác marketing, để tìm hiểu hướng thị trường,<br />
đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng trong và<br />
ngoài nước.<br />
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
Mục tiêu của ngành chè Thái Nguyên là cần<br />
xây dựng một chuỗi giá trị ngành hàng theo<br />
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển<br />
bền vững, thay vì chỉ chú trọng đến những<br />
tăng trưởng về lượng. Do vậy, cần quan tâm<br />
và khuyến khích sự hình thành, phát triển của<br />
các mô hình tổ chức sản xuất mới nhằm xây<br />
dựng những quan hệ sản xuất mới, mở đường<br />
58<br />
<br />
124(10): 55 - 59<br />
<br />
cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trong<br />
nông nghiệp, đặc biệt là mô hình “bốn nhà”.<br />
Trong ba yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất<br />
nông nghiệp (ruộng đất, lao động, vốn) thì<br />
ruộng đất vẫn là yếu tố quyết định. Việc qui<br />
hoạch tạo vùng sản xuất nông nghiệp hàng<br />
hóa lớn, qui mô sản xuất nông trại lớn, có<br />
chính sách tích tụ ruộng đất, hạ tầng, quản trị<br />
nông nghiệp,…khác hẳn các vùng sản xuất<br />
nông hộ qui mô nhỏ. Có thể bắt đầu bằng các<br />
sản phẩm có chuỗi giá trị xuất khẩu mạnh như<br />
thủy sản, cà phê, cao su.<br />
Cần nghiên cứu và có chính sách hình thành,<br />
hỗ trợ phát triển các hợp tác xã sản xuất nông<br />
nghiệp chứ không chỉ là hợp tác xã dịch vụ,<br />
và cần tách riêng hai loại hình hợp tác xã này.<br />
Có chính sách đảm bảo hình thành các hiệp<br />
hội các chủ nông trại qui mô nhỏ, lớn, thậm<br />
chí một vùng, quốc gia, đảm bảo để hiệp hội<br />
các chủ nông trại tổ chức nông dân theo<br />
ngành nghề, bảo vệ sản xuất, đàm phán với<br />
doanh nghiệp.<br />
Có chính sách khuyến khích đối với các tổ<br />
chức sản xuất áp dụng khoa học công nghệ<br />
cao…Tập trung mọi nguồn lực để khai thác<br />
có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế<br />
của cây chè, đưa sản phẩm chè Thái Nguyên<br />
có vị thế cao trên thị trường trong nước và thế<br />
giới. Một số gợi ý khuyến nghị đối với tỉnh<br />
Thái Nguyên có phương hướng đối với phát<br />
triển sản xuất chè giai đoạn 2010 - 2015, định<br />
hướng đến năm 2020:<br />
+ Hình thành vùng sản xuất chè hàng hóa tập<br />
trung nhằm tạo tính ổn định cho ngành hàng.<br />
+ Phát triển sản xuất chè trên cơ sở đầu tư thâm<br />
canh, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ<br />
trong khâu sản xuất giống, chế biến nhằm tăng<br />
năng suất, chất lượng cho sản phẩm.<br />
+ Khai thác, phát huy nội lực, tận dụng tối đa<br />
ngoại lực để đưa sản phẩm tiếp cận những thị<br />
trường khó tính như Nhật Bản, châu Âu…<br />
+ Phát triển sản xuất đi đôi với mở rộng thị<br />
trường tiêu thụ sản phẩm khuyến khích các<br />
hình thức liên kết kinh tế trong sản xuất và<br />
tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa các thành<br />
phần kinh tế trong và ngoài tỉnh.<br />
<br />
Nguyễn Thị Lan Anh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Diện tích chè Thái Nguyên là 18.600 ha; diện<br />
tích chè Lâm Đồng là 25.000 ha; Diện tích chè của<br />
cả nước trên 70.000 ha.<br />
2. Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên (2013), Đánh<br />
giá hiện trạng cây chè<br />
3. Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày<br />
30/6/2009 của Chính phủ<br />
4. PGS.TS Trương Đình Chiến (2012), Quản trị<br />
Marketing, Nhà xuất bản kinh tế quốc dân<br />
<br />
124(10): 55 - 59<br />
<br />
5. Phillip Kotler (2012), Quản trị Marketing, Nhà<br />
xuất bản Thống kê, Hà Nội<br />
6. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị doanh<br />
nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, T.P Hồ Chí Minh<br />
7. Michael Poter, Chuỗi giá trị và lợi thế cạnh<br />
tranh, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội<br />
8. PGS.TS Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình<br />
Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Đại học kinh tế<br />
quốc dân, Hà Nội.<br />
<br />
SUMMARY<br />
ROLE OF CORPORATE REORGANIZATION<br />
IN MANUFACTURING SECTOR TEA THAI NGUYEN, VISION 2020<br />
Nguyen Thi Lan Anh*, Do Thuy Ninh<br />
College of Economics and Business Administration - TNU<br />
<br />
Thai Nguyen tea growing area of Vietnam's second largest (after Lam Dong) [1]. Thai Nguyen tea<br />
tree has many advantages due to natural soil incentive locals have a lot of experience in planting,<br />
tending or primary processing of tea; had some specialty tea brand Xinjiang, La Bang ... Camp Set.<br />
However, Thai Nguyen tea industry through statistics analysis (2008-2013) is assessed not to<br />
promote the availability of potential advantages. Is due to several reasons: (i) do not focus so no<br />
material area large enough to accommodate the high-capacity processing plant form; (ii) technical<br />
practices, tending, processing of tea for farmers harvest; (iii) scientific and technical progress in the<br />
tea-growing region from planting, care to provide for the processing market. Through this article, the<br />
authors wanted to analyze business and create incentives for organizations the production of Thai<br />
Nguyen tea industry with the goal of production planning, promoting, creating high-quality product<br />
line, increase the value added to the tea industry agents.<br />
Keywords: enterprise, small and medium enterprises, the tea industry, Thai Nguyen, the "four"<br />
links,value added.<br />
<br />
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:03/9/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014<br />
Phản biện khoa học: TS. Trần Quang Huy – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐHTN<br />
*<br />
<br />
Tel:<br />
<br />
59<br />
<br />