Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 10: Quản trị sản xuất và tồn kho
lượt xem 6
download
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 10: Quản trị sản xuất và tồn kho. Những nội dung chính trong chương này gồm có: Một số vấn đề chung về nhà quản trị, hệ thống thông tin quản lý, xác định chi phí, vai trò của chi phí, phân tích hòa vốn, quản trị tồn kho. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 10: Quản trị sản xuất và tồn kho
- CHƯƠNG 10 QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ TỒN KHO
- I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1) Giới thiệu Nhà quản trị: cần xác định và quản lý các chi phí, mức sản xuất, và tồn kho có lợi nhất; Hiểu biết các mối quan hệ và trình tự tính toán chi phí giúp quản lý quá trình sản xuất của xí nghiệp và ra các quyết định sản xuất có hiệu quả hơn.
- I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 2) Hệ thống thông tin quản lý Hệ thống thông tin quản lý (MIS = management information system): để điều hành và giám sát chi phí sản xuất kinh doanh có hiệu quả, gồm: (i) Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời; (ii) Các dữ liệu để ra quyết định; (iii)Số liệu kế toán để lập các báo cáo tài chính; (iv)Giúp th ực hi ện chức năng giám sát.
- II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ 1) Khái niệm Là khoản chi ra để nhận được một hàng hóa hoặc dịch vụ; Tuy nhiên, chi phí theo quan điểm kế toán có thể khác với kinh tế, và theo quan điểm nhà quản trị lại có thể khác với cả 2; Mục đích xây dựng thông tin về chi phí thường quyết định cách định nghĩa chi phí.
- II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ 2) Phân loại chi phí a. Chi phí cơ hội, chi phí ẩn và chi phí hiển thị Chi phí cơ hội là giá trị cao nhất trong số các dự án lựa chọn đã bị bỏ qua; Chi phí hiển thị là các chi phí trực tiếp liên quan đến thành phẩm; Chi phí ẩn là các chi phí không chi trả trực tiếp bằng tiền nhưng cần phải được tính vào trong tổng chi phí của sản phẩm.
- II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ 2) Phân loại chi phí Bỏ qua chi phí ẩn có thể dẫn đến các quyết định kinh doanh gây ra bất lợi cho lợi nhuận dài hạn; Nhà quản trị dễ dàng tìm ra phương thức để giám sát chi phí hiển thị; Tuy nhiên họ có thể gặp nhiều khó khăn khi muốn giám sát chi phí ẩn vì họ không thể nhìn thấy được chúng.
- II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ 2) Phân loại chi phí b. Chi phí kiểm soát và không kiểm soát được Nếu phần lớn chi phí phát sinh có thể kiểm soát được có thể quản lý có hiệu quả việc sử dụng đầu vào; Rất khó để đạt được một mức lợi nhuận hợp lý nếu phần lớn chi phí là không kiểm soát được (như hợp đồng lao động sản xuất sản phẩm/giờ bất kể nhu cầu sản phẩm như thế nào).
- II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ 2) Phân loại chi phí c. Chi phí tăng thêm, chi phí tránh được và chi phí không tránh được Chi phí phù hợp trong ra quyết định là các chi phí có thể thay đổi do tác động của quyết định; Chi phí có thể tránh (avoidable costs) là các chi phí không phát sinh thêm do một quyết định chi phí tăng thêm (incremental costs); Chi phí không tránh được (sunk costs) là các chi phí không thay đổi khi ra quyết định không xét đến trong ra quyết định.
- 2) Phân loại chi phí c. Cp. tăng thêm, cp. tránh được và cp. không tránh được Khi ra quyết định chỉ quan tâm đến chi phí tăng thêm nguyên tắc phân tích biên tế Doanh thu tăng thêm > chi phí tăng thêm: thực hiện; Doanh thu tăng thêm
- II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ 2) Phân loại chi phí d. Định phí và biến phí Định phí: phát sinh theo thời gian và không thay đổi trong mỗi chu kỳ sản xuất bất kể lượng sản phẩm sản xuất; Biến phí: thay đổi theo sản lượng sản xuất; Có khi chi phí mang tính hỗn hợp việc tách biệt các thành phần chi phí giúp nâng cao hiệu quả quản lý chi phí.
- II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ 3) Sử dụng chi phí chuẩn Nhà quản lý phải hiểu về diễn biến chi phí của xí nghiệp; Họ cũng cần biết chi phí của xí nghiệp như thế nào so với tiêu chuẩn của ngành hàng và so với các đối thủ cạnh tranh chính; Cơ cấu của định phí và biến phí có thể ảnh hưởng đến khả năng giám sát của nhà quản trị.
- III. VAI TRÒ CỦA CHI PHÍ 1) Phần đóng góp Pđvsp = tổng chi phíđvsp + lợi nhuậnđvsp Pđvsp = định phíđvsp+biến phíđvsp+ đvsp Pđvsp biến phíđvsp = định phíđvsp+ đvsp Pđvsp biến phíđvsp = chi phí ban đầuđvsp+ đvsp Pđvsp biến phíđvsp = phần đóng gópđvsp.
- III. VAI TRÒ CỦA CHI PHÍ 1) Phần đóng góp Thí dụ: sản phẩm bịch 1kg hạt giống mới của 1 công ty giống cây trồng; tổng biến phí/sp= vật liệu + lao động trực tiếp = 55.000đ + 20.000đ = 75.000đ/bịch Với giá bán là 125.000đ/bịch thì: phần đóng góp = 125.000đ – 75.000đ = 50.000đ/bịch.
- III. VAI TRÒ CỦA CHI PHÍ 2) Định giá bán sản phẩm Phần đóng góp có thể sử dụng để định giá bán của một sản phẩm mới (xem bài giảng)
- IV. PHÂN TÍCH HÒA VỐN 1) Ý nghĩa Tìm ra tổ hợp chi phí, sản lượng, và giá bán để giúp xí nghiệp hòa vốn nhằm đến mục tiêu là tạo ra lợi nhuận cao nhất theo giá bán và số lượng bán đã được đưa ra trong kế hoạch marketing; Phân tích hòa vốn là công cụ quản lý được sử dụng để xác định cơ hội thành công trong một tình huống sản xuất cụ thể. Thí dụ ....
- Giá bán Sản lượng Chi phí Hình. Ba thành phần của phân tích hòa vốn
- IV. PHÂN TÍCH HÒA VỐN 1) Ý nghĩa Điểm hòa vốn có được khi = 0: = 0 = tổng doanh thu tổng chi phí = tổng DT tổng biến phí tổng định phí = P*Q VC*Q TFC với: P = giá bán/sp; Q = sản lượng hòa vốn; VC = biến phí/sp; TFC = tổng định phí; Sắp xếp lại Q = TFC/(P VC) phần đóng góp/sp
- Chi phí và doanh thu (triệu đồng) Lợi nhuận Tổng doanh thu 1.875 Tổng chi phí góp Tổng biến phí 750 g ầ n đón Ph Lợi nhuận 0 15.000 Sản lượng 750 Hình. Đồ thị thể hiện phân bố phần đóng góp cho chi phí ban đầu và lợi nhuận
- IV. PHÂN TÍCH HÒA VỐN 3) Doanh thu hòa vốn Công thức tính doanh thu hòa vốn: TFC BEP$ CMP với: BEP$ = doanh thu hòa vốn (BEP = break even point) CMP = tỉ lệ đóng góp biên (contribution margin percentage) TFC = tổng định phí (total fixed cost)
- IV. PHÂN TÍCH HÒA VỐN 3) Doanh thu hòa vốn Thí dụ: Công ty dự trù tỉ lệ đóng góp biên là 40%. TFC 750.000.000ñ BEP$ 1.875.000.000ñ CMP 0,40
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - BÀI 5
15 p | 160 | 47
-
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP - BÀI 6
8 p | 138 | 35
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 9: Tổ chức sản xuất
16 p | 28 | 6
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 1: Nông nghiệp và kinh doanh nông nghiệp
18 p | 15 | 5
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 2: Nhà quản trị kinh doanh nông nghiệp
24 p | 19 | 5
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 4: Chức năng lập kế hoạch
36 p | 22 | 5
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 8: Chức năng tổ chức
25 p | 24 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 7: Kế hoạch tài chính
12 p | 19 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 6: Dự báo
16 p | 18 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 5: Hiểu biết về nhu cầu của người tiêu dùng
13 p | 18 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 3: Kinh tế học cho nhà quản trị kinh doanh nông nghiệp
25 p | 24 | 4
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh nông nghiệp - Chương 11: Chức năng điều hành
14 p | 17 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn