intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử Lý Các Biến Chứng Tiêu Hoá ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

154
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bước đầu tiên trong xử lý liệt dạ dày do đái tháo đường (diabetic gastroparesis) bao gồm việc chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ. - Cần giảm các chất béo vì chúng có khuynh hướng kéo dài việc làm rỗng dạ dày. - Có thể dùng thêm metoclopramide 10 mg từ 2 đến 4 lần mỗi ngày, nếu cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử Lý Các Biến Chứng Tiêu Hoá ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường

  1. Xử Lý Các Biến Chứng Tiêu Hoá ở Bệnh Nhân Đái Tháo Đường A- Bệnh lý Dạ Dày: Bước đầu tiên trong xử lý liệt dạ dày do đái tháo đường (diabetic gastroparesis) bao gồm việc chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ. - Cần giảm các chất béo vì chúng có khuynh hướng kéo dài việc làm rỗng dạ dày. - Có thể dùng thêm metoclopramide 10 mg từ 2 đến 4 lần mỗi ngày, nếu cần thiết. Tuy nhiên thuốc sẽ không được hấp thu tốt nếu còn nhiều thức ăn tồn dư do liệt dạ dày. Trong trường hợp này cần hút dịch dạ dày, nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch, dùng thuốc qua đường tiêm truyền cho đến khi dạ dày bắt đầu hoạt động trở lại và có thể chuyển sang thuốc uống. - Các thuốc khác như thuốc chủ vận cholinergic (cholinergic agonist) bethanechol và thuốc ức chế cholinesterase pyridostigmine cũng đã được đề cập đến, nhưng hiệu quả điều trị thường thấp lại hay gây nhiều tác dụng phụ khó chịu, như khô miệng, nhìn mờ, và đau quặn. - Domperidone, 10 đến 40 mg uống trước bữa ăn 30 phút, có hiệu quả ở một số bệnh nhân, dù có thể không tốt hơn so với metoclopramide. - Erythromycin dùng dưới dạng lỏng hoặc toạ dược cũng có thể giúp ích. Erythromycin tác dụng trên các thụ thể motilin, “có chức năng quét dọn trong đường ruột,” và rút ngắn thời gian làm rỗng dạ dày. - Nếu thất bại trong điều trị nội khoa và vẫn tồn tại liệt dạ dày nặng, có thể cần phải phẫu thuật mở hổng tràng ra da (jejunostomy).
  2. - Có thể dùng các bữa ăn vào ban đêm, tránh ăn vào ban ngày và insulin được điều chỉnh cho phù hợp với thời biểu dùng bữa. - Liệt dạ dày thường đi kèm với buồn nôn và có thể do nguyên nhân trung ương hoặc ngoại biên. - Có thể dùng hỗn hợp sau: 45 mL Maalox (Rhone-Poulenc-Rorer, Collegeville, PA, U.S.A.), một muỗng cà phê cồn Donnatal Elixir (A. H. Robins, Wyeth-Ayerst Laboratories, Philadelphia, PA, U.S.A.; phenobarbital, hyoscyamine sulfate, atropine sulfate, và scopolamine hydrobromide), và một muỗng cà phê Benadryl (Parke-Davis). Nếu liều lượng thuốc chỉ sử dụng uống ngày một lần, có thể dùng 5 mL lidocaine dạng sệt thay cho Benadryl. - Hỗn hợp trên rất hiệu quả đối với các triệu chứng buồn nôn và có thể dùng mỗi 4 đến 6 giờ một lần. Khi liệt dạ dày đi kèm với đau, có thể đã xảy ra tình trạng viêm dạ dày do dịch mật (bile-induced gastritis), điều này sẽ được cải thiện bằng cách dùng Riopan, là một hỗn hợp magaldrate (aluminum/magnesium hydroxide của Whitehall Robins, Madison, NJ, U.S.A.). Có thể phối hợp với cholestyramine, một tác nhân chelat hoá mật . B- Bệnh lý Ruột Bệnh lý ruột liên quan đến ruột non và đại tràng, có thể gây ra táo bón mạn tính lẫn tiêu chảy ồ ạt do đái tháo đường, khiến cho việc điều trị biến chứng này đặc biệt khó khăn. C- Các Kháng Sinh
  3. - Tình trạng ứ đọng trong đường ruột kèm với sinh sản vi khuẩn quá mức có thể góp phần gây tiêu chảy. - Chủ yếu là điều trị bằng các kháng sinh phổ rộng bao gồm tetracycline hoặc trimethoprim-sulfamethoxazole. - Metronidazole 750 mg ngày 2-3 lần có thể là tác nhân hiệu qủa nhất và cần được tiếp tục dùng trong ít nhất 3 tuần. - Có thể điều trị theo kinh nghiệm, hoặc nếu được, kiểm tra bằng xét nghiệm hydrogen hơi thở, là chỉ điểm cho thấy đã khống chế được sự sinh sản quá mức của vi khuẩn. D- Cholestyramine Ứ đọng mật có thể xảy ra và gây kích thích đường ruột rất nhiều. Chelat hoá các muối mật bằng cholestyramine, 4 g ngày 3 lần pha nước uống, sẽ cải thiện các triệu chứng. E- Diphenoxylate kết hợp với Atropine Lomotil (Searle, Chicago, IL) 2 mg, ngày uống 4 lần giúp kiểm soát tiêu chảy, mặc dù nguy cơ phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon) có thể xảy ra, do đó cần phải thật thận trọng. F- Chế độ ăn - Bệnh nhân có tiêu hoá kém nên được khuyên dùng chế độ ăn không có gluten. - Một số loại chất xơ có thể tăng nguy cơ hình thành bezoar ở những bệnh nhân có biến chứng thần kinh như liệt dạ dày hoặc táo bón.
  4. - Chất xơ hoà tan psyllium có thể có ích trong trường hợp tiêu chảy do khả năng hút nước của nó, tạo khuôn phân tốt hơn và làm chậm nhu động ruột. G- Suy tụy ngoại tiết - Khi xảy ra giảm bài tiết của tụy ngoại tiết, huyền dịch Viokase (A. H. Robins) với liều cao (10–18 muỗng canh/ngày) có thể hiệu quả. - Clonidine cũng mang lại một số kết quả khi được dùng trong một thử nghiệm lâm sàng nhỏ, có thể do nguyên nhân khiếm khuyết thụ thể α2-adrenergic ở biểu mô ruột. - Khi tiêu chảy đặc biệt kháng ngự với các thuốc kể trên, nó có thể sẽ đáp ứng với octreotide. Cần sử dụng liều khoảng 0,1–0,5 mg/kg/ngày để điều trị chứng tiêu chảy do bệnh lý ruột đái tháo đường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2