intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xung đột pháp luật

Chia sẻ: Lê Thị Trường An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

157
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện tượng Xung đột pháp luật có thể phát sinh phổ biến trong rất nhiều nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xung đột pháp luật

  1. Xung đột pháp luật Hiện tượng Xung đột pháp luật có thể phát sinh phổ biến trong rất nhiều nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp  quốc tế. Chú ý Tuy nhiên trong 1 số chế định cụ thể cá biệt thì hiện tượng xung đột đó không xảy ra như: Quan hệ thuộc  lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Quan hệ tố tụng tòa án trọng tài. Rõ ràng, không phải lúc nào cũng có Xung đột pháp luật, Xung đột pháp luật chỉ là hiện tượng, tức là chỉ xuất hiện khi một quan hệ  pháp luật cụ thể phát sinh và pháp luật của các quốc gia đều có thể tham gia điều chỉnh cho  quan hệ đó nhưng lại có cách hiểu không giống nhau. Nguyên nhân của sự Xung đột pháp luật thì có nhiều nhưng chủ yếu là do: (1) không có quy phạm pháp luật thực chất thống nhất;  (2) nội dung pháp luật của các quốc gia khác nhau. Xung đột pháp luật về Hợp đồng thương mại quốc tế là cách hiểu, cách quy định khác nhau của hai hay nhiều hệ thống pháp luật   tham gia điều chỉnh Hợp đồng thương mại quốc tế về một vấn đề cụ thể nào đó liên quan đến Hợp đồng thương mại quốc tế.  Chẳng hạn, về hình thức hợp đông thương mại quốc tế, luật của Việt Nam bắt buộc phải lập dưới hình thức văn bản nhưng luật của  Mỹ thì cho phép bằng hình thức văn bản đối với những hợp đồng có trị giá trên 500 USD hoặc bằng lời nói – dưới 500 USD. Nếu  doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng với Doanh nghiệp của Mỹ mà không thỏa thuận luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng là  luật nào thì sẽ dẫn đến tình trạng hợp đồng sẽ vô hiệu theo luật pháp của Việt Nam nếu nó được giao kết bằng lời nói. Ở đây, cần nhấn mạnh rằng, sở dĩ có xung đột về Hợp đồng thương mại quốc tế là do khi giao kết hợp đồng, các bên tham gia giao  kết đã không dự liệu trước luật nào sẽ áp dụng cho hợp đồng. Đấy là cách hữu hiệu để không dẫn đến Xung đột pháp luật. Tuy nhiên, nếu vì lý do nào đó, các bên tham gia giao kết hợp đồng không thỏa thuận, không quy định trong hợp đồng sẽ áp dụng  luật nào thì khi có tranh chấp xảy ra, không biết dẫn chiếu luật pháp nước nào (nước người mua, người bán hay người thứ ba), Xung  đột pháp luật có thể xảy ra nếu quốc gia của 2 chủ thể ký kết hợp đồng này chưa tham gia điều ước quốc tế nào trực tiếp điều  chỉnh Hợp đồng thương mại quốc tế. Lúc đó, việc giải quyết Xung đột pháp luật về Hợp đồng thương mại quốc tế, có thể sử dụng những gợi ý sau: ­ Nếu xung đột về hình thức của hợp đồng thì cơ quan có thẩm quyền lựa chọn luật (Tòa án hoặc Trọng tài) sẽ áp dụng luật nơi  giao kết hợp đồng. Tức là hợp đồng được giao kết ở đâu thì lấy luật nơi đó điều chỉnh hợp đồng. ­ Nếu xung đột về nội dung hợp đồng – luật nước người bán, luật nới thực hiện nghĩa vụ, luật lựa chọn... ­ Nếu xung đột về địa vị pháp lý của các bên ký kết hợp đồng  ­ luật quốc tịch, luật nơi cư trú.
  2. Doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng thương mại quốc tế có thể lựa chọn tập quán thương mại quốc tế là Luật áp dụng  giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên khi áp dụng tập quá thương mại quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa  quốc tế các bên thường gặp những sai sót cơ bản sau 1)   Không ghi rõ tập quán áp dụng. Ví dụ: “Các bên thừa nhận rằng tập quán thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh hợp đồng này”. Hoặc “Bên bán đồng ý bán và bên mua   đồng ý mua 1.000 tấn đạm Urê theo điều kiện FOB San Francisco”. Như vậy, nếu vận dụng điều khoản này sẽ không biết tập quán nào được áp dụng. Do vậy cần ghi rõ “Bên bán đồng ý bán và bên  mua đồng ý mua 1.000 tấn đạm ure theo điều kiện FOB San Francisco – Incoterms 2000”. 2)   Sử dụng sai nội dung của điều kiện thương mại. Ví dụ: bên bán (Công ty của Việt Nam), bên mua (Công ty của Hoa Kỳ) thỏa thuận: “Bên bán đồng ý bán và bên mua đồng ý mua   1.000 tấn cá phi ­ lê đông lạnh theo điều kiện FOB San Francisco – Incoterms 2000”. Thực ra San Francisco là cảng đến, nhưng  theo Incoterms 2000 thì FOB là điều kiện thương mại giao hàng dọc mạn tàu (tại cảng bốc hàng quy định). Như vậy việc các bên quy định như trên sẽ gây khó khăn trong thực hiện hợp đồng hoặc giải quyết tranh chấp. Vì vậy, các bên nên   sử dụng đúng điều kiện thương mại và nội dung của nó. Cũng ví dụ trên, nếu cảng bốc xếp là cảng Hải Phòng thì nên ghi “Bên bán  đồng ý bán và bên mua đồng ý mua 1.000 tấn cá phi ­ lê đông lạnh theo điều kiện FOB Hải Phòng – Incoterms 2000”. 3)   Cho rằng tập quán thương mại quốc tế sẽ điều chỉnh toàn bộ hợp đồng: Thực ra không phải vậy, mỗi tập quán chỉ điều chỉnh một phần, một vấn đề của hợp đồng. Do vậy cần tránh kiểu chọn luật như   sau: “Hợp đồng này sẽ được điều chỉnh bởi Incoterms 2000”. 4)   Sử dụng điều kiện thương mại không đúng theo phương thức chuyên chở: Các bên cần nghiên cứu kỹ các điều kiện thương mại để áp dụng cho đúng theo phương thức chuyên chở hàng hóa mà các bên áp   dụng
  3. Khi giao kết hợp đồng thương mại quốc tế các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận Luật áp dụng trong việc giải quyết   các tranh chấp của hợp đồng. Luật áp dụng mà các bên lựa chọn có thể là luật quốc gia, điều ước quốc tế và tập quán  thương mại quốc tế... Luật áp dụng giải quyết tranh chấp là chuẩn mực để xác định hiệu lực và tính hợp pháp của hợp  đồng và được lựa chọn như sau 1.  Lưa chon luât quôc gia điêu chinh hơp đông ̣ ̣ ̣ ́ ̀ ̉ ̣ ̀ Luật pháp quốc gia sẽ được áp dụng trong trường hợp được các bên lựa chọn. Tuy nhiên, các bên nên chủ động lựa chọn luật quốc  gia mà mình quen thuộc. Việc chọn luật phải được ghi nhận cụ thể trong một điều khoản hợp đồng, gọi là “Điều khoản chọn luật”  hoặc “Luật điều chỉnh”. 2.  Lựa chọn ap dung điêu ươc quôc tế ́ ̣ ̀ ́ ́ Điều ước quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1980 về mua bán  hàng   hóa   quốc   tế,   được   ký   kết   tại   Viên   năm   1980   (Sau   đây   gọi   tắt   là   “Công   ước   Viên   1980”). Pháp luật của Việt Nam cũng cho phép các bên được sử dụng Công ước Viên 1980 để điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa   quốc tế. Tuy nhiên, Công ước Viên 1980 sẽ không đương nhiên có hiệu lực nếu các bên không lựa chọn và ghi rõ trong hợp đồng. Khi các bên đã dẫn chiếu đến Công ước Viên 1980 thì toàn bộ các điều khoản và nội dung của Công ước Viên 1980 sẽ được áp  dụng để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Trong Công ước Viên năm 1980, có qui phạm bắt buộc, qui phạm tùy nghi, qui phạm hướng dẫn v.v... Đối với qui phạm bắt buộc,  các bên phải tuân thủ mà không được làm trái. Điều 66 của Công ước Viên 1980: “Việc mất mát hàng hóa sau khi rủi ro đã được chuyển cho bên mua không loại trừ cho bên mua  khỏi nghĩa vụ phải thanh toán tiền mua hàng…” là một qui phạm bắt buộc. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui phạm tùy nghi. Điều 9.2 của Công ước Viên 1980 là một qui phạm tùy nghi với nội dung: “Các bên được coi là, trừ khi có thỏa thuận khác, đã thiết  lập một tập quán áp dụng cho hợp đồng của mình hay chấp nhận một tập quán mà các bên đã biết hoặc phải biết và tập quán đó   đã được áp dụng rộng rãi đối với các bên trong thương mại quốc tế và thường được các bên tham gia các hợp đồng cùng loại trong  lĩnh vực thương mại cụ thể có liên quan". Nếu các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng thì qui phạm tùy nghi sẽ được áp  dụng. Còn đối với qui phạm hướng dẫn, các bên có quyền làm theo hoặc không làm theo. Điều 49 của Công ước Viên 1980 là một ví dụ điển hình của qui phạm hướng dẫn: “Bên mua có thể tuyên bố hợp đồng bị hủy bỏ: (a). Nếu việc bên bán không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình theo hợp đồng hoặc theo Công ước này tạo ra một vi phạm  nghiêm trọng trong hợp đồng; hoặc (b). Trong trường hợp nếu bên bán không giao hàng trong thời hạn bổ sung do bên mua ấn  định theo khoản 1 Điều 47 hoặc tuyên bố rằng bên bán sẽ không giao hàng trong thời hạn ấn định đó” Do đó, các bên cần nghiên cứu kỹ Công ước Viên 1980 trước khi thống nhất lựa chọn Công ước này làm luật điều chỉnh, để bảo  đảm các thỏa thuận trong hợp đồng của các bên không trái với luật áp dụng, nếu không sẽ bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. 3.  Gia tri hiêu lưc cua tâp quan thương mai quôc tê va môt sô sai lâm cân tranh ́ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ́ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ́ ̀ ̀ ́ Tập quán thương mại quốc tế áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là: ­ Incoterms 2000
  4. ­   Tập   quán   khu   vực   như:   Điều   kiện   thương   mại   theo   UCC   (áp   dụng   đối   với   khu   vực   Bắc   Mỹ). ­ UCP 600. ­ Một số tập quán Thương mại Quốc tế khác. Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là doanh nghiệp Việt Nam thì tập quán quốc tế sẽ chỉ có hiệu lực áp  dụng nếu được các bên lựa chọn và ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng. Trong trường hợp các bên không lựa chọn luật thì khi xảy ra tranh chấp, cơ quan tài phán sẽ quyết định chọn luật. Tuy nhiên, để   bảo đảm quyền lợi của mình, các bên cần thiết phải chọn luật áp dụng. Khi lựa chọn luật điều chỉnh, cần phải bảo đảm nguyên tắc  sau: ­ Nên lựa chọn nguồn luật áp dụng sao cho thuận tiện nhất cho việc thiết lập, thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp  phát sinh. ­ Nên lựa chọn nguồn luật mà mình quen thuộc nhất. ­ Cần phải nghiên cứu kỹ nguồn luật áp dụng để bảo đảm việc chọn luật đạt được những mục đích có lợi cho mình hoặc ít nhất  không làm mất đi lợi thế hoặc gây tổn hại cho mình.
  5. Ngoài ra các bên kí hợp đồng còn phải tôn trọng luật quốc tế với những giá trị pháp lí của các điều ước quốc tế về 3 quy phạm của điều ước quôc tế: - Quy phạm bắt buộc: khi kí hợp đồng các tổ chức hữu quan phải tuân thủ. - Quy phạm tuỳ ý: cho vận dụng hoặc không vận dụng. - Quy phạm hướng dẫn Khi bên lựa chọn luật quốc gia điều chỉnh quan hệ ngoại thương cần chú ý các nguyên tắc: - Hoàn toàn tự nguyện - Không trái luật pháp của nhà nước - Không hạn chế năng lực pháp lý và năng lực hành vi của chủ thể - Không làm phương hại đến lợi ích của Nhà Nước. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng kinh doanh thương mại quốc tế( hợp đồng mua bán ngoại thương - Điều 50 và 81 Luật thương mại quốc tế đối thoại thông qua ngày 10-5- 1997) Muốn hợp đồng mua bán ngoại thương có hiệu lực thì phải có đủ các điều kiện sau: 1. Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài. 2. Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên bán và nước bên mua. 3. Hợp đồng mua bán hàng hoá phảỉ có nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương sau đây: · Tên hàng · Số lượng · Quy cách chất lượng
  6. · Giá cả · Phương thức thanh toán · Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng Ngoài ra còn các nội dung chủ yểu quy định trên đây các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng. 4. Hợp đồng mua bán hàng hoá của Việt Nam với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản, thư từ, điện tín, telex, fax, thư điện tín và các hình thức thông tin điện tín khác cũng được coi là hình thức văn bản.Mọi thoả thuận bằng miệng kể cả sửa đổi phải bổ sung đều không có hiệu lực. Nếu vi phạm một trong các điều kiện trên đây hợp đồng có thể thành trái phap luật, là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần. a)Vô hiệu toàn bộ (phải huỷ bỏ cả hợp đồng): do vi phạm điều cấm của pháp luật như mua bán hàng cấm, người kí không đủ thẩm quyền b)Vô hiệu từng phần:có vi phạm pháp luật nhưng vẫn thi hành được hợp đông, trừ điều vô hiệu 3. Các loại hợp đồng mua bán ngoại thương - Hợp đồng giao hàng một lần - Hợp đồng giao hàng định kỳ (thường là hàng tháng hay hàng năm giao đều đặn) - Hợp đồng thanh toán bằng tiền - Hợp đồng thanh toán bằng hàng(đổi hàng) - Hợp đồng giao hàng chậm - Hợp đồng mẫu, hợp đồng tiêu chuẩn là hợp đồng in sẵn bỏ trống các chỗ chưa thoả thuận. Bên mua và bên bán thoả thuận sẽ điền vào chỗ trống thành hợp đồng đủ nội dung dể các bên kí kết. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh XNK - với tư cách là một bên ký kết -phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Ðây là một công việc rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh XNK phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.
  7. Ðể thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây: - Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ) - Xin giấy phép xuất khẩu - Chuẩn bị hàng hoá - Kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá - Thuê tàu lưu cước - Mua bảo hiểm - Làm thủ tục hải quan - Giao hàng lên tàu - Làm thủ tục thanh toán - Giải quyết khiếu nại, trọng tài - Thanh lý hợp đồng Với yêu cầu của đề tài, Nhóm chúng tôi xin được trình bày “ Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu từ khâu làm thủ tục hải quan đến khi hoàn tất hợp đồng.”. 1. Làm thủ tục hải quan. Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây: a. Khai báo hải quan Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như : Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất...), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào... tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.
  8. b. Xuất trình hàng hoá. Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng. Ðể thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan. c. Làm nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu. Hầu hết các hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng thương mại đều là đối tượng chịu thues và chủ hàng phải là đối tượng nộp thuế ( trừ các hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế hoặc thuế suất bằng 0 ) Chủ hàng căn cứ vào số thuế phải nộp ghi trên tờ khai hàng vag giấy thông báo thuế do hải quan trao, nếu xác nhận là đúng thì kí tên vào giấy thông báo thuế. Sau đó chủ hàng có nghĩa vụ phải nộp đủ, nộp đúng theo thời hạn của luật thuế quy đinh. Đối với thuế xuất khẩu thì hạn nộp trong vòng 15 ngày kể từ ngày kí thông báo thuế. Nếu quá thời hạn trên mà chủ hàng chưa nộp đủ thì phải chịu phạt 0.2% số tiền thuế nộp chậm. Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, chủ hàng thực hiện công việc tiếp theo là giao hàng hoá cho người vận tải. 2. Giao nhận hàng với tàu a. Giao hàng xuất khẩu Hàng xuất khẩu của ta được giao, về cơ bản, bằng đường biển và đường sắt. Nếu hàng được giao bằng đường biển, chủ hàng phải tiến hành các việc sau: • Căn cứ vào chi tiết hàng xuất khẩu, lập bảng đăng ký hàng chuyên ch ở cho ng ười v ận t ải (đ ại di ện hàng h ải hoặc thuyền trưởng hoặc Công ty đại lý tàu biển) để đổi lấy s ơ đồ xếp hàng (Stowage plan). • Trao đổi với cơ quan điều độ cảng để nắm vững ngày giờ làm hàng. • Bố trí phương tiện đem hàng vào cảng, xếp hàng lên tàu. • Lấy biên lai thuyền phó (Mate,s receipt) và đổi biên lai thuyền phó l ấy v ận đ ơn đ ường bi ển. Vận đơn đường biển phải là vận đơn hoàn hảo, đã bốc hàng( Clean on board B/L) và phải chuyển nhượng được ( Negotiable). Nếu hàng hoá được giao bằng container khi chiếm đủ một container (FCL), chủ hàng phải đăng lý thuê container, đóng hàng vào container và lập bảng kê hàng trong container (container list). Khi hàng giao không chiếm hết một container (LCL), chủ hàng phải lập "bản đăng ký hàng chuyên chở" (cargo list). Sau khi đăng ký được chấp thuận , chủ hàng giao hàng đến ga container cho người vận tải. Nếu hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt, chủ hàng phải kịp thời đăng ký với cơ quan đường sắt để xin cấp toa xe phù hợp với tính chất hàng hoá và khối lượng hàng hoá. Khi đã dược cấp toa xe, chủ hàng tổ chức bốc xếp hàng, niêm phong cặp chì làm các chứng từ vận tải, trong đó chủ yếu là vận đơn đường sắt.
  9. 3. Lập bộ chứng từ thanh toán Sau khi giao hàng, người xuất khẩu nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán,trình ngân hàng để đòi tiền hàng.Yêu cầu đối với bộ chứng từ này là phải hoàn toàn chính xác, phù hợp với L/C cả nội dung và hình thức ( nếu thanh toán bằng L/C, còn thanh toán theo phương thức khác thì theo yêu cầu của ngân hàng hoặc theo quy định của hợp đồng). Bộ chứng từ thanh toán gồm phương tiện thanh toán gồm: Phương tiện thanh toán và các chứng từ gửi hàng.Bộ chứng từ thanh toán cụ thể thường gồm các loại sau: · Hối phiếu (Bill of exchange) · Vận đơn hoàn hảo, bản chính –(Original Bill of Lading) · Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm ( nếu bán theo giá CIF) · Hoá đơn thương mại · Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hoá · giấy chứng nhận số lượng · Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá · Giấy kiểm dịch động thực vật · Phiếu đóng gói hàng hoá và các chứng từ khác theo hợp đồng. Bộ chứng từ khi lập xong, cần kiểm tra lại kĩ lưỡng, rồi nhanh chóng xuất trình cho ngân hàng để thanh toán hoặc chiết khấu. 4.Giải quyết khiếu nại, trọng tài a. Người bán khiếu nại Khi người mua vi phạm hợp đồng, người bán có quyền khiếu nại. Hồ sơ khiếu nại gồm: Đơn khiếu nại: Nội dung của đơn khiếu nại gồm: tên, địa chỉ của bên nguyên, bên bị, cơ sở pháp lí để khiếu nại( căn cứ vào điều khoản của hợp đồng), lý do khiếu nại, nêu những tổn hại do người mua gây ra, yêu cầu cách thức giải quyết Các chứng từ đi kèm với hồ sơ khiếu nại gồm: - Hợp đồng mua bán ngoại thương - Hoá đơn thương mại - Các thư từ, điện, fax… giao dịch giữa 2 bên b. Khi người mua hoặc các cơ quan hữư quan khiếu nại
  10. Nếu nhận được hồ sơ khiếu nại của các cơ quan hữu quan, hoặc của bên mua, bên bán, phải nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ, tìm phương án giải quyết cho thoả đáng. Trong trường hợp có khiếu nại mà hai bên không giải quyết được thì đưa ra trọng tài. 5.Thanh lý hợp đồng Sau khi đã thực hiện xong hợp đồng, nếu không có vướng mắc và khiếu nại gì, thi hai bên tiến hành thanh lý hợp đông.Thanh lý hợp đồng xuất khẩu được làm thành văn bản, có đầy đủ chữ ký của hai bên. Nội dung của thanh lý hợp đồng phải nói rõ hai bên đã thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ mọi hợp đông đã quy định. Sau khi thanh lý hợp đồng hai bên không có quyền khiếu nại về thực hiện hợp đồng.
  11. Hợp đồng thương mại quốc tế - Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo công ước Viên 1980 1. Khái quát về Hợp đồng thương mại quốc tế 1.1. Khái niệm: Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong hoạt động thương m ại qu ốc tế làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ gi ữa h ọ. Hoạt động thương mại theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả hành vi nh ằm m ục đích sinh l ợi, nó có th ể là mua bán hàng hóa dịch vụ, hợp đồng mua bán các quyền tài sản, mua bán quy ền s ở h ữu tài s ản,... Tính quốc tế thể hiện ở yếu tố chủ thể, đối tượng, sự kiện pháp lý mang tính quốc t ế 1.2. Đặc điểm của Hợp đồng thương mại quốc tế*** - Là sự thỏa thuận giữa các bên. - Chủ thể: thương nhân với tư cách cá nhân hoặc pháp nhân. - Đối tượng của HĐ thương mại quốc tế: mua ban hàng hóa quốc t ế -> hàng hóa (h ữu hình, vô hình), h ợp đ ồng v ận chuyển quốc tế -> dịch vụ, quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, hoặc m ột công vi ệc. Pháp lu ật Vi ệt Nam quy đ ịnh hàng hóa phải là động sản và có sự chuyển dịch hàng hóa qua biên gi ới. Một s ố hàng hoa n ằm trong doanh m ục b ị cấm xuất khẩu hoặc bị cấm nhập khẩu -> không được làm hàng hóa để mua bán. - Hình thức: nói, viết (email, fax...) - Nguồn luật điều chỉnh: hợp đồng, điều ước quốc t ế, pháp luật quốc gia, t ập quán quốc t ế (các bên ph ải th ể hi ện rõ ý chí trong hợp đồng thì tập quán đó mới được áp dụng. Thường có 2 loại đ ược s ử d ụng: Incoterms, ) Năng lực pháp luật quy định trong pháp luật quốc gia. Doanh nghi ệp đ ược thành l ập ở đâu thì năng l ực pháp lu ật và năng lực hành vi do quốc gia nơi thành lập doanh nghi ệp quy định. Khi mua bán kinh doanh t ại 1 qu ốc gia khác, thì doanh nghiệp phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia sở t ại. II. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Công ước viên 1980 (CISG 1980) 2.1. Giới thiệu về CISG 1980 Lịch sử và mục đích: - Được thông qua lần cuối cùng vào 11/4/1980 t ại Viên. Có giá trị vào ngày 1/1/1988. Phạm vị áp dụng: *** Theo lãnh thổ (điều 1 CISG) Điều 1 của công ước quy định rằng nó sẽ được áp dụng đối với việc mua bán hàng hóa gi ữa các bên có tr ụ s ở thương mại (place of business) ở các quốc gia khác nhau, nơi mà: a. Cả hai quốc gia đều là thành viên của công ước hoặc b. Các nguyên tắc của luật tư pháp quốc t ế chỉ ra/ dẫn đến việc áp d ụng luật c ủa các qu ốc gia là thành viên c ủa công ước. Các trường hợp sau: + Hợp đồng được ký kết giữa 2 doanh nghiệp của 2 quốc gia đều là thành viên c ủa công ước Viên -> th ẩm quy ền đương nhiên. Thẩm phán xử lý tranh chấp sẽ xem xét hiệu lực áp dụng của công ước Viên 1980. + Một bên là thành viên của công ước Viên, bên còn l ại thì không nh ưng theo các nguyên t ắc c ủa t ư pháp qu ốc t ế thì chỉ ra/ dẫn đến việc áp dụng công ước Viên. Ví dụ: Hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật bản, trong quá trình ký k ết thì không có th ỏa thu ận áp dụng pháp luật. Tranh chấp xảy ra được đưa ra trung tâm trọng tài. Theo đó, lu ật c ủa n ước ng ười bán đ ược áp dụng theo quy tắc của tư pháp quốc tế. Do đó luật của Nhật bản đ ược áp d ụng, mà Nh ật b ản là thành viên c ủa công ước Viên 1980. Do đó áp dụng công ước Viên. + Trường hợp khác hai bên có quốc gia không phải là thành viên của công ước, tuy nhiên áp d ụng pháp lu ật c ủa nước thứ ba, mà nước này là thành viên của công ước viên nên công ước viên v ẫn đ ược áp d ụng. Bảo lưu điều 1.1.b Trong thực tiễn của Viên, quốc gia bảo lưu điều 1.1.b, bởi vì ngoại trừ tr ường h ợp 1.1.a thì qu ốc gia b ảo l ưu mu ốn ưu tiên áp dụng pháp luật quốc gia mình, chẳng hạn trường h ợp Singapore muốn pháp lu ật c ủa Singapore đ ược ưu tiên áp dụng hơn sơ với Viên. Trung quốc và Hoa kỳ cũng bảo lưu đi ều này. Theo nội dung: điều 2.CISG Các vấn đề pháp lý không được điều chỉnh bởi CISG 1980: • Hợp đồng gia công hàng hóa mà bên đặt hàng cung cấp nguyên liêu, hợp đồng cung c ấp dịch v ụ (đi ều 3) • Hiệu lực của hợp đồng (điều 4a) • Chuyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa đã bán (điều 4b) • Trách nhiệm sản phẩm (điều 5)
  12. • Điều 6 quy định rằng các bên có thể loại trừ hoặc thay đổi việc áp d ụng CISG tùy vào hoàn ch ản c ủa giao dịch cụ thể của họ. Đây là đối tượng của điều 12 quy định về một số h ạn chế khi s ửa đ ổi CISG mà các qu ốc gia thành viên có bảo lưu. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG 1980 2.2.1. Định nghĩa "Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế" Điều 1 CISG đề cập đến các yếu tố: "Là việc mua bán hàng hóa giữa các thương nhân có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau." -> Yếu tố duy nhất để xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc t ế theo Viên ch ỉ là "tr ụ s ở th ương m ại" Hình thức hợp đồng: không cần văn bản (điều 11), điều 12 và điều 96. Điều 11: -> có thể xác lập bằng nhiều hình thức ngoài hình thức văn b ản nh ư nói (g ặp m ặt trao đ ổi th ống nh ất), fax, email (hình thức gần như là văn bản). Viên không quan tâm bằng hình th ức h ợp đ ồng nào -> ch ỉ c ần ch ứng minh là có hợp đồng mua bán là được, kể cả bằng lời khai của nhân ch ứng. Pháp luật một số quốc gia chỉ ghi nhận hình thức hợp đồng ph ải là văn bản, thì qu ốc gia đó có quy ền b ảo l ưu đi ều 11 này theo quy định tại điều 12 & điều 96 (quy định tại PL quốc gia thành viên có quy đ ịnh r ằng h ợp đ ồng ph ải thành lập bằng văn bản thì cho phép QG đó bảo l ưu điều 11 -> b ắt buộc hình th ức h ợp đ ồng ph ải b ằng văn b ản). Ví dụ: hợp đồng mua bán giữa thương nhân A - người bán (quốc gia là thành viên c ủa Viên) và th ương nhân B (qu ốc gia thành viên của Viên hay không phải là thành viên) -> khi h ợp đồng đ ược ký kết -> n ếu nh ư các nguyên t ắc c ủa tư pháp quốc tế chỉ ra rằng pháp luật của người bán được áp dụng. Về cơ bản thì do qu ốc gia c ủa A là thành viên của Công ước Viên nên hợp đồng không cần thành lập theo hình th ức văn b ản. ??? Tuy nhiên trường hợp quốc gia A tuyên bố bảo lưu theo đi ều 12 và đi ều 96 của công ước này thì căn c ứ theo đi ều 12 rằng hình thức hợp đồng phải bằng văn bản[/i] Nhận định: Tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký k ết gi ữa các quốc gia thành viên công ước Viên đều không yêu cầu bằng văn bản. Sai, trường hợp quốc gia thành viên của CISG 1980 bảo l ưu theo đi ều 12 và đi ều 96. 2.2.2. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo CISG 1980 (1) Chào hàng - Offer (Điều 14-19 CISG 1980 / Điều 390 BLDS 2005) Định nghĩa (Điều 14): Chào hàng là một đề nghị giao kết hợp đồng của một bên gửi cho một hoặc m ột nhóm ng ười xác định trong đó có tối thiểu những điều kiện của 1 hợp đồng dự ki ến có quy đ ịnh hoặc không quy đ ịnh th ời h ạn tr ả lời. -> Có thể chào bán hoặc chào mua. Điều 390. Đề nghị giao kết hợp đồng (BLDS 2005) 1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của   bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. 2. Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với   người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không   được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh. Điều kiện - Đủ xác định (rõ ràng) - Thể hiện rõ ý chí muốn tự ràng buộc mình của bên chào hàng trong trường h ợp chào hàng đ ược ch ấp nh ận. Giá cả: có sự tranh cãi giữa thông luật và dân luật. Theo điều 14 thì một chào hàng chưa có xác định về giá có hiệu l ực hay không? tuy nhiên đi ều 55 nêu m ột cách thức xác định giá trong trường hợp vào lúc giao kết hợp đồng với nhau (chào hàng và ch ấp nh ận chào hàng) không xác định trước giá cả. Điều 14 thì giá không xác định trước thì chào hàng không có hi ệu l ực. Thông thường trên thực tế thì nếu tranh chấp được giải quyết ở nước thông luật thì tòa án s ẽ gi ải quy ết theo đi ều 55, trong khi giải quyết ở quốc gia theo dân luật thì sẽ áp d ụng theo đi ều 14 (ph ải xác đ ịnh giá trong giao k ết h ợp đồng). Sau này thì quan điểm của thương mại quốc tế phát triễn rộng h ơn thì h ợp đ ồng có th ể quy đ ịnh giá m ở, nghiêng v ề điều 55 hơn điều 14. Hiệu lực của chào hàng
  13. + Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của chào hàng? + Các trường hợp chào hàng chấm dứt hiệu lực: • Chào hàng bị từ chối (điều 17) - 394.1 BLDS • Hoàn chào hàng (hoàn giá) - có sửa đổi bổ sung chào hàng ban đ ầu mà s ửa đ ổi đó liên quan đ ến nh ững n ội dung cơ bản của chào hàng. (điều 19 CISG) - 392.2 & 394.3 BLDS • Hết thời hạn trả lời chấp nhận (điều 18.2) - chấp nhận chào hàng ph ải đ ược g ửi trong thời h ạn có hi ệu l ực của chào hàng. Hết thời hạn này thì người chào hàng không còn ràng buộc nữa. • Chào hàng bị thu hồi (rút lại) (điều 15.2) - chỉ được áp dụng đối với chào hàng ch ưa có hi ệu l ực, t ức là ng ười nhận chào hàng chưa nhận được chào hàng. Chẳng hạn A gửi chào hàng cho B qua đ ường b ưu đi ện, nh ưng sau khi gửi xong chào hàng thì A thấy chào hàng này có vấn đề muốn thu hồi hoặc rút l ại, A g ọi cho B tr ực ti ếp thông báo thu hồi chào hàng trước khi chào hàng này đến B. Khi nào một chào hàng bị hủy bỏ, khi nào bị thu hồi? Điều 16 quy định, cho tới khi hợp đồng được giao k ết, người chào hàng vẫn có thể h ủy b ỏ chào hàng, n ếu nh ư thông báo về việc hủy bỏ đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này g ửi thông báo ch ấp nh ận chào hàng. Ví dụ: người được chào hàng nhận được chào hàng nhưng chưa gửi chấp nh ận chào hàng (h ợp đ ồng ch ưa đ ược giao kết) thì người chào hàng có thể hủy bỏ chào hàng nếu như người này làm theo kho ản 1 đi ều 16. Tuy nhiên, Chào hàng không thể hủy bỏ (hủy ngang) - điều 16.2 - Chào hàng không cố định: chào hàng ấn định một thời h ạn xác định để ch ấp nh ận hay b ằng cách khác r ằng nó không thể bị hủy bỏ. - Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể hủy bỏ được và đã hành đ ộng theo chi ều h ướng đó. Ví dụ: như chào hàng dược phẩm, trên thực tế thì doanh nghiệp nh ận chào hàng ph ải ti ến hành m ột s ố đi ều tra th ực nghiệm thuốc đó, cho nên việc hủy bỏ chào hàng sẽ gây t ổn thất cho doanh nghi ệp. (2) Chấp nhận chào hàng - Acceptance (Điều 18) - Hình thức của chấp nhận chào hàng + Chấp nhận chào hàng: có thể bằng một tuyên bố hoặc bằng hành động của bên nhận chào hàng "chỉ ra/thể hiện việc đồng ý với chào hàng". Câu hỏi: sự im lặng có cấu thành 1 sự chào hàng hợp pháp hay không (đi ều 18)? -> S ự im l ặng hay b ất h ợp tác (b ất đắc vi) không mặc nhiên tạo thành một chấp nhận chào hàng. Vậy trường hợp nào có s ự ch ấp nh ận: giao k ết gi ữa hai bên có thói quen, theo đó trong 10 năm buôn bán gi ữa hai bên thì sau khi nh ận đ ược đ ơn hàng thì bên nh ận đ ơn hàng tiến hành sản xuất mà không có trả lời chấp nhận chào hàng. Tôn trọng t ập quán, thói quen. Chấp nhận bằng hành động có coi là chấp nhận chào hàng không? . Ví dụ như người bán gửi chào hàng cho người mua, người mua ra ngân hàng mở L/C -> hành vi này ph ải đ ược th ực hi ện trong th ời h ạn mà chào hàng đã quy định -> được coi là chấp nhận chào hàng (18.3). - Nội dung của chấp nhận chào hàng Chấp nhận chào hàng: theo công ước Viên thì sự chấp nhận nếu không chứa những điểm sửa đ ổi b ổ sung làm biến đổi một cách cơ bản nội dung (19.3) của chào hàng thì đ ược coi là ch ấp nh ận chào hàng. Chấp nhận chào hàng có sửa đổi: điều 19.2 Mọi chấp nhận chào hàng có sửa đổi là một sự hồi đáp chứa đựng s ự b ổ sung hoặc h ạn chế mà không làm thay đ ổi các điều khoản của chào hàng. Nội dung chấp nhận: sửa đổi, bổ sung có làm "thay đổi nội dung cơ bản của chào hàng"? - đi ều 19.3 Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi làm biến đổi nội dung cơ bản của chào hàng: giá c ả, cách th ức thanh toán, hình thức thanh toán, phẩm chất và số lượng hàng hóa, thời hạn và địa điểm giao hàng, ph ạm vi trách nhi ệm các bên (bao gồm cả các điều khoản miễn trách hay miễn trừ) Thời hạn chấp nhận: một thông báo chấp nhận phải được gửi đi trong một thời hạn cố định (cách th ức xác định thời hạn cho một chấp nhận chào hàng được đưa ra trong đi ều 20 CISG) hoặc trong m ột th ời h ạn h ợp lý. Thời điểm có hiệu lực của chấp nhận chào hàng: 18.2 Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nh ận. Có 2 tr ường h ợp: ch ấp nh ận 100% chào hàng hoặc chấp nhận có sự sửa đổi bổ sung nhưng sự sửa đổi bổ sung đó không làm thay đ ổi n ội dung c ơ bản của chào hàng. Và chấp nhận chào hàng phải được gửi trong thời hạn quy định trong chào hàng, hoặc trong m ột th ời h ạn h ợp lý.
  14. Thu hồi chấp nhận chào hàng: điều 22. Chấp nhận chào hàng có thể bị thu hồi nếu thông báo về vi ệc thu h ồi chào hàng t ới n ơi ng ười chào hàng tr ước ho ặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực. Điều 400. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 400 BLDS) Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến   trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. Chấp nhận giao kết hợp đồng - điều 23 CISG (Điều 397 BLDS) Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu l ực chiếu theo các quy đ ịnh c ủa công ước này. 2.2.3. Thực hiện hợp đồng Nghĩa vụ của người bán được đề cập đến trong các điều 31-44 CISG. Hai nghĩa v ụ tr ọng tâm là giao hàng và gi ấy t ờ và đảm bảo sự phù hợp của hàng hóa với hợp đồng. Nghĩa vụ của người mua được quy định tại điều 53-60, các nghĩa vụ cơ b ản là trả ti ền và nh ận hàng phù h ợp v ới hợp đồng. Nghĩa vụ của người bán: Giao hàng và chuyển giao chứng từ (31-44) - Nghĩa vụ giao hàng: nơi giao hàng, thời gian giao hàng, cách thức giao hàng, nghĩa v ụ giao hàng phù h ợp h ợp đồng, tình trạng pháp lý của hàng hóa. Hàng hóa đó không có s ự tranh ch ấp c ủa bên th ứ 3 ho ặc vi ph ạm s ở h ữu trí tuệ. - Nghĩa vụ giao chứng từ: điều 34. Nghĩa vụ của người mua: thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo hợp đồng và theo công ước (53) - Nghĩa vụ trả tiền hàng. - Nghĩa vụ nhận hàng. 2.2.4. Các biện pháp chế tài do vi phạm hợp đồng (Luật thương mại điều 292, 293) (1) Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng (điều 45,46,61 CISG và 297 LTM) - a. Người bán vi phạm (điều 46,47 CISG): người bán phải có nghĩa v ụ giao hàng và ch ứng t ử, giao hàng thi ếu thì phải giao đủ, giao chậm thì phải giao nhanh. + Hàng hóa không phù hợp với quy định hợp đồng: phải loại trừ sự vi ph ạm đó, nh ưng n ếu s ự không phù h ợp đó d ẫn đến vi phạm chủ yếu đối với hợp đồng thì phải thay thế luôn ch ứ không s ửa ch ữa hay kh ắc ph ục (46.2, 46.3). + Thực hiện không đầy đủ: thiếu số lượng, chậm thời hạn -> đủ, nhanh. Khi đó phải gia hạn thời hạn thực hiện: + Người mua được yêu cầu bồi thương thiệt hại, không được hủy hợp đồng trước khi th ời h ạn b ổ sung k ết thúc đi ều 47. - b. Người mua vi phạm: điều 62 + Người mua không nhận hàng đúng thời gian, địa đi ểm nhận hàng -> yêu c ầu nh ận hàng. + Người mua chậm thanh toán tiền hàng -> trả tiền hàng trừ khi ng ười mua yêu c ầu h ủy h ợp đ ồng. Các việc này cần được thực hiện trong khoảng thời gian xác định. (2) Hủy bỏ hợp đồng: điều 49.1, 64.1 CISG & 312 LTM Chế tài hủy hợp đồng chỉ được áp dụng đối với vi phạm chủ yếu theo quy định của cả CISG (điều 49, 61) và lu ật thương mại Vi phạm chủ yếu (điều 25 CISG) (1) Vi phạm hợp đồng dẫn đến thiệt hại (2) Làm mục đích hợp đồng không đạt được: làm bên kia bị mất cái mà họ có quyền ch ờ đ ợi trên c ơ s ở h ợp đ ồng. Theo khoản 13 điều 3 Luật thương mại 2005 Vi phạm cơ bản là vi phạm hợp đồng khiến mục đích của hợp đồng không đạt đ ược. Ví dụ: người bán và người mua thỏa thuận mua một con ngựa cho trường đua c ủa ng ười mua, nh ưng có th ỏa thu ận rằng cho mượn con người để dự thi 1 cuộc đua, nhưng chưa kịp d ự thi thì con ng ựa b ị đau không th ể đua đ ược. Nên người mua phải xét nghiệm y khoa thì con ngựa bị đau trước đó. V ụ kiện ra tòa, thì tòa căn c ứ vào vi ệc ng ười bán đã cam kết về sức khỏe của con ngựa, đồng thời hiểu rõ mục đích của việc mua ng ựa là dùng cho tr ường đua, nh ư v ậy con ngựa không đủ sức khỏe để đảm bảo mục đích giao kết hợp đ ồng. Căn c ứ vào điều 25 thì vi ph ạm ch ủ y ếu h ợp
  15. đồng. Người mua có thể hủy bỏ hợp đồng, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại do nh ững chi phí, t ổn th ất ph ải b ỏ ra. (3) Bồi thường thiệt hại (74-77 CISG) - Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. - Quy định về bồi thường thiệt hại: pháp luật Việt Nam (302, 303 LTM) và CISG đều quy định các thi ệt h ại đ ược bồi thường bao gồm "tổn thất" và "khoản lợi bị bỏ lỡ" mà bên kia đã ph ải ch ịu do h ậu quả c ủa s ự vi ph ạm h ợp đ ồng. Khoản tổn thất này không thể vượt qua t ổn thất mà các bên đã d ự đoán đ ược vào th ời đi ểm ký k ết h ợp đ ồng. (4) Phạt vi phạm hợp đồng: Pháp luật quốc gia điều chỉnh nội dung này (300, 301 LTM) còn Công ước Viên không có quy đ ịnh. 2.2.5. Các trường hợp miễn trách (79 & 80 CISG, và Pháp luật Vi ệt Nam: 294 & 296 LTM) - Trường hợp miễn trách: về cơ bản giữa luật thương mại và công ước viên gi ống nhau. + a. Bất khả kháng: một bên dù có lỗi vẫn được miễn trách nhiệm + b. Lỗi của bên có quyền: hành vi vi phạm xảy ra bắt nguồn t ừ l ỗi c ủa bên kia. + c. Các bên tự thỏa thuận: các bên tự ghi nhận trong hợp đồng rằng nếu xảy ra tr ường h ợp này thì đ ược mi ễn trách. + d. Pháp luật Việt Nam có quy định: Quyết định của cơ quan nhà nước nh ư tr ưng thu, tr ưng mua làm cho không th ể thực hiện hợp đồng. -> Viên không có quy định nhưng quy định về trường h ợp bất kh ả kháng. Viên cho r ằng đây là trường hơp bất khả kháng. Tuy nhiên Viên đưa ra trường hợp mi ễn trách c ủa ng ười th ứ ba. Căn cứ miễn trách theo điều 79 công ước Viên • Phải có trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của bên vi phạm. • Trở ngại đó không thể được tính tới một cách hợp lý của bên vi ph ạm vào lúc h ợp đ ồng đ ược ký k ết. • Trở ngại đó không thể tránh hoặc khắc phục được. • Mối quan hệ nhân quả: việc không thể thực hiện nghĩa vụ là do nh ững trở ng ại ch ứ không ph ải do anh ta. Nghĩa vụ chứng minh (lỗi suy đoán) do anh vi phạm hợp đồng. a. Miễn trách do bất khả kháng: Bất khả kháng một sự kiện khách quan không thể dự đoán, không thể l ường trước đ ược, không th ể kh ắc ph ục đ ược. Yêu cầu: - Phải chứng minh mối quan hệ nhân qua vì bất khả kháng đó mới d ẫn đ ến vi ph ạm h ợp đ ồng. - Phải thông báo ngay cho bên kia biết về trở ngại và ảnh h ưởng của nó đ ối v ới kh ả năng th ực hi ện nghĩa v ụ (295 LTM & 79.4). Một số trường hợp bất khả kháng như thiên tai, núi lửa, động đ ất, chi ến tranh, bãi công. b. Miễn trách do lỗi của người thứ ba: hàng hóa đã được giao lên tàu theo đúng ngày quy định trong hợp đồng, trên quá trình lênh đênh vận chuyển thì hàng hóa bị hư hỏng do vi ệc s ắp x ếp hàng hóa c ủa ng ười chuyên ch ở. Đ ến khi nhận hàng, thì người mua thấy hàng hóa không đúng ch ất lượng nh ư h ợp đ ồng. N ếu ng ười bán ch ứng minh được việc hàng hóa bị hư hỏng là do lỗi bất cẩn của người vận chuyển thì ng ười bán s ẽ đ ược mi ễn trách? (không được miễn trách vì bên thứ ba là nhà vận chuyển đã không chuyên ch ở hàng hóa đúng quy cách ???). Điều kiện của bên có nghĩa vụ được miễn trách căn cứ vào khoản 2 điều 79. - Được miễn trách chiếu theo quy định của khoản trên, và - Người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên đ ược áp d ụng cho h ọ -> Nếu thi ếu s ự miễn trách của người thứ ba thì có trường hợp người bán và người th ứ ba thông đ ồng đ ể vi ph ạm h ợp đ ồng. Do đó theo CISG thì người thứ ba cũng phải được miễn trách thì theo đó ng ười bán m ới đ ược mi ễn trách. Người bán cũng phải được miễn trách, để đảm bảo trong trường hợp bên thứ 3 đ ược mi ễn trách, ng ười bán ph ải tìm mọi cách để khắc phục để chứ nếu không thì sẽ dẫn đến mặc tình vi phạm vì l ỗi c ủa bên th ứ 3. c. Lỗi do bên có quyền: người bán giao hàng theo hợp đồng nhưng người mua không nhận hàng theo đúng quy định, sau đó người mua nhận hàng nhưng thấy hàng hóa bị hư hỏng, nếu ng ười bán ch ứng minh đ ược hàng hóa b ị hư hỏng là trong giai đoạn người mua không nhận hàng đúng th ời gian trong h ợp đ ồng d ẫn đ ến hàng hóa b ị h ư h ỏng -> thì người bán được miễn trách. d. Các bên thỏa thuận: ví dụ ngoài trường hợp miễn trách trên, thì hai bên thỏa thuận ng ười bán đ ược mi ễn trách trong trường hợp giao hàng trễ hơn hợp đồng 2 tuần.
  16. Lưu ý những điều khoản 79 & 80 không được phép bảo lưu. Nếu có sự lệch nhau giữa Viên và pháp luật quốc gia thì pháp luật quốc gia được ưu tiên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2