intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý doanh nghiệp - PGS.TS. Lê Thanh Hà

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:124

272
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý doanh nghiệp do PGS.TS. Lê Thanh Hà biên soạn gồm có các nội dung như: Nghiên cứu và ứng dụng một số vấn đề của lý thuyết hệ thống trong quản trị doanh nghiệp, tạo cách suy nghĩ theo kiểu tư duy hệ thống, tăng thêm công cụ để cán bộ quản lý lựa chọn và sử dụng,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ứng dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý doanh nghiệp - PGS.TS. Lê Thanh Hà

  1. ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ  THỐNG TRONG QUẢN LÝ  DOANH NGHIỆP Người trình bày: PGS.TS LÊ THANH HÀ Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG QUẢN  TRỊ DOANH NGHIỆP Tác giả: PTS LÊ THANH HÀ (Chủ biên)                   THẠC SỸ NGUYỄN HỮU NHUẬN                   HOÀNG LÂM TỊNH  Nhà xuất bản: TRẺ, TP.HCM – 1998. 2/ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG TRONG QUẢN  LÝ KINH DOANH  Tác giả: PTS LÊ THANH HÀ                     PGS.PTS. ĐỖ HOÀNG TOÀN Nhà xuất bản: Sự thật, 1994
  3. 3/ ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT HỆ THỐNG  TRONG QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Tác giả: PGS.TS. LÊ THANH HÀ Chương trình đào tạo 1000 giám đốc trên địa  bàn TP.HCM Lưu hành nội bộ ­ 2003
  4. CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG  MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA LÝ THUYẾT HỆ  THỐNG TRONG QUẢN TRỊ DOANH  NGHIỆP I. TẠI SAO CÁC NHÀ QUẢN LÝ CẦN  NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG LÝ  THUYẾT HỆ THỐNG ? II. NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ  VẤN ĐỀ CỦA LÝ THUYẾT HỆ THỐNG  TRONG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.
  5. I.1.KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG VÀ  CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN •   • KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG • Hệ thống, theo quan điểm lý thuyết hệ  thống, được hiểu là một tập hợp hay một  tổng thể gồm các phần tử hay các bộ phận  khác nhau có mối quan hệ tác động qua lại  với nhau và được sắp xếp theo một trình tự  nhằm bảo đảm tính thống nhất và có khả  năng thực hiện một số chức năng và mục tiêu  nhất định. 
  6. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA  MỘT HỆ THỐNG 1/ Tính chất 1: về mối quan hệ. Các phần tử hay các bộ phận luôn luôn có  mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. 2/ Tính chất 2: về sự thay đổi.  Bất kỳ sự thay đổi nào về qui mô hay về  chất của một phần tử hoặc của hệ thống  đều làm ảnh hưởng đến các phần tử khác và  hệ thống. 3/ Tính chất “ TRỒI” của hệ thống. 
  7. “TRỒI” CỦA HỆ THỐNG        Được hiểu theo một trong 2 nghĩa sau: 1/ “ Trồi” của hệ thống được hiểu là sự chênh  lệch giữa kết quả hoạt động của hệ thống  với tổng kết quả của các bộ phận cộng lại.  2/ “ Trồi” của hệ thống được hiểu là khả năng  mới của hệ thống. 
  8. I.2. NHỮNG ÍCH LỢI CỦA VIỆC  NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG  LÝ THUYẾT HỆ THỐNG ĐỐI  VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ   DOANH NGHIỆP 
  9. 1. TẠO CÁCH NHÌN TOÀN DIỆN • VÍ DỤ 1: Trong quyển sách “ Tái lập công ty”, trang 25  có viết:  • “ Vào 1 buối chiều, 1 chiếc máy bay của hãng hàng  không lớn Hoa Kỳ đỗ lại trên đường băng tại sân bay B  để sửa chữa, nhưng thợ máy nơi gần nhất có đủ tay  nghề để sửa chữa lại đang làm việc tại sân bay B. Giám  đốc sân bay B không chịu cử thợ máy đến sân bay A ngay  chiều hôm đó, chỉ vì sau khi hoàn thành công việc sửa  chữa thì thợ máy đó phải nghỉ đêm tại khách sạn mà việc  thanh toán tiền khách lại do bên B chịu. Do vậy, thợ máy  đã được đến sân bay A vào buổi sáng ngày hôm sau, để  anh ta có thể   
  10. Làm công việc sửa chữa và trở về nhà trong cùng  một ngày. Như thế là chiếc máy bay trị giá vài  triệu đôla đã phải kéo dài thời gian nằm chờ, gây  thất thu cho hãng hàng không hàng trăm ngàn đôla  chỉ vỉ sân bay B không muốn chi 100 USD chi phí  khách sạn. Giám đốc sân bay B không phải người  ngu đần hay thiếu trách nhiệm. Anh ta hành động  theo đúng qui tắc: kiểm soát chặt chẽ và giảm đến  mức tối thiểu chi phí của đơn vị mình. 
  11. Từ đó cho thấy: nhiều lúc để đạt được  hiệu quả hoạt động cao cho mỗi bộ  phận trong công ty thì lại làm tổn  hại đến toàn bộ hệ thống công ty.
  12. VÍ DỤ 2: • Một nhà máy đã đặt ra mục tiêu như nhiều công ty  khác là đáp ứng nhanh chóng các đơn đặt hàng của  khách hàng. Nhưng, mục tiêu này thường không đạt  được. Cũng như các công ty khác trong ngành công  nghiệp, công ty này dùng hệ thống phân phối nhiều  cấp. Tức là, các phân xưởng chuyển thành phẩm  đến nhà kho trung ương. Rồi kho trung ương  chuyển tiếp sản phẩm đến các kho địa phương để  giao hàng trực tiếp cho khách hàng.
  13. Trên thực tế một kho địa phương nào đó có thể nằm  tại địa điểm rất gần với kho trung ương đã được thành  lập, thậm chí có thể nằm cùng ở một tòa nhà. Thực tế  thường xảy ra trường hợp không tránh khỏi là các kho  địa phương không đủ hàng để đáp ứng theo đơn đặt  hàng của khách hàng. Một kho địa phương, lẽ ra phải  lấy được hàng đang cần một cách nhanh chóng từ kho  trung ương, chỉ nằm cách đó không xa. Nhưng, sự việc  không diễn ra như vậy. Bởi vì, ngay cả đơn đặt hàng  khẩn cấp, quá trình này cũng phải thực hiện mất 11  ngày: 1 ngày để kho địa phương thông báo cho kho  trung ương biết những hàng nó cần; 5 ngày để kho  trung ương kiểm tra, phân loại và truyền lệnh; và 5  ngày nữa để hàng địa phương nhận hàng chính thức,  xếp vào kho của mình rồi lại phân loại và đóng gói. 
  14. Lý do phải tốn nhiều thời gian vì trong khi thước đo  chất lượng phục vụ của các kho địa phương là thời  gian cần để đáp ứng đơn đặt hàng của khách, nhưng  đối với kho trung ương lại không phải như vậy. Hoạt  động của kho trung ương được đánh giá theo các tiêu  chuẩn khác, như: chi phí lưu kho, số quay vòng lưu  kho và chi phí lao động. Sự hối hả đáp ứng yêu cầu  của các kho địa phương có thể làm hại cho bản thân  hoạt động của kho trung ương. Hậu quả là các kho địa  phương đành thôi tìm cách lấy hàng khẩn cấp từ kho  trung ương, dù nằm cách đó không xa. Thay vào đó, kho  địa phương này lấy hàng chở bằng máy bay từ kho địa  phương khác. Việc làm này dẫn đến cước phí máy bay  hàng năm tăng lên hàng triệu USD. Mỗi kho địa phương   
  15. Có bộ phận chuyên lo liên hệ với các kho địa phương  khác để tìm kiến hàng hóa. Và có nhiều hàng hóa  cùng loại được vận chuyển và bốc dỡ đi đi lại lại  nhiều lần một cách hết sức vô lý. Nhưng, trên thực  tế kho địa phương và kho trung ương trong trường  hợp này đều coi làm đúng bổn phận của mình. TUY VẬY, TOÀN BỘ HỆ THỐNG LẠI HOẠT  ĐỘNG KÉM HIỆU QUẢ.
  16. THẢO LUẬN TÌNH HUỐNG 1 • Xí nghiệp may thời trang Thủ Đức là nơi qui tụ nhiều thợ  giỏi của thành phố. Sản phẩm của xí nghiệp chủ yếu là áo  sơ mi trẻ em.  • Cách đây 2 năm, hàng may nhập lậu tràn vào thành phố,  nhất là hàng Trung Quốc. Chất lượng của nó, mặc dầu  không bằng so với sản phẩm của xí nghiệp, nhưng được bán  giá rẽ hơn nhiều. Do đó, hàng của xí nghiệp bị ứ đọng,  doanh thu và lợi nhuận của xí nghiệp bị giảm nhiều và công  nhân không đủ việc làm. Trong hoàn cảnh đó công nhân của  xí nghiệp đã tự nguyện giảm 20% lương của mình để không  công nhân nào phải nghĩ việc. 
  17. Vào đầu năm này, tình hình của xí nghiệp có triển  vọng hơn. Xí nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng lớn  và dài hạn với các đối tác trong và ngoài nước. Và,  ông Mạnh, giám đốc xí nghiệp đang phân vân không  biết nên lựa chọn tăng lương theo cách nào từ 2  phương án sau đây:  * Phương ánh thứ nhất là phương án tăng lương  theo cách tăng đều đơn giá trong các định mức tiền  lương, không phân biệt thợ bậc cao hay thấp. Với  cách tăng này, tiền lương của tất cả công nhân đều  được tăng đều và, theo ông Mạnh, sẽ giữ đươc bầu  không khí đoàn kết trong tập thể đã xây dựng bấy lâu  nay. 
  18. * Phương án thứ 2 là phương án tăng lương theo cách  tăng đơn giá theo lũy tiến trong các định mức tiền  lương theo hướng có lợi cho các thợ giỏi. Với cách  tăng này, tiền lương của những người thợ giỏi sẽ tăng  mạnh hơn so với các thợ loại trung bình và thấp. Ông  Mạnh cho rằng, cách này có thể giúp ông giữ được các  thợ giỏi, những người có “bàn tay vàng” ở lại xí  nghiệp. Mặt khác, ông cũng biết rằng, trên thành phố  hiện nay rất nhiều các doanh nghiệp, đặc biệt là các  liên doanh nước ngoài, đang săn lùng và tìm cách lôi  kéo thợ giỏi về mình.  
  19. CÂU HỎI: NEÁU LAØ OÂNG MAÏNH,  GIAÙM ÑOÁC XÍ NGHIEÄP,  ANH ( HOAËC CHÒ) SEÕ CHOÏN  PHÖÔNG AÙN NAØO TRONG 2  PHÖÔNG AÙN TREÂN ? TAÏI  SAO ?
  20.  KẾT LUẬN TÌNH HUỐNG  THẢO LUẬN  • THIẾU CÁCH NHÌN TOÀN DIỆN NHÀ  QUẢN LÝ SẼ KHÔNG RA ĐƯỢC QUYẾT  ĐỊNH ĐÚNG VÀ SẼ GIỐNG NHƯ TRONG  CÂU CHUYỆN NGƯỜI MÙ ĐI THĂM VOI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2