intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài diễn thuyết " Sự vận hành của nền kinh tế qua các thời kỳ "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

231
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài Diễn thuyết tưởng nhớ Alfred Nobel, ngày 9 tháng 12 năm 1993 Lịch sử kinh tế là một môn khoa học nghiên cứu sự vận hành của các nền kinh tế qua thời gian. Mục đích của việc nghiên cứu lĩnh vực này không chỉ nhằm đem lại cho những sự kiện kinh tế trong quá khứ một cái nhìn mới mà còn nhằm đóng góp cho lý thuyết kinh tế một hệ thống phân tích cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài diễn thuyết " Sự vận hành của nền kinh tế qua các thời kỳ "

  1. Sự vận hành của nền kinh tế qua các thời kỳ Economic Performance through Time Douglass C. North *Bài Diễn thuyết tưởng nhớ Alfred Nobel, ngày 9 tháng 12 năm 1993 I Lịch sử kinh tế là một môn khoa học nghiên cứu sự vận hành của các nền kinh tế qua thời gian. Mục đích của việc nghiên cứu lĩnh vực này không chỉ nhằm đem lại cho những sự kiện kinh tế trong quá khứ một cái nhìn mới mà còn nhằm đóng góp cho lý thuyết kinh tế một hệ thống phân tích cơ bản. Hệ thống này giúp chúng ta có thể hiểu được những biến đổi kinh tế. Một lý thuyết động lực kinh tế tương tự như lý thuyết cân bằng tổng thể (general equilibrium theory) sẽ là một công cụ phân tích lý tưởng. Không có nó, chúng ta có thể mô tả những đặc tính của các nền kinh tế trong quá khứ, kiểm tra sự vận hành của các nền kinh tế ở nhiều thời kỳ khác nhau song chúng ta không thể có được một sự hiểu biết mang tính phân tích về cách thức mà các nền kinh tế phát triển qua thời gian. Lý thuyết động lực kinh tế (theory of economic dynamics) cũng có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực kinh tế phát triển. Không có gì huyền bí trong việc lý giải tại sao lĩnh vực kinh tế phát triển đã không thể tiến triển được trong suốt 5 thập kỷ sau Đại Chiến Thế giới lần II. Lý thuyết tân cổ điển chỉ đơn thuần là một công cụ không thích hợp cho việc phân tích và đưa ra những chính sách đem lại sự phát triển. Lý thuyết này quan tâm đến sự vận hành của thị trường chứ không quan tâm đến việc thị trường phát triển ntn. Làm sao một người có thể soạn thảo ra chính sách trong khi chính anh ta lại không hiểu gì về quá trình phát triển của nền kinh
  2. tế? Những phương pháp mà các nhà kinh tế tân-cổ điển sử dụng lại quá nhấn mạnh vào các chủ đề và đi ngược lại một sự phát triển như vậy. Ở dạng thức nguyên sơ của nó, lý thuyết tân-cổ điển đem lại cho mình một sự chính xác toán học và một phong thái thanh lịch. Nó mô phỏng một thế giới tĩnh trong đó không hề tồn tại một sự cọ sát, va chạm nào. Khi được áp dụng cho lịch sử kinh tế và phát triển nó tập trung vào sự phát triển kỹ thuật và gần đây hơn là đầu tư vốn con người trong khi phớt lờ cơ cấu khuyến khích nằm trong các thể chế. Cơ cấu này quyết định mức độ đầu tư xã hội vào nhân tố kỹ thuật hay vào nhân tố con người. Trong việc phân tích sự vận hành của nền kinh tế qua thời gian, lý thuyết này có hai giả định sai lầm: một là các thể chế không có vai trò gì trong quá trình này và hai là thời gian cũng không quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế. Bài luận này nói về thể chế và thời gian. Nó không đem lại cho các bạn một lý thuyết động lực kinh tế (economic dynamics theory) kiểu như thuyết cân bằng tổng thể (general equilibrium theory)1 Chúng tôi không có kiểu lý thuyết đó. Đúng hơn nó phác thảo sơ lược cho chúng ta một hệ thống phân tích cơ bản. Hệ thống này có khả năng tăng cường hiểu biết của chúng ta về sự tiến hoá của các nền kinh tế trong lịch sử. Nó cung cấp những chỉ dẫn cơ bản cho các nhà hoạch định chính sách trong việc thực hiện nhiệm vụ mà họ đang phải tiến hành. Đó là làm cho nền kinh tế vận hành tốt hơn. Hệ thống phân tích cơ bản này là một sự cải biên của lý thuyết tân-cổ điển. Cái nó giữ lại là giả định cơ bản về tình trạng khan hiếm tạo nên cạnh tranh và những công cụ phân tích của lý thuyết kinh tế vi mô. Cái nó cải biên là giả định về sự hợp lý. Cái nó bổ sung là khía cạnh thời gian. Các thể chế tạo thành những cấu trúc khuyến khích của xã hội. Vì thế, các thể chế kinh tế, xã hội chính là những yếu tố nền tảng quyết định sự vận hành của nền kinh tế. Thời gian liên quan đến những thay đổi kinh tế và xã hội là một khía cạnh mà mà theo đó sự học hỏi của con người định hình cho cách thức tiến hoá của các thể chế. Điều đó có nghĩa là, niềm tin của mỗi cá nhân, của các nhóm người, của
  3. các xã hội, niềm tin quyết định sự chọn lựa của họ là kết quả học tập kéo dài không chỉ suốt một đời người hay trong một thời đại mà được tích luỹ qua thời gian và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Hai phần tiếp theo của bài luận này tôi sẽ dành để tóm lược công trình nghiên cứu của tôi và đồng nghiệp về bản chất của thể chế và cách thức chúng ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế (II) tiếp đó sẽ nêu những đặc trưng của thay đổi thể chế (III).2 Bốn phần còn lại mô tả cách tiếp cận khoa học ? với quá trình học tập của con người (IV); cung cấp một cách tiếp cận thể chế/? cho lịch sử kinh tế (V); chỉ ra những gợi ý chính sách mà những cách tiếp cận này đem lại trong việc tăng cường hiểu biết của chúng ta về quá khứ (VI); và cuối cùng là đưa ra khuyến nghị cho việc soạn thảo các chính sách phát triển hiện tại (VII). II Các thể chế là những cưỡng chế do con người đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ tương tác của con người. Thể chế bao gồm các cưỡng chế và các đặc tính riêng biệt của việc thi hành những cưỡng chế này. Trong cưỡng chế có cưỡng chế chính thức (quy định, luật lệ, pháp chế) và cưỡng chế phi chính thức (chuẩn mực hành vi, tập quán, và các quy tắc đạo đức tự áp đặt). Tất cả những yếu tố này hợp lại với nhau tạo thành cơ cấu khuyến khích động viên (incentive structure)của các xã hội và nhất là của các nền kinh tế. Cùng với loại công nghệ sử dụng, thể chế quyết định chi phí giao dịch và chuyển đổi. Chúng hợp thành một phần của chi phí sản xuất. Chính Ronald Coase (1960) là người đã đưa ra mối liên hệ quan trọng giữa thể chế, chi phí giao dịch và lý thuyết tân-cổ điển. Lý thuyết tân-cổ điển cho rằng thị trường hoạt động có hiệu quả chỉ có được khi không tồn tại phí giao dịch. Chỉ với điều kiện quá trình giao dịch diễn ra miễn phí thì các tác nhân tham gia vào nền kinh tế mới có thể tối ưu hoá tổng cầu mà không cần phải tính đến những sắp đặt thể chế. Nhưng một khi phải trả phí cho các giao dịch thì sẽ phải tính đến vai trò của các thể chế. Và rõ ràng là chúng ta phải chi trả phí cho các giao dịch của
  4. chúng ta. Wallis và North (1986) đã chứng minh trong một nghiên cứu thực nghiệm rằng vào năm 1970 khu vực giao dịch chiếm tới 45% GDP của nền kinh tế. Trong thực tế, các thị trường hiệu quả được tạo ra khi hoạt động mua đi bán lại trên các thị trường làm cho cạnh tranh đủ mạnh cộng với quá trình phản hồi thông tin diễn ra hiệu quả đến mức có thể tạo ra những điều kiện gần giống với điều kiện phí giao dịch bằng 0 của Coase. Lúc đó, các bên tham gia vào nền kinh tế có thể hiện thực hoá những khoản lợi thu được từ buôn bán, trao đổi mà các lập luận của lý thuyết tân-cổ điển đã đưa ra. Song cần phải đáp ứng được những yêu cầu rất nghiêm ngặt về thể chế và thông tin thì mới có thể có được những thị trường hoạt động hiệu quả. Các tác nhân tham gia vào nền kinh tế khi đó phải biết mục tiêu của mình là gì. Không những vậy, họ còn phải biết làm cách nào để đạt được mục tiêu đó một cách đúng đắn. Nhưng làm sao họ có thể biết được? Câu trả lời hợp lý là mặc dù các tác nhân tham gia vào nền kinh tế thoạt đầu có thể sử dụng nhiều phương thức sai lệch khác nhau song quá trình phản hồi thông tin và hoạt động mua đi bán lại để kiếm lời diễn ra trên các thị trường sẽ sửa đổi những phương thức sai lầm ban đầu đó, xử phạt những hành vi sai phạm. Và kết quả là những người chơi còn sống sót sẽ có được những cách thức đúng đắn để đạt được mục tiêu mà họ cần có. Mô thức quy tắc thị trường cạnh tranh có một điều kiện còn nghiêm ngặt hơn. Đó là nếu phí giao dịch là đáng kể thì các thể chế của thị trường chịu tác động sẽ được thiết kế sao cho có thể xui khiến các tác nhân tham gia tìm cách có được thông tin cần thiết hướng dẫn họ sửa chữa sai lầm của mình. Điều này không chỉ có hàm ý là các thể chế sẽ được thiết kế sao cho chúng hoạt động có hiệu quả. Nó còn có nghĩa rằng có thể bỏ qua các thể chế này trong phân tích kinh tế vì chúng không đóng một vai trò độc lập nào trong sự vận hành của nền kinh tế. Đây là những yêu cầu khắt khe hiếm khi được đáp ứng trong thực tế. Thường thì hành động của một cá nhân được dựa trên những thông tin không đầy đủ. Cá nhân
  5. này hành động theo mô thức tự mình tạo ra một cách chủ quan. Đa phần những mô thức này là sai lầm và thông tin phản hồi không đủ để sửa chữa những lỗi lầm đó. Các thể chế không nhất thiết phải được tạo ra và thậm chí cũng không thường được tạo ra để hoạt động có hiệu quả về mặt xã hội. Đúng hơn thể chế, hay ít nhất là những quy định chính thống được tạo ra để phục vụ lợi ích cho một nhóm người nắm trong tay quyền lực thương thuyết để tạo ra những luật lệ mới. Trong một thế giới không có phí giao dịch, sức mạnh thương thuyết không có tác động tới tính hiệu quả của kết quả. Song trong một thế giới có chi phí giao dịch thì tác động này được ghi nhận. Đối với thị trường kinh tế người ta có thể tìm thấy một thị trường hội tụ những điều kiện gần giống với những điều kiện cần thiết để thị trường hoạt động hiệu quả, tuy rất hãn hữu. Còn đối với thị trường chính trị thì không thể. Lý do thật rõ ràng. Chi phí giao dịch là phí của việc định giá những gì đã được trao đổi và thực hiện những thoả thuận sau trao đổi. Trong thị trường kinh tế, thứ đang được định giá là các thuộc tính giá trị, tức là các số đo vật lý hay khía cạnh quyền sở hữu của hàng hoá, dịch vụ. Chúng cũng có thể là hoạt động của các tác nhân tham gia trao đổi. Tuy quá trình định giá thường là tốn kém song vẫn dựa trên một số chuẩn mực nhất định:các số đo vật lý phải mang tính khách quan (kích cỡ, cân nặng, màu sắc, v.v.) và các khía cạnh về quyền sở hữu phải được định nghĩa bằng những thuật ngữ pháp luật. Cạnh tranh cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm chi phí thi hành. Hệ thống tư pháp buộc các bên tham gia phải thi hành các thoả thuận. Song, cho dù trong quá khứ hay hiện tại thì các thị trường kinh tế luôn có đặc trưng là tính không hoàn hảo và có chi phí giao dịch cao. Đánh giá và thi hành những thoả thuận trong các thị trường chính trị còn là một việc làm khó khăn hơn rất nhiều. Thứ được đưa ra trao đổi (giữa các cử tri và các nhà lập pháp trong một nền dân chủ) ở đây là những lời hứa cho các lá phiếu. Cử tri hầu như không có động cơ để tìm hiểu thêm về thông tin bởi dường như lá
  6. phiếu của một cử tri đơn lẻ không có mấy ý nghĩa. Việc làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn sẽ tạo ra tình trạng không chắc chắc. Việc thi hành các thoả thuận chính trị gặp đầy dẫy những khó khăn. Cạnh tranh trong thị trường chính trị kém hiệu quả hơn rất nhiều so với thị trường kinh tế. Các cử tri có thể được thông tin một cách đầy đủ về các chính sách đơn giản, dễ đánh giá và có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống thực tế của họ. Song vượt lên trên những chính sách dễ hiểu đó, thì sự rập khuôn tư tưởng (như những gì tôi sẽ bàn luận dưới đây ở phần IV) sẽ thắng thế và định hình hoạt động sau đó của nền kinh tế 3. Chính cách thức này xác lập và thi hành các quyền sỏ hữu. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi các thị trường kinh tế hoạt động có hiệu quả lại hiếm hoi đến như vậy. III Chính mối tương tác giữa các thể chế và các tổ chức đã định hướng cho sự tiến hoá của các thể chế trong một nền kinh tế. Nếu các thể chế là những luật lệ của một trò chơi thì các tổ chức cùng những doanh nhân là người chơi. Các tổ chức bao gồm các thực thể chính trị (các đảng phái chính trị, Thượng viện, một uỷ ban thành phố, cơ quan luật pháp), thực thể kinh tế (công ty, liên đoàn thương mại, trang trại gia đình, hợp tác xã), các thực thể xã hội (nhà thờ, câu lạc bộ, hội điền kinh), các thực thể giáo dục (trường trung học, đại học, trung tâm hướng nghiệp). Mỗi tổ chức được thiết lập sẽ phản ánh một cơ hội do ma trận thể chế đem lại. Có nghĩa là nếu như khung thể chế dung dưỡng một hành động sai trái thì các tổ chức sai trái sẽ mọc lên. Nếu khung thể chế trọng thưởng những hoạt động sản xuất thì các tổ chức kiểu như các công ty sẽ xuất hiện để tham gia vào các hoạt động sản xuất. Thay đổi kinh tế là một quá trình diễn ra một cách liên tục ở khắp mọi nơi, một quá trình có lợi. Nó là kết quả của những lựa chọn của một cá nhân tham gia vào nền kinh tế hay của các doanh nhân. Trong khi phần lớn các quyết định này là sự
  7. lựa chọn được đưa ra hàng ngày (Nelson và Winter, 1982) thì một số quyết định lại liên quan đến việc thay đổi "các hợp đồng" hiện hành giữa các cá nhân và các tổ chức. Đôi khi việc ký kết một hợp đồng mới có thể được diễn ra trong khuôn khổ cấu trúc hiện tại của quyền sở hữu và các luật lệ chính trị. Song cũng có lúc những dạng thức ký kết hợp đồng mới đòi hỏi phải thay đổi các luật lệ. Cũng giống như vậy, các chuẩn mực hành vi chi phối các giao dịch hoặc sẽ được chỉnh sửa dần hoặc sẽ bị mai một dần. Trong cả hai tình huống thì các thể chế đều đang bị thay đổi. Sở dĩ sự sửa đổi diễn ra là bởi vì mỗi cá nhân cho rằng họ có thể làm việc tốt hơn nếu tái cơ cấu các trao đổi (kinh tế hay chính trị). Nguồn gốc của sự thay đổi có thể nằm ngoài nền kinh tế - ví dụ như một sự thay đổi giá cả hay chất lượng của một sản phẩm cạnh tranh tại một nước tạo ra những thay đổi trong quan niệm của các doanh nhân trong một nền kinh tế khác về cơ hội kiếm lời. Song nguồn gốc cơ bản nhất về mặt dài hạn của sự thay đổi là sự học hỏi của mỗi cá nhân và của mỗi doanh nhân trong các tổ chức. Trong khi sự tò mò vô thưởng vô phạt sẽ dẫn đến quá trình học hỏi thì tốc độ tiếp thu sẽ phản ánh mức độ khốc liệt của cạnh tranh giữa các tổ chức. Cạnh tranh phản ánh tình trạng khan hiếm mà ở đâu cũng có. Nó thúc đẩy các tổ chức tham gia vào quá trình học hỏi để tìm cách sống sót. Mức độ cạnh tranh có thể khác nhau. Và trên thực tế, chúng rất khác nhau. Mức độ độc quyền càng lớn thì các tổ chức càng ít có động cơ để học hỏi. Tốc độ thay đổi kinh tế là một hàm số của tốc độ tiếp thu. Tuy nhiên hướng đi của những thay đổi này lại là hàm số của những thành quả mong đợi của việc tiếp thu những loại tri thức khác nhau. Mô thức tinh thần mà người chơi tạo nên quyết định cách hiểu về các thành quả mong đợi. IV
  8. Cần phải dỡ bỏ giả định mang tính duy lý làm cơ sở của lý thuyết kinh tế để tiếp cận một cách xây dựng bản chất của quá trinh học tập của con người. Lịch sử cho thấy rằng các tư tưởng, ý tưởng, giáo lý, thần thoại hay các định kiến có ý nghĩa quan trọng. Việc hiểu được cách thức tiến hoá của chúng là cần thiết để có thể có được những tiến triển trong việc thiết lập nên một khung để hiểu được sự thay đổi xã hội. Khung lựa chọn hợp lý giả định rằng mỗi cá nhân biết cái gì là phục vụ cho lợi ích cá nhân của mình và hành động theo hướng riêng đó. Điều đó có thể đúng trong trường hợp những cá nhân đưa ra sự lựa chọn trong thị trường phát triển ở trình độ cao và các nền kinh tế hiện đại 4 song rõ ràng nó là sai lầm khi quyết định được đưa ra trong các điều kiện không chắc chắn, những điều kiện là đặc trưng của các lựa chọn kinh tế và chính trị đã định hướng (và tiếp tục định hướng) thay đổi lịch sử: Nếu… chúng ta thừa nhận một giả định cho rằng người ra quyết định bị hạn chế một cách trầm trọng về cả tri thức và khả năng vi tính, lúc đó chúng ta phải phân biệt giữa thế giới thực với thế giới trong quan niệm và cách lý giải riêng của người đó. Lý thuyết của chúng ta phải bao gồm các quá trình lý giải. Không chỉ vậy, lý thuyết của chúng ta còn phải đề cập đến cả các quá trình tạo ra sự thể hiện chủ quan của tác nhân tham gia về vấn đề ra quyết định theo hệ thống riêng của người đó. (Simon, 1986, tr. S210-11) Chúng ta cần xây dựng một khung phân tích có nguồn gốc từ hiểu biết về quá trình học tập của con người diễn ra ntn. Trước khi có thể xây dựng được một lý thuyết như vậy chúng ta còn rất nhiều việc phải làm tuy khoa học nhận thức đã có được những bước tiến lớn trong những năm gần đây. Những tiến bộ này đủ để gợi mở cho chúng ta một cách tiếp cận thăm dò có thể giúp chúng ta hiểu được quá trình ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn.5 Học tập đi liền với việc phát triển một cấu trúc để miêu tả những dấu hiệu khác nhau mà các giác quan tiếp nhận được. Kiến trúc ban đầu của cấu trúc này là mang
  9. tính di truyền song những uốn nắn sau này là kết quả của trải nghiệm của mỗi người. Có thể phân ra làm 2 loại trải nghiệm: trải nghiệm trong môi trường vật lý và trải nghiệm có được từ môi trường ngôn ngữ, văn hoá, xã hội. Các cấu trúc này tổ chức các khái niệm của chúng ta và theo dõi ký ức của chúng ta về các trải nghiệm và các kết quả phân tích. Chúng được phân thành nhiều tầng lớp, từ thấp lên cao. Ngay từ giai đoạn thơ ấu của mỗi con người, chúng đã bắt đầu phát triển. Dựa trên sự phân tầng này, chúng ta hình thành những phương thức tinh thần để mô tả và lý giải về môi trường xung quanh, thường là theo những cách thức phù hợp với một mục tiêu nhất định nào đó. Cả các tầng lớp và các mô thức đều phát triển thể hiện những thông tin phản hồi có được từ những trải nghiệm mới: có lúc thông tin phản hồi củng cố các tầng lớp và các mô thức của chúng ta có lúc, nó lại có thể dẫn tới sự biến đổi, mà ngắn gọn hơn, dẫn tới quá trình học hỏi. Bởi vậy, quá trình tái định nghĩa các phương thức tinh thần có thể diễn ra liên tục với những trải nghiệm mới, trong đó có việc tiếp xúc với ý tưởng của người khác. Lúc này, quá trình học tập của con người phát sinh những điểm khác biệt so với quá trình học tập của các loài động vật khác (kiểu như con sên biển, một con vật thí nghiệm ưa thích của các nhà khoa học nhận thức). Đặc biệt, nó khác xa so với những thứ tương tự như máy tính nổi lên như những đề tài nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo. Có vẻ như trí óc sắp xếp và tái sắp xếp các phương thức tinh thần, biến chúng từ dạng thức ban đầu cho những mục đích đặc biệt thành trạng thái trừu tượng hơn sao cho chúng có thể xử lý được thông tin. Clark và Karmiloff- Smith (1993) đã sử dụng thuật ngữ tái mô tả trừu tượng (representational redescription) để chỉ quá trình này. Năng lực khái quát hoá từ cái riêng thành cái chung, khả năng sử dụng những sự vật tương tự là một phần của quá trình tái mô tả. Chính năng lực này là khởi nguồn của óc sáng tạo. Không chỉ vậy, nó còn là gốc rễ của các hệ thống tư tưởng và tín ngưỡng làm cơ sở cho những lựa chọn của con người.6
  10. Một di sản văn hoá chung là công cụ để giảm bớt những dị biệt trong các phương thức tinh thần của mỗi cá nhân trong xã hội. Nó cũng là công cụ để truyền đạt những khái niệm có sức gắn kết toàn xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong các xã hội cận đại thì quá trình học hỏi văn hoá đem lại cho con người công cụ giao tiếp; nó cũng cung cấp một sự lý giải chung cho các hiện tượng mà các thành viên trong xã hội đó chưa được chứng kiến dưới dạng thức tôn giáo, huyền thoại và các giáo lý. Tuy nhiên, các cấu trúc tín ngưỡng này không chỉ bó hẹp trong các xã hội sơ khai. Chúng cũng là một cấu phần thiết yếu của các xã hội hiện đại. Thể chế, ở đây bao gồm cả các luật lệ chính thống và các quy tắc phi chính thức, góp phần làm biến đổi các cấu trúc tín ngưỡng thành các cấu trúc kinh tế và xã hội. Chúng có mối quanhệ chặt chẽ với các mô thức tinh thần. Các mô thức tinh thần là sự tái hiện bên trong các hệ thống nhận thức của mỗi cá nhân tạo ra để miêu tả lại môi trường xung quanh; các thể chế là các cơ chế bên ngoài (so với trí óc của mỗi người) mà mỗi cá nhân tạo ra để cấu trúc và sắp đặt môi trường xung quanh. V Không có gì đảm bảo rằng sự phát triển của thể chế và tín ngưỡng trong thời gian sẽ đem lại tăng trưởng kinh tế. Hãy để tôi nêu một vấn đề mà thời gian đặt ra chúng ta bằng một câu chuyện ngắn của nhận thức/thể chế kể về thay đổi kinh tế/chính trị dài hạn. Vì các bộ lạc phát triển trong những môi trường khác biệt nên họ hình thành các ngôn ngữ khác biệt, trải qua các trải nghiệm khác biệt và sử dụng những mô thức khác biệt để lý giải thế giới xung quanh họ. Ngôn ngữ và các phương thức tinh thần tạo thành những cưỡng chế phi chính thức xác đinh khung thể chế của bộ lạc. Chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới dạng điều cấm kỵ, huyền thoại hay phong tục và tạo nên sự nối tiếp về văn hoá.7
  11. Khi phân công lao động càng trở nên chuyên môn hoá hơn thì các bộ lạc lại tiến hoá thành các nền kinh tế và chính trị. Với kinh nghiệm và học tập khác nhau, các xã hội và nền văn minh đạt được thành công ở mức độ khác nhau trong việc giải quyết vấn đề kinh tế cơ bản, đó là sự khan hiếm tài nguyên. Lý do là ở chỗ, khi môi trường ngày càng trở nên phức tạp hơn thì con người ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn và các cấu trúc thể chế ngày càng phải phức tạp hơn để có thể thâu tóm được những nguồn lợi tiềm tàng mà trao đổi thương mại đem lại. Quá trình phát triển này đòi hỏi xã hội phải gây dựng những thể chế cho phép các trao đổi khách quan của mọi cá nhân diễn ra xuyên suốt thời gian và không gian. Về vấn đề thu lợi từ sự phối hợp này thì khả năng tạo ra những thể chế cần thiết để thâu tóm các nguồn lợi thương mại có được từ quá trình ký kết hợp đồng phức tạp hơn thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ mà văn hoá và các kinh nghiệm địa phương đã tạo ra các thể chế và các hệ thống tín ngưỡng khác biệt. Trong thực tế, phần lớn các xã hội trong lịch sử đều bị "mắc" trong ma trận thể chế. Kết quả là nó không thể tiến hoá thành một sự trao đổi khách quan cần thiết để có thể đạt được mức năng suất mà tại đó sự chuyên môn hoá và phân công lao động sẽ tạo nên Của cải cho các Dân tộc (Wealth of Nations). Điểm mấu chốt của câu chuyện trên chính là thành quả học tập mà con người có được xuyên suốt thời gian. Trong ngữ cảnh này, thời gian không chỉ bao gồm các trải nghiệm hiện tại, sự học hỏi mà còn là kinh nghiệm tích luỹ được của thế hệ trước được cất giấu trong các giá trị văn hoá. Học tập tập thể - một thuật ngữ mà Hayek đã sử dụng bao gồm những kinh nghiệm đã kiên trì trải qua thử thách của thời gian. Chúng được thể hiện trong ngôn ngữ, thể chế, công nghệ và lề lối chúng ta làm việc. Đó là "sự chuyển giao vốn kiến thức chúng ta tích luỹ được trong thời gian" (Hayek 1960: 27). Chính văn hoá đã đem lại cho chúng ta chìa khoá để hiểu được sự phụ thuộc lối mòn (path dependence) - một thuật ngữ dùng để mô tả tác động mạnh mẽ của quá khứ đối với hiện tại và tương lai. Quá trình học tập hiện tại của bất kỳ một thế hệ nào cũng đều diễn ra trong bối cảnh của các khái niệm có
  12. được từ học tập tập thể. Học tập vì thế là một quá trình phát triển liên tục thấm đẫm văn hoá của một xã hội. Nó quyết định thành quả nhận thức sau này. Song không có gì đảm bảo rằng những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá khứ nhất thiết phải tự sửa đổi để giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Các xã hội bị "mắc kẹt" là những hệ thống tín ngưỡng và thể chế không đương đầu được và không giải quyết được các vấn đề xã hội phức tạp mới nảy sinh. Chúng ta cần hiểu nhiều hơn về sự học tập tích luỹ của xã hội. Quá trình học hỏi có vẻ như là một hàm số của (1) cách mà thông tin có được từ một trải nghiệm thấm vào một cấu trúc tín ngưỡng nhất định; và (2) những trải nghiệm khác biệt mà các cá nhân và xã hội gặp phải vào những thời điểm khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận mong đợi (tư nhân) của ngành quân sự (thời Trung cổ ờ châu Âu), của việc theo đuổi và làm thanh sạch một giáo lý tôn giáo (Rome trong và sau thời kỳ Constantine) hay của việc nghiên cứu để tìm ra một chiếc đồng hồ có thể xác định chính xác vĩ độ trên biển (trong kỷ nguyên của những chuyến thám hiểm trước đây, hoạt động này đã đem lại một nguồn lợi lớn) có thể là rất cao. Động cơ để có được chân tri thức - cơ sở cần thiết tạo nên tăng trưởng kinh tế, chịu sự tác động của các thưởng và phạt vật chất; về cơ bản chúng cũng chịu sự tác động của độ bao dung xã hội dành cho những sáng kiến; như đã được thực chứng với một danh sách dài các nhà sáng chế từ Galileo cho đến Darwin. Trong khi lịch sử viết một cách tương đối đầy đủ về nguồn gốc và sự phát triển của khoa học thì nó hầu như không đề cập đến mối liên hệ giữa cấu trúc thể chế, hệ thống tín ngưỡng và các lực khuyến khích hay cản trở việc tìm đến với chân tri thức. Một nhân tố chủ yếu của sự phát triển của Tây Âu là sự dần dần hiểu được tính hữu dụng của việc ngiên cứu các khoa học thuần tuý. Các động cơ khuyến khích bên trong hệ thống tín ngưỡng, như đã được thể hiện trong các thể chế, quyết định sự vận hành của nền kinh tế xuyên suốt thời gian.
  13. Cho dù chúng ta có muốn mô tả sự vận hành kinh tế ntn đi chăng nữa thì ghi chép lịch sử vẫn là những ghi chép lịch sử. Ghi chép lịch sử cho thấy, hầu như trong mọi xã hội, quá khứ hay hiện tại thì nền kinh tế đều vận hành thật viên mãn. Con người bằng những thử nghiệm và sai lầm đã học cách làm cho nền kinh tế vận hành một cách tốt hơn; Song phải mất đến mười thế kỷ (kể từ cuộc cách mạng kinh tế lần thứ nhất) quá trình này mới cho kết quả. Không những thế, những gì mà nó đem lại vẫn nằm ngoài tầm với của hơn một nửa dân số thế giới. Hơn thế, những cải tiến hợp lý sự vận hành của nền kinh tế, ngay cả khi nó được hiểu theo nghĩa hẹp như sự đầy đủ về vật chất là hiện tượng của một số ít thế kỷ gần đây và mãi cho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, chúng vẫn chỉ gói gọn trong một phần nhỏ của thế giới. Việc lý giải tốc độ và hướng thay đổi của kinh tế là một bài toán khó. Hãy để chúng tôi lấy 24 tiếng đồng hồ trong một ngày tượng trưng cho quãng thời gian mà con người đã trải qua kể từ khi con người bắt đầu tách khỏi các loài động vật linh trưởng khác (sự kiện này được chứng minh là đã diễn ra vào khoảng bốn, năm triệu năm trước ở châu Phi). Sau đó, sự phát triển của nông nghiệp và nếp sống định cư khoảng 8000 năm trước Công Nguyên tại vùng Crescent màu mỡ đã mở ra một thời kỳ tiến hoá của cái gọi là nền văn minh nhân loại. Cả quá trình này chỉ diễn ra trong bốn phút cuối cùng của 24 giờ đồng hồ. Trong khoảng thời gian hai mươi ba giờ năm mươi sáu/năm mươi bảy phút trước đó, con người vẫn sống bằng săn bắt và hái lượm. Dân số có tăng trưởng song với một tốc độ chậm chạp. Bây giờ, nếu chúng ta lấy 24 tiếng đồng hồ khác để tượng trưng cho quãng thời gian tiến hoá của văn minh nhân loại - quá trình này diễn ra cách đây một vạn năm kể từ khi xuất hiện nông nghiệp - thì có vẻ như tốc độ thay đổi trong 12 tiếng đầu tiên tương đối chậm cho dù hiểu biết của chúng ta về khảo cổ học còn hạn chế. Những nhà nhân chủng học trước đây ước tính rằng tốc độ tăng trưởng dân số sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ trước song tốc độ đó vẫn chậm hơn so với thực tế. Tốc
  14. độ biến đổi tăng tốc vào khoảng thời gian năm nghìn năm trở lại đây cùng với sự hưng thịnh và suy vong của các nền kinh tế và các nền văn minh. Dân số có thể tăng từ ba trăm triệu thời kỳ của Christ lên tới tám trăm triệu người vào năm 1750. Đây là một sự tăng tốc đáng kể so với những tỷ lệ tăng trưởng trước kia. Khoảng thời gian 250 năm cuối cùng, tức là chỉ 35 phút cuối cùng của 24 tiếng, là khoảng thời gian của tăng trưởng kinh tế hiện đại. Đi liền với nó là hiện tượng bùng nổ dân số đưa dân số thế giới vượt mức năm tỷ người. Nếu chúng ta tập trung vào 250 năm cuối cùng này thì chúng ta sẽ thấy tăng trưởng chỉ giới hạn trong khu vực Tây Âu và những vùng mở rộng của đất nước Anh trong khoảng 200 đến 250 năm. Tốc độ thay đổi trong mỗi thời đại khác nhau là khác nhau; không chỉ thế, thay đổi còn diễn ra không có sự định hướng. Điều này không phải chỉ là kết quả của sự suy yếu của một nền văn minh đơn nhất; rõ ràng là có những thời kỳ trì trệ kéo dài (secular stagnation). Ví dụ gần đây nhất là khoảng thời gian ngắt quãng giữa giai đoạn cuối của Đế chế La Mã ở phương Tây và sự hồi sinh của châu Âu xấp xỉ năm trăm sau. VI Cách tiếp cận thể chế/nhận thức giúp cho chúng ta điều gì trong việc hiểu biết về nền kinh tế trong quá khứ? Trước hết cách tiếp cận này cần xét đến ý nghĩa của những vận động thất thường của nền kinh tế mô tả trong phần trước đây. Các điều kiện kinh tế không tự động tiến hoá để cho phép giao dịch chi phí thấp diễn ra trong thị trường khách quan (impersonal market) - thị trường cần thiết cho một nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Lý thuyết trò chơi (game theory) nêu được những đặc trưng của vấn đề này. Mỗi cá nhân thường thấy nên hợp tác, trao đổi với một người khác khi trò chơi được lặp lại, khi người đó có đầy đủ thông tin về hoạt động của đối thủ trong những lần chơi trước và khi có ít người tham gia trò
  15. chơi. Sự hợp tác này khó có thể được duy trì nếu như trò chơi không được lặp lại (hay khi đó là một trò chơi không có tương lai sẽ được tái diễn hay khi thiếu thông tin về người cùng chơi, có nhiều người tham gia trò chơi. Việc tạo ra các thể chế sau này sẽ thay đổi tỷ suất lợi tức/chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khách quan (impersonal exchange) là một quá trình phức tạp. Lý do là bởi nó không chỉ kéo theo việc tạo ra các thể chế kinh tế mà còn đòi hỏi các thể chế này phải được hỗ trợ bởi các thể chế chính trị phù hợp. Chúng ta chỉ bắt đầu tìm hiểu bản chất của tiến trình lịch sử này. Câu chuyện về sự phát triển của Châu Âu từ một lục địa tương đối lạc hậu thành một đế chế kinh tế hùng mạnh trên thế giới vào thế kỷ thứ 18 là một câu chuyện về sự tiến hoá dần của các hệ thống tín ngưỡng. Nó diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế, chính trị rời rạc tạo ra các thể chế kinh tế, các cấu trúc chính trị là động lực cho tăng trưởng kinh tế.8 Chúng ta cũng có thể tìm thấy những trường hợp thành công (như Hà Lan, Anh) và thất bại (như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) ngay trong nội bộ Tây Âu. Chúng phản ánh tính đa dạng của môi trường tiếp xúc bên ngoài của các nước này.9 Thứ hai, phân tích thể chế/nhận thức cần phải lý giải sự phụ thuộc lối mòn (path dependence), một trong những đặc tính nổi bật của lịch sử.Tại sao một nền kinh tế đã một lần tăng trưởng hay trì trệ lại có xu hướng tiếp tục tăng trưởng hay trì trệ? Đã có những công trình nghiên cứu tiên phong về vấn đề này cung cấp cho chúng ta hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc của sự phụ thuộc lối mòn (path dependence) (Arthur, 1989 và David, 1985). Song vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết. Giả định hợp lý của lý thuyết tân cổ điển giả thiết rằng doanh nhân chính trị của các nền kinh tế trì trệ có thể đơn giản là thay đổi định hướng của các nền kinh tế bị thất bại. Không phải vì các nhà cai trị không nhận thức được về sự vận hành yếu kém của nền kinh tế. Mà đúng hơn là vì việc xoay chuyển nền kinh tế là một hàm số của bản chất các thị trường chính trị được quy định bởi các hệ thống tín ngưỡng của các tác nhân tham gia. Ví dụ như quá trình suy thoái kéo dài của Tây Ban Nha
  16. kéo nó ra khỏi ánh hào quang của đế chế Hasburg ở thế kỷ 16 sang tình trạng thảm hại dưới thời Franco ở thế kỷ 20. Quá trình này được đặc trưng bởi thái độ tự mãn kéo dài và các giải pháp đề xuất kỳ quặc. 10 Thứ ba, cách tiếp cận này sẽ góp phần tăng cường hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ tương tác phức tạp giữa các yếu tố thể chế, công nghệ và dân số trong toàn bộ quá trình biến đổi kinh tế. Một lý thuyết hoàn hảo về sự vận hành của nền kinh tế phải là một lý thuyết có cách tiếp cận tổng hợp với lịch sử kinh tế. Chắc chắn chúng ta chưa ghép nối được tất cả các mảnh vụn lại với nhau. Ví dụ phân tích thể chế và công trình mở đường cho lý thuyết nhân chủng học của Robert Fogel 11 cùng những gợi ý của nó cho việc tái đánh giá sự vận hành của nền kinh tế chưa được ghép nối một cách hoàn hảo với nhau. Với thay đổi công nghệ cũng vậy. Cần phải gắn kết phân tích thể chế với những đóng góp quan trọng của Nathan Rosenberg (1976) và Joel Mokyr (1990). Đó là những khuyến nghị mà hai ông đưa ra trong khi tìm hiểu về động lực và tác động của biến đổi công nghệ mà cho đến nay vẫn còn ý nghĩa tham khảo. Song nhiệm vụ chính của lịch sử kinh tế là gắn kết toàn bộ những nhánh riêng rẽ này của quá trình nghiên cứu. VII Với công cụ phân tích của trường phái tân cổ điển, chúng ta không thể lý giải được sự hưng thịnh và suy vong của Liên Xô và chủ nghĩa Cộng sản quốc tế. Song chúng ta cần phải lý giải những vấn đề phát triển đương đại với cách tiếp cận thể chế/nhận thức. Để làm được như vậy, tức là đưa ra được một khung phân tích để hiểu rõ về thay đổi kinh tế, chúng ta phải xét đến những khuyến nghị sau của cách tiếp cận này: 1. Nó là hỗn hợp của luật lệ chính thống, chuẩn mực phi chính thức, và đặc điểm thực thi những chuẩn mực này tạo nên sự vận hành của nền kinh tế. Trong khi các luật lệ chính thức có thể thay đổi ngay lập tức thì các chuẩn tắc phi chính thức
  17. thường chỉ thay đổi dần dần. Sở dĩ một thay đổi mang tính cách mạng sẽ không bao giờ cách mạng đúng như mong ước của những người cổ xuý cho nó là bởi tính "chính đáng" của luật chính thống lại do các chuẩn mực phi chính thức quy định. Thường thì sự vận hành của nền kinh tế sau thay đổi này khác xa so với mong đợi. Và một nền kinh tế vận dụng những luật lệ của một nền kinh tế khác sẽ vận hành không giống với nền kinh tế đầu tiên áp dụng những luật lệ đó bởi nó có những chuẩn mực và cơ chế thi hành khác. Bài học rút ra là việc chuyển giao thành công những luật lệ kinh tế và chính trị của các nền kinh tế thị trường phương Tây cho Thế Giới Thứ Ba và các nền kinh tế Đông Âu không đủ để tạo ra được những nền kinh tế vận hành tốt. Tư nhân hóa không phải là một phương thuốc bách bệnh để khắc phục tình trạng vận hành yếu kém của nền kinh tế. 2. Các thể chế chính trị góp phần quan trọng trong việc định hình cho sự vận hành của nền kinh tế bởi nó định ra và thi hành những luật lệ kinh tế. Bởi vậy, một bộ phận quan trọng của chính sách phát triển là phải thiết lập nên những thực thể chính trị tạo ra và thực thi quyền sở hữu một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta hầu như không có hiểu biết gì về việc làm cách nào để tạo ra chúng khi mà môn kinh tế chính trị mới (kinh tế thể chế mới áp dụng cho chính trị) phần lớn lại tập trung vào Hoa Kỳ và các thực thể chính trị phát triển. Có một nhu cầu cấp thiết phải nghiên cứu các thực thể chính trị dành cho Thế Giới Thứ Ba và Đông Âu. Nhưng dù sao thì những phân tích trên đây cũng cho chúng ta những khuyến nghị sau: a. Các thể chế chính trị chỉ ổn định khi nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức có lợi trong việc duy trì các thể chế đó. b. Vì chính mô thức tinh thần của các tác nhân tham gia vào nền kinh tế định hướng cho các lựa chọn nên muốn cải cách thành công thì phải thay đổi cả thể chế và hệ thống tín ngưỡng.
  18. c. Xây dựng những chuẩn mực hành vi có tác dụng hỗ trợ và hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2