Bài giảng Chương 3: Biểu diễn qui ước các mối ghép
lượt xem 29
download
Bài giảng chương 3 "Biểu diễn qui ước các mối ghép" giới thiệu đến các bạn những nội dung về mối ghép bằng ren, mối ghép bằng then, biểu diễn mối ghép hàn, biểu diễn qui ước mối ghép đinh tán. Hy vọng nội dung bài giảng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 3: Biểu diễn qui ước các mối ghép
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.1 Sự hình thành mặt ren 3.1.2 Thông số cơ bản của ren 3.1.3 Biểu diễn qui ước ren 3.1.4 Ghi ký hiệu ren 3.1.5 Biểu diễn một số chi tiết lắp ghép bằng ren 3.1.6 Biểu diễn một số mối ghép sử dụng chi tiết ghép có ren 3.2 Mối ghép bằng then 3.2.1 Biểu diễn mối ghép dùng then bằng 3.2.2 Biểu diễn mối ghép dùng then bán nguyệt 3.2.3 Biểu diễn mối ghép dùng then hoa 3.3 Biểu diễn mối ghép hàn 3.3.1 Phân loại mối hàn 3.3.2. Biểu diễn qui ước mối hàn 3.4. Biểu diễn qui ước mối ghép đinh tán
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép - Hai loại mối ghép mối ghép được sử dụng phổ biến trong các hệ thống máy, các thiết bị cơ khí là mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được. + Mối ghép tháo được: là mối ghép khi tháo rời các bộ phận không làm hỏng chi tiết. Như bu lông, then, chốt…
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép + Mối ghép không tháo được: là mối ghép khi tháo rời các bộ phận sẽ phải phá hủy mói ghép như: hàn, đinh tán…
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren Mối ghép bằng ren được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kỹ thuật và đời sống vì cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp. Có hai cách lắp ghép bằng ren là lắp ghép trực tiếp (Hình 3.1a) và lắp ghép thông qua các chi tiết ghép (HÌnh 3.1b). Hình 3.1a Hình 3.1b
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.1 Sự hình thành mặt ren a) Khái niệm đường xoắn ốc - Đường xoắn ốc là quỹ đạo của một điểm chuyển động đều trên một đường sinh, khi đường sinh đó quay đều quanh một trục cố định. b) Thông số cơ bản của đường xoắn ốc - Hướng xoắn: Nếu đường xoắn ốc có hướng đi lên và chiều quay từ trái sang phải là hướng xoắn phải, nếu chiều quay từ phải sang trái là hướng xoắn trái. - Vòng xoắn: là một phần của đường xoắn ốc, được giới hạn bởi hai điểm liên tiếp trên cùng một đường sinh (từ M đến M’).
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.1 Sự hình thành mặt ren b) Thông số cơ bản của đường xoắn ốc - Bước xoắn (Ph): Là khoảng cách theo phương trục quay giữa hai điểm tương ứng trên hai vòng xoắn liên tiếp. - Góc xoắn (α): Là góc hợp bởi tiếp tuyến tại một điểm bất kỳ của đường xoắn và mặt phẳng vuông góc với trục quay c) Sự hình thành mặt ren - Một hình phẳng (tam giác, vuông, hình thang…)chuyển động theo một đường xoắn ốc sao cho mặt phẳng của nó luôn đi qua trục quay, khi đó các cạnh của hình phẳng sẽ vẽ nên các mặt xoắn ốc gọi là mặt ren. - Ren được hình thành trên mặt ngoài của hình trụ hay hình côn được gọi là ren ngoài (hay ren trục). Ren được hình thành mặt bên trong lỗ gọi là ren trong (hay ren lỗ).
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.2 Thông số cơ bản của ren - Profin ren: là dạng mặt cắt ren khi mặt phẳng cắt chứa trục ren. - Chân ren: là đường sâu nhất cắt vào chi tiết khi tạo ren (còn gọi là đáy ren). - Đỉnh ren: là đường thuộc mặt ren có khoảng cách lớn nhất tới chân ren. - Chiều cao ren: là khoảng cách giữa đường đỉnh ren và đường chân ren. - Đường kính ngoài (d): là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài hay qua đáy của ren trong, còn gọi là đường kính danh nghĩa của ren. - Đường kính trong (d1): là đường kính của mặt trụ đi qua đáy ren của ren ngoài hoặc đi qua đỉnh ren của ren trong. - Đường kính trung bình (d2): là trung bình cộng của đường kính trong và đường kính ngoài. - Bước ren (P): là khoảng cách theo trục giữa hai điểm tương ứng của hai ren kề nhau. - Bước xoắn (Ph) là khoảng cách di chuyển của trục ren khi nó quay được một vòng 360o, tương ứng với bước xoắn của vòng xoắn tạo ren. - Góc profin ren: góc giữa hai mặt ren. - Hướng xoắn: ren phải(thường không cần ký hiệu) và ren trái (ký hiệu LH)
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.2 Thông số cơ bản của ren
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.3 Biểu diễn qui ước ren
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.3 Biểu diễn qui ước ren a. Biểu diễn ren thấy - Hình biểu diễn chính (theo hướng quan sát vuông góc với trục): đường đỉnh ren, đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm, đường chân ren vẽ bằng nét mảnh. Tỷ lệ kích thước thông thường trên bản vẽ d1 = 0.85d. - Hình chiếu dọc truc: đường đỉnh ren diểu diễn bằng đường tròn nét liền đậm, đường đáy ren biểu diễn bằng ¾ đường tròn nét mảnh (khoảng hở ở vị trí tùy ý).
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.3 Biểu diễn qui ước ren b. Vẽ qui ước ren khuất Ren khuất thường gặp trong hình chiếu vuông góc trục của ren lỗ. Khi đó tất cả các đường đỉnh ren, chân ren, đường giới hạn ren… đều thể hiện bằng nét đứt
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.3 Biểu diễn qui ước ren c. Biểu diễn mép vát, ren cạn, rãnh thoát dao - Biểu diễn mép vát (c=0,1d) Mép vát
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.3 Biểu diễn qui ước ren c. Biểu diễn mép vát, ren cạn, rãnh thoát dao - Biểu diễn ren cạn( 0,15d) Ren cạn
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.3 Biểu diễn qui ước ren c. Biểu diễn mép vát, ren cạn, rãnh thoát dao - Biểu diễn rãnh thoát dao (Kích thước của rãnh thoát dao qui định theo tiêu chuẩn TCVN 2034 – 77) Rãnh thoát dao
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.3 Biểu diễn qui ước ren d. Biểu diễn mối ghép ren ăn khớp Tô VL ?? Trong mối ghép ren phần ăn khớp, quy ước ưu tiên biểu diễn ren trục và xem như ren trục che khuất ren lỗ.
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.4 Ghi ký hiệu ren Các thông tin trong ký hiệu ren được gồm kiểu ren profin ren, đường kính danh nghĩa, bước ren, hướng xoắn và số đầu mối ren. - Kiểu ren được ký hiệu bằng chữ viết tắt như: M, MC, TR… các ký hiệu này thể hiện các đặc tính kỹ thuật của ren như dạng profin, hệ đơn vị Kiểu ren Ký hiệu Đặc tính kỹ thuật Profin là tam giác đều, kích thước theo mm. Ren hệ mét M Profin là tam giác có góc đỉnh 600, kích thước Ren côn hệ mét MC theo mm, độ côn thông dụng 1:16 Trụ G Profin là tam giác cân có góc đỉnh 550, kích Ren ống thước theo inch, dùng cho mối ghép ống. Côn R Profin là hình thang cân có góc đỉnh 300, kích Ren thang TR thước theo mm. Profin là hình thang có góc đỉnh 330, kích Ren tựa S thước theo mm. Profin là hình vuông, kích thước theo mm. Ren vuông SQ
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.4 Ghi ký hiệu ren - Đường kính danh nghĩa là đường kính ngoài của ren. - Bước xoắn được ghi sau đường kính được phân cách bởi dấu x. - Ren hướng xoắn trái thì được kí hiệu bằn chữ LH, nếu là hướng xoắn phải thì không cần ghi
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.5 Biểu diễn một số chi tiết lắp ghép bằng ren a. Biểu diễn bulông - Cấu tạo : Bu lông có cấu tạo dạng hình trụ, một đầu có ren để vặn với đai ốc hoặc lỗ ren, một đầu có mũ (sáu cạnh hoặc hình vuông…) để tra các chìa vặn xiết bu lông.
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.5 Biểu diễn một số chi tiết lắp ghép bằng ren a. Biểu diễn bulông - Quy ước biểu diễn bu lông: Bu lông được biểu diễn gồm hình chiếu chính vuông góc trục và có thể kèm theo hình chiếu dọc trục, Đầu bu lông và ren được biểu diễn theo quy ước. Tỷ lệ các kích thước trên bản vẽ thông thường được lấy theo đường kính d của bu lông. - Kích thước đầu bu lông: D =2d. - Chiều dài đoạn cắt ren: lo ≥ 2,5d. - Chiều cao đầu bu lông: Hb= 0,7d. - Chiều dài thân bu lông L: được chọn theo - Đường kính chân ren: d1 = 0,85d. bề dày tấm ghép. - Mép vát c = 0,1d.
- Chương 3 Biểu diễn qui ước các mối ghép 3.1 Mối ghép bằng ren 3.1.5 Biểu diễn một số chi tiết lắp ghép bằng ren a. Biểu diễn bulông - Ký hiệu bu lông: gồm ký hiệu kiểu ren, đường kính ren, chiều dài bu lông và số hiệu tiêu chuẩn của bu lông. Ví dụ: Bu lông M10x80 TCVN 1892 -76.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kỹ thuật mạch điện- Chương 3: Phương pháp số phức phân tích mạch điện tuyến tính ở chế độ xác lập điều hòa
46 p | 789 | 99
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật điện - Bùi Thanh Hiếu
59 p | 223 | 61
-
Chương 3: Biểu diễn tín hiệu và hệ thống rời rạc trên miền ω
117 p | 325 | 53
-
Bài giảng Tổng hợp hệ điện cơ 1: Chương 3
141 p | 194 | 43
-
Bài giảng Chương 3: Biểu diễn tín hiệu dùng chuỗi Fourier
53 p | 125 | 17
-
Bài giảng Tín hiệu và hệ thống: Chương 3 (Lecture 6) - Trần Quang Việt
7 p | 126 | 11
-
Bài giảng Xử lý tín hiệu số - Chương 3: Biểu diễn tín hiệu và hệ thống trong miền tần số liên tục
33 p | 115 | 8
-
Tập bài giảng Vẽ kỹ thuật
52 p | 63 | 8
-
Bài giảng Tín hiệu và hệ thống: Chương 3 (Lecture 5) - Trần Quang Việt
5 p | 111 | 7
-
Bài giảng Tín hiệu và hệ thống: Chương 3 - Huỳnh Thái Hoàng
58 p | 40 | 5
-
Bài giảng Xử lý tín hiệu nâng cao (Advanced signal processing) - Chương 3: Biểu diễn hệ thống và tín hiệu rời rạc trên miền Z
44 p | 50 | 5
-
Bài giảng Tín hiệu và hệ thống: Chương 3 - Lê Vũ Hà (Bài 2)
23 p | 30 | 4
-
Bài giảng Vẽ kỹ thuật cơ bản - Chương 3: Biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật
17 p | 27 | 4
-
Bài giảng Tín hiệu và hệ thống: Chương 3 - Lê Vũ Hà (Bài 1)
29 p | 41 | 3
-
Bài giảng Chương 3: Các phép biến đổi tọa độ - ThS.Nguyễn Tấn Phúc
20 p | 35 | 3
-
Bài giảng Xử lý số tín hiệu: Chương 3 - ĐH Sài Gòn
36 p | 41 | 3
-
Bài giảng Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến: Chương 3 - Nguyễn Việt Hưng
64 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn