intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công cụ thu nhập cố định - Chương 5.1: Trái phiếu có thể mua lại

Chia sẻ: Phạm Hoàng Nhi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:55

74
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 5.1: Trái phiếu có thể mua lại thuộc Bài giảng Công cụ thu nhập cố định giúp người học hiểu hơn về phân tích cách biệt lãi suất truyền thống và phân tích cách biệt tĩnh, đặc tính đầu tư của trái phiếu có thể mua lại, mô hình định giá trái phiếu có thể mua lại. Mời tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công cụ thu nhập cố định - Chương 5.1: Trái phiếu có thể mua lại

  1. Chương 5 TRÁI PHIếU CÓ THể MUA LạI
  2. Những nội dung chính • Phân tích cách biệt lãi suất truyền thống và phân tích cách biệt tĩnh. • Đặc tính đầu tư của trái phiếu có thể mua lại • Mô hình định giá trái phiếu có thể mua lại
  3. Khác biệt giá và khác biệt lợi suất • Trước khi quyết định đầu tư, cần biết một chứng khoán trị giá (thực) bao nhiêu. • Một mô hình định giá cung cấp mức giá hợp lý đó của tài sản → so sánh với giá thị trường → trả lời câu hỏi: Chứng khoán này bị đánh giá thấp bao nhiêu? • NĐT có thể hỏi “Tôi sẽ nhận được bao nhiêu cho việc chấp nhận những rủi ro này”. • Mô hình định giá có thể chuyển đổi khoản khác biệt giá thành một thước đo khác biệt lợi suất.
  4. Xác định lợi suất chuẩn • Đo lường khác biệt lợi suất đòi hỏi phải có một lợi suất được chọn làm chuẩn. Lợi suất chuẩn có thể là: • Đường cong lợi suất Kho bạc được ước tính: quan hệ lợi suất - thời hạn của trái phiếu có trả lãi định kỳ. • Đường cong spot rate ước tính: quan hệ lợi suất - thời hạn của các trái phiếu không trả lãi định kỳ.
  5. Khác biệt lợi suất kiểu truyền thống • Xem xét khoản lợi nhuận bù đắp trên một trái phiếu phi Kho bạc, sử dụng chênh lệch giữa YTM (hoặc YTC) của một trái phiếu so với YTM của trái phiếu Kho bạc có thời hạn tương đương. • → Các trái phiếu phi Kho bạc có dòng tiền khác nhau nhưng cùng thời hạn đều được so sánh với trái phiếu Kho bạc với thời hạn đó.
  6. • Ví dụ : khác biệt lợi suất giữa hai trái phiếu dưới đây, theo cách tính truyền thống, là 109 bps (10,24% - 9,15%). Trái phiếu Giá YTM Kho bạc 96,6133$ 9,15% Công ty 87,0798$ 10,24%
  7. • Nhược điểm của cách truyền thống: – Lợi suất trên cả hai trái phiếu đều không xem xét tới cấu trúc thời hạn của lãi suất. – Với các trái phiếu có thể mua lại hoặc bán lại, tính biến động của lãi suất được dự tính có thể thay đổi dòng tiền của trái phiếu, → YTM sẽ thay đổi.
  8. • Cách thích hợp: – So sánh trái phiếu phi Kho bạc với một DM chứng khoán Kho bạc có cùng dòng tiền. – Giả sử các dòng tiền là phi rủi ro, giá trị (thực) của trái phiếu bằng PV của danh mục các chứng khoán Kho bạc mô phỏng nó, chiết khấu theo spot rate Kho bạc. – So sánh giá trị này với giá thị trường của trái phiếu để biết trái phiếu đang được bù đắp rủi ro ở mức nào.
  9. Khác biệt lợi suất “tĩnh” • Là khoản chênh lệch lợi suất mà nhà đầu tư nhận được trên toàn bộ đường spot rate Kho bạc, nếu giữ TP tới khi đáo hạn. • Là khoản chênh lệch mà nếu cộng vào spot rate Kho bạc (spot rate Kho bạc + spread), để làm tỷ lệ chiết khấu cho các dòng tiền từ trái phiếu, thì PV nhận được sẽ bằng giá thị trường của trái phiếu. • Cách tính: Áp dụng thử-sai .
  10. Minh họa tính khác biệt tĩnh – Biểu 18-1: tính giá trị lý thuyết (hợp lý) của TP CT 25 năm, 8,8%, sử dụng spot rate Kho bạc. – Biểu 18-2: tính khoản khác biệt tĩnh (không đổi qua thời gian), dùng thử-sai với ba giá trị của khác biệt. Khoản khác biệt 120 bps đem lại PV của các dòng tiền bằng giá thị trường của TP công ty (so với 109 bps theo cách truyền thống) – Biểu 18-3: so sánh khác biệt lợi suất theo cách tính truyền thống với khác biệt tĩnh.
  11. Đặc điểm của TP có thể mua lại • Người nắm giữ đã trao cho bên phát hành quyền mua lại đợt phát hành trước ngày đáo hạn. • Hai điều bất lợi đối với người nắm giữ: – Rủi ro tái đầu tư – Tiềm năng tăng giá của trái phiếu (khi lãi suất thị trường giảm sút) bị hạn chế. • Do những bất lợi trên → TP thường có một “thời kỳ bảo vệ”; đồng thời có lợi suất tiềm năng cao hơn, bù đắp cho rủi ro mua lại (giá của TP mua lại thấp hơn TP tương đương không kèm quyền mua lại).
  12. Định giá theo cách truyền thống • “Yield to worst”, min (YTM; YTC) cho tất cả những thời điểm có thể mua lại. • YTC giả định: – Lãi được tái đầu tư theo YTC – TP được giữ tới thời điểm mua lại giả định – Công ty phát hành mua lại TP vào thời điểm đó • Những giả định trên thường là không thực tế, không xem xét tới việc tái đầu tư số tiền nhận được.
  13. • Xem xét 2 trái phiếu – M: không mua lại; thời hạn 5 năm; YTM = 10% – N: sẽ bị mua lại sau 3 năm; YTC = 10,5% – Nếu nhà đầu tư có thời hạn 5 năm, trái phiếu nào tốt hơn? • Không thể có câu trả lời.
  14. Giá Quan hệ Giá-lợi suất a’ PNCB Trái phiếu không bị mua lại: a – a’ PCB Trái phiếu có thể mua lại : a - b b a Y* Lợi suất
  15. Giải thích hình vẽ • Hai trái phiếu (a-a’); và (a-b). • Khi lợi suất thị trường > lãi suất cuống phiếu, (không mua lại trái phiếu), hai trái phiếu có cùng một đường cong giá-lợi suất. • Khi lợi suất thị trường giảm, xuất hiện khả năng bên phát hành sẽ có lợi nếu mua lại trái phiếu. Giá của TP có thể mua lại không thể ngang bằng với giá TP không mua lại. • Khoảng lợi suất < Y* sẽ có độ nén giá, hai đường cong tách rời: độ lồi dương và độ lồi âm
  16. Biến động giá với các giá trị âm và dương của độ lồi Giá trị tuyệt đối của % thay đổi giá Thay đổi lãi suất Độ lồi dương Độ lồi âm - 100 điểm cơ bản X% < Y% + 100 điểm cơ bản < X% Y%
  17. Ví dụ • Một trái phiếu có giá mua lại là 104$. Nếu lợi suất thị trường đặt giá 109$ cho một trái phiếu tương tự, nhưng không bị mua lại → nhà đầu tư sẽ không trả 109$ để mua trái phiếu này (vì họ chỉ nhận được 104$ nếu nó bị mua lại).
  18. • Nếu TP 10 năm, 13% có lợi suất thị trường 6%, và sẽ bị mua lại sau đây 1 năm với giá 104$; trong khi lợi suất của TP 1 năm là 5%, nhà đầu tư sẽ đặt giá bán theo lợi suất của TP 1 năm: (6,5$/1,125) + 110,5$/(1,025)2 = 111,52$ Nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả mức giá cao hơn giá mua lại để mua trái phiếu này.
  19. Cấu trúc của giao dịch • Ví dụ 1 Trái phiếu A, 8%; 20 năm, thời hạn bảo vệ là 5 năm, giá mua lại 104. Người sở hữu nó đã đồng thời: – Mua một trái phiếu không mua lại 5 năm – Bán một quyền chọn mua, cho nhà phát hành quyền thu hồi các dòng tiền của 15 năm sau đây 5 năm, với giá 104$.
  20. Ví dụ 2 Trái phiếu B 9%; 10 năm, có thể mua lại ngay, tại mệnh giá. Người sở hữu trái phiếu này đã đồng thời: –Mua một trái phiếu không mua lại 10 năm –Bán một quyền chọn mua cho phép người phát hành quyền mua lại ngay toàn bộ các dòng tiền theo hợp đồng 10 năm, với giá 100$.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2