intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ 10 bài 35: Điều kiện phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi

Chia sẻ: đinh Tiên Hoàng | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

347
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với những thiết kế slide bài giảng Điều kiện phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi, hứa hẹn sẽ mang đến cho giáo viên và học sinh buổi học hiệu quả nhất. Chúng tôi đã chọn lựa những giáo án hay nhất để các bạn thuận tiện trong việc lựa chọn tư liệu, tại đây học sinh nắm chắc được kiến thức bài học cần đạt được, biết được các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi như mầm bệnh, môi trường và điều kiện sống, chính bản thân con vật. Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ 10 bài 35: Điều kiện phát sinh phát triển bệnh ở vật nuôi

  1. I. Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh 1. Các loại mầm bệnh H: Mầm bệnh là gì? TR: Mầm bệnh là tác nhân gây bệnh có trong thức ăn nước uống và môi trường sống của vật nuôi.
  2. - Trong môi trường luôn tồn tại nhiều loại mầm bệnh, nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể, phát triển và gây thành bệnh
  3. Vi khuẩn (ví dụ: vi khuẩn lợn đóng dấu, tụ huyết trùng…) Nấm: Môt số nấm gây bệnh (ví dụ: nấm phổi) Vi rút CÁC LOẠI MẦM BỆNH (ví dụ: vi rút dịch tả, lở mồm long móng…) Kí sinh trùng: Nội kí sinh trùng (các loại giun, sán) - ngoại kí sinh trùng (ve, ghẻ,mạt…, các sinh vật kí sinh trên da vật nuôi) Hình 35.1. sơ đồ về các loại mầm bệnh gây bệnh cho vật nuôi
  4. Các loại mầm bệnh muốn gây được bệnh phải có đủ sức gây bệnh, số lượng đủ lớn và đường xâm nhập thích hợp
  5. H: Các bệnh truyền nhiễm nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể gây ra hậu quả gì? TL: Các bệnh truyền nhiễm nếu không được ngăn chặn kịp thời có thể • Lây lan thành dịch lớn. • Gây tổn thất về kinh tế cho ngành chăn nuôi. • Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. • Tổn thất về nhiều mặt cho toàn xã hội.
  6. 2. Yếu tố môi trường và điều kiện sống H: Tại sao môi trường là nhân tố điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi? TL: • Môi trừơng có quan hệ mật thiết với vật nuôi • Môi trừơng gồm những yếu tố sinh vật trong đó có các mầm bệnh tồn tại luôn có thể xâm nhập, gây hại cho vật nuôi
  7. Không thích hợp với vật nuôi Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng Thuận lới cho sự phát triển của Yếu tố mầm bệnh tự nhiên Thiếu oxi hoặc có nhiều kim loại năng, các khí độc, chất độc có trong môi trường Môi trường và điều kiện sống Thiếu dinh dưỡng, thành phần không cân đối Chế độ dinh dưỡng Thức ăn có chất độc hoặc đã bị hỏng Bị các con vật có nọc độc cắn Quản lí, chăm sóc Bị chấn thương do ngã, cắn, húc nhau, bị đánh Hình 35.2. Các yếu tố môi trường và điều kiện sống ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển bệnh
  8. Quan sát sơ đồ và cho biết, cần phải tác động vào những yếu tố môi trường và điều kiện sống của vật nuôi như thế nào để hạn chế bệnh phát sinh, phát triển và lây lan? TR: • Chuồng trại phải được thiết kế hợp lí: nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. • Ánh sáng đầy đủ • Dọn vệ sinh sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh • Cho ăn đúng khẩu phần, thức ăn đảm bảo chất lượng và vệ sinh. • Công tác quản lí cặt chẽ: phát hiện bệnh kịp thời, hạn chế đánh nhau.
  9. 3. Bản thân con vật o Tất cả vật nuôi sinh ra đều có khả năng đề kháng tự nhiên (khả năng miễn dịch tự nhiên), khả năng này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con vật. o Sức kháng tự nhiên không mạnh, không có tính đặc hiệu => không chống lại 1 loại bệnh nhất định nào.
  10. o Miễn dịch tiếp thu là loại miễn dịch đặc hiệu được vật nuôi tạo ra để chống lại môt bệnh truyền nhiễm cụ thể. o Miễn dịch tiếp thu được hình thành sau khi vật nuôi tiếp xúc với mầm bệnh
  11. H: Theo bạn, cần phải làm gì nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi? TL: • Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi khoẻ mạnh sẽ nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên. • Tiêm vắc xin giúp vật nuôi hình thành khả năng miễn dịch tiếp thu.
  12. II. Sự liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh Hình 35.3. mối liên quan giữa các điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
  13. H: Bệnh ở vật nuôi sẽ phát sinh, phát triển thành dịch lớn nếu có đủ 3 điều kiện TL: • Có các mầm bệnh • Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. • Vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng miễn dịch yếu.
  14. Câu hỏi 1. Kể các loại mầm bệnh thường gây bệnh cho vật nuôi. Cho ví dụ. TL: - Vi khuẩn Ví dụ: vi khuẩn lợn đóng dấu, tụ huyết trùng… - Nấm: Môt số nấm gây bệnh Ví dụ: nấm phổi - Vi rút Ví dụ: vi rút dịch tả, lở mồm long móng… - Kí sinh trùng: +Nội kí sinh trùng (các loại giun, sán) +ngoại kí sinh trùng (ve, ghẻ,mạt…, các sinh vật kí sinh trên da vật nuôi)
  15. 2. Môi trừơng có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát sinh, phát triển bệnh? TL: • Ảnh hưởng đến sức khoẻ. • Ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại mầm bệnh.
  16. 3. Làm thế nào để nâng cao khả năng kháng bệnh cho vật nuôi? TL: • Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt vật nuôi khoẻ mạnh sẽ nâng cao khả năng miễn dịch tự nhiên. • Tiêm vắc xin giúp vật nuôi hình thành khả năng miễn dịch tiếp thu.
  17. 4. a)Trường hợp nào bệnh phát triển thành dịch lớn? TR: • Có các mầm bệnh • Môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mầm bệnh. • Vật nuôi không được chăm sóc, nuôi dưỡng đầy đủ, không được tiêm phòng dịch, khả năng miễn dịch yếu.
  18. b) Làm thế nào phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh cho vật nuôi? TR: - Phát hiện sớm, báo cáo kịp thời cho cán bộ thú y và chính quyền. - Không đưa gia cầmvà sản phẩm gia cầm ra, vào vùng có dịch. - Tiêu huỷ gia cầm chết, mắc bệnh và tất cả gia cầm còn khoẻ trong phạm vi thôn, ấp, bản có dịch. - Tiêm phòng bao vây xung quanh vùng có ổ dịch trong phạm vi 5km.
  19. The end
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0