intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ chế tạo máy: Chương 5 - TS. Nguyễn Văn Tình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ chế tạo máy: Chương 5 Lượng dư gia công, cung cấp cho người học những kiến thức như phân loại lượng dư gia công; Phương pháp xác định lượng dư gia công; Trình tự tính lượng dư trung gian và kích thước giới hạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ chế tạo máy: Chương 5 - TS. Nguyễn Văn Tình

  1. Chương 5: Lượng Dư Gia Công 167
  2. 5.1 Khái Niệm và Định Nghĩa Đạt chi tiết có hình dạng, chất lượng theo yêu cầu phải gia công phải có lớp kim loại bị hớt đi Lượng dư gia công: là lớp vật liệu cần có để hớt đi trong quá trình gia công. 168
  3. Lượng dư gia công quá lớn sẽ dẫn đến:  Tốn vật liệu, hệ số sử dụng vật liệu giảm  Tăng khối lượng lao động gia công  Tốn năng lượng  Hao mòn dụng cụ cắt  Máy mòn nhanh  Vận chuyển nặng  Khó khăn gia công trên máy điều chỉnh sẵn (máy tự động)  Tăng biến dạng đàn hồi HTCN  Làm tăng giá thành sản phẩm… 169
  4.  Lượng dư gia công quá nhỏ sẽ dẫn đến:  Không đủ hớt đi sai lệch của phôi  Xảy ra hiện tượng trượt dẻo làm dao mòn nhanh, chi tiết không bóng  Tăng phế phẩm và giá thành Phải xác định lượng dư hợp lý, khoa học 170
  5. 5.2 Phân Loại Lượng Dư Gia Công 5.2.1 Lượng dư trung gian Là lớp vật liệu được hớt đi ở mỗi bước hay mỗi nguyên công. Là hiệu số kích thước do bước hay nguyên công sát trước để lại và bước hay nguyên công đang thực hiện tạo nên. Zb - Đối với mặt ngoài: Zb = a - b - Đối với mặt trong: Zb = b - a 171
  6. 5.2.2 Lượng dư tổng cộng Tổng các lượng dư của các bước hoặc nguyên công trên bề mặt đó để biến từ phôi thô thành chi tiết hoàn thiện, ký hiệu Zo. Lượng dư tổng cộng được xác định bằng hiệu số kích thước phôi thô và kích thước chi tiết đã chế tạo xong. - Đối với mặt ngoài: Z0 = aph - act - Đối với mặt trong: Z0 = act - aph Lượng dư tổng cộng bằng tổng các lượng dư trung gian trong tất cả các bước của quá trình công nghệ: 172
  7. 5.2.3 Lượng dư đối xứng Tồn tại khi gia công các bề mặt tròn xoay ngoài hoặc trong hay khi gia công các bề mặt phẳng đối xứng nhau 173
  8. 5.2.4 Lượng dư không đối xứng Tồn tại khi các bề mặt gia công không phụ thuộc lẫn nhau Zb1=a1-b1 Zb2=a2-b2 174
  9. Lượng dư gia công một phía là trường hợp đặc biệt của lượng dư gia công không đối xứng khi có một bề mặt đối diện không được gia công 175
  10. 5.3 Phương pháp xác định lượng dư gia công 5.3.1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm Lượng dư được xác định dựa trên tổng số lượng dư các bước gia công theo kinh nghiệm. Được sử dụng phổ biến trong sản xuất Nhược điểm là không tính đến điều kiện gia công cụ thể, nên lượng dư gia công thường lớn hơn giá trị cần thiết. Giá trị lượng dư được cho trong các sổ tay công nghệ chế tạo máy 176
  11. 5.3.2 Phương pháp tính toán phân tích PP do giáo sư Kovan đề xuất Khi gia công một loạt phôi cùng loại trên máy đã điều chỉnh sẵn, vì kích thước phôi dao động trong giới hạn dung sai nên lượng dư gia công cũng sẽ dao động. 177
  12. Vậy, giá trị nhỏ nhất của lượng dư gia công bề mặt không đối xứng tính cho bước công nghệ đang thực hiện được xác định như sau: Zbmin = amin-bmin= (Rza + Ta) + ρa + εb 178
  13. Rza - Chiều cao trung bình của lớp nhấp nhô bề mặt do bước hay nguyên công sát trước để lại. Ta - Chiều sâu lớp hư hỏng bề mặt do bước hay nguyên công sát trước để lại. ρa - Sai lệch về vị trí không gian của chi tiết do bước hay nguyên công sát trước để lại (độ không song song, độ cong vênh, độ lệch tâm...). εb - Sai số gá đặt do nguyên công hay bước đang thực hiện tạo nên. 179
  14. Giá trị nhỏ nhất của lượng dư gia công bề mặt phẳng trong, ngoài đối xứng: Zbmin = bmin- amin=2((Rza + Ta) + ρa + εb) Giá trị nhỏ nhất của lượng dư gia công bề mặt tròn trong, ngoài đối xứng 2Zbmin=dmin-dmax= Vì phương của ρa và εb không trùng nhau và khó xác định nên dùng công thức 180
  15. Sau nguyên công thứ nhất, các chi tiết làm bằng gang, kim loại màu thì không còn Ta ở trong biểu thức tính lượng dư nữa. vì lớp kim loại hỏng tạo nên là do biến dạng dẻo, đối với kim loại có độ hạt to như gang hay kim loại màu thì hiện tượng đó không đáng kể. Khi chuẩn định vị trùng với gốc kích thước thì sai số chuẩn của kích thước thực hiện bằng 0, và nếu bỏ qua sai số do kẹp chặt và sai số đồ gá, lúc đó trong biểu thức tính không có εb. 181
  16. Đối với những nguyên công cuối nhằm nâng cao độ bóng bề mặt (như nghiền, mài siêu tinh) thì Ta, ρa, εb=0, lúc đó trong biểu thức chỉ còn Rza. Các bề mặt qua nhiệt luyện, sau đó qua mài thì trong biểu thức tính lượng dư sẽ không có Ta vì khi mài phải giữ lại lớp bề mặt đã xử lý nhiệt. 182
  17. 5.4 Trình tự tính lượng dư trung gian và kích thước giới hạn SGT 183
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1