CHƯƠNG III<br />
NĂNG LƯỢNG VÀ ƯỚC TÍNH<br />
GIÁ TRỊ NĂNG LƯỢNG CỦA<br />
THỨC ĂN<br />
<br />
I. Năng lượng trong dinh dưỡng động vật<br />
Trong hoạt động của sinh vật, phân biệt 3<br />
loại chuyển hoá năng lượng:<br />
Trong cây xanh và một số loại tảo có<br />
Chlorophyll có khả năng hấp thụ và biến đổi<br />
năng lượng ánh sáng mặt trời thành dạng hoá<br />
năng, tổng hợp hydratcacbon và các phân tử<br />
hữu cơ phức tạp khác từ nước và CO2.<br />
Lê Việt Phương<br />
<br />
Trong ti thể, hoá năng của hydratcarbon và các<br />
phân tử khác được biến đổi thành năng lượng<br />
sử dụng được về mặt sinh học dưới dạng các<br />
liên kết photphat cao năng (ATP).<br />
Tế bào sử dụng hoá năng của các liên kết<br />
photphat cao năng để sinh công: công cơ học,<br />
công sinh điện (xung thần kinh), công thẩm<br />
thấu, công hoá học.<br />
<br />
Lê Việt Phương<br />
<br />
Sự trao đổi chất và trao đổi năng lượng tạo<br />
nên bản chất của hoạt động sống với sự<br />
chuyển hoá năng lượng.<br />
Mọi mặt của sự sống đều đòi hỏi tiêu phí năng<br />
lượng. Vì vậy, cơ thể cần nhận được năng<br />
lượng từ bên ngoài.<br />
Năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của<br />
động vật nuôi được lấy từ các chất dinh dưỡng<br />
của thức ăn.<br />
Lê Việt Phương<br />
<br />
Trong cơ thể động vật, năng lượng hoá<br />
học của các hợp chất hữu cơ được<br />
chuyển thành dạng năng lượng sử dụng<br />
được về mặt sinh học dưới dạng các liên<br />
kết photphat cao năng và các hợp chất<br />
khác.<br />
ADP + Pi +7,3 kcal/mol ATP + H2O.<br />
<br />
Lê Việt Phương<br />
<br />