Bài giảng Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình: Bài 4 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
lượt xem 5
download
"Bài giảng Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình - Bài 4: Thuyết trình kinh doanh" giúp các bạn nắm được các kiến thức về thuyết trình, một số hình thức thuyết trình trong kinh doanh. Để nắm chi tiết hơn nội dung, mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình: Bài 4 - PGS.TS. Dương Thị Liễu
- BÀI 4 THUYẾT TRÌNH KINH DOANH Giảng viên: PGS.TS. Dương Thị Liễu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014111222 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Bí quyết thuyết trình của Steve Jobs Steve Jobs không chỉ được biết đến như một “Phù thủy công nghệ” mà còn nổi tiếng như một bậc thầy của kỹ năng thuyết trình trước đám đông. Steve Jobs đã qua đời từ lâu vì căn bệnh ung thư ở tuổi 56, nhưng những bài học vô giá về khả năng thuyết trình của ông thì còn mãi. Hầu hết các nhà diễn thuyết chỉ đơn thuần truyền tải thông tin, nhưng riêng Jobs biết cách truyền cả cảm hứng cho người nghe. Dưới đây là một số “bí quyết” của ông: 1. Tương tác tốt với khán giả; 2. Giúp khán giả hình dung ra nội dung bài thuyết trình; 3. Kể những câu chuyện; 4. Nhiệt huyết khi thuyết trình; 5. Tạo slides đơn giản và có nhiều hình ảnh; 6. Chuyên tâm chuẩn bị và luyện tập. v1.0014111222 2
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG 1. Các “bí quyết” trên của Steve Jobs thể hiện những kỹ năng nào trong thuyết trình? 2. Anh/Chị đã từng bao giờ thuyết trình trước đông người? Nếu có, anh chị hãy xem mình đã vận dụng các kỹ năng được nêu trong 6 “bí quyết” của Steve Jobs đến mức độ nào? v1.0014111222 3
- MỤC TIÊU Sau khi học bài này, sinh viên cần hiểu được các nội dung sau: • Biết chọn chủ đề thuyết trình thực tế, hay, hấp dẫn. • Biết cách xây dựng và trình bày nội dung bài thuyết trình hiệu quả, hấp dẫn. • Biết cách phân tích, thích ứng và trao đổi với thính giả. • Biết sử dụng thuần thục các kỹ năng nói, kỹ năng phi ngôn từ trong thuyết trình. • Biết thiết kế và trình bày thuyết phục một ý tưởng/ một kế hoạch kinh doanh. v1.0014111222 4
- NỘI DUNG Thuyết trình Một số hình thức thuyết trình trong kinh doanh v1.0014111222 5
- 1. THUYẾT TRÌNH 1.1. Chuẩn bị thuyết trình 1.2. Tiến hành thuyết trình 1.3. Các kỹ năng sử dụng trong thuyết trình v1.0014111222 6
- 1.1. CHUẨN BỊ THUYẾT TRÌNH 1.1.1. Chọn chủ đề và phân tích thính giả 1.1.2. Xây dựng nội dung bài thuyết trình 1.1.3. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ và hậu cần 1.1.4. Chuẩn bị tâm lý, hình thức và luyện tập v1.0014111222 7
- 1.1.1. CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ PHÂN TÍCH KHÁN GIẢ • Nên chọn: Chủ đề thính giả muốn nghe; Chủ đề mới mang tính mới, tính thời sự; Chủ đề người thuyết trình biết sâu. • Đặt tên chủ đề: Ngắn gọn, súc tích, giàu hình ảnh. • 3 tiêu chí: Cung cấp cho thính giả những thông tin mới. Đáp ứng cao nhất yêu cầu thông tin của thính giả. Mang tính thời sự, tính cấp thiết, phản ánh những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống. v1.0014111222 8
- 1.1.1. CHỌN CHỦ ĐỀ VÀ PHÂN TÍCH KHÁN GIẢ (tiếp theo) • Xác định mục đích chung: Cung cấp thông tin cho thính giả? Thuyết phục thính giả thực hiện điều gì? Giải trí. • Xác định mục tiêu cụ thể: Thính giả sau khi nghe mình thì sẽ làm gì, họ nên nhớ gì? Đảm bảo những yêu cầu: Cụ thể, rõ ràng; Có thể lượng hoá hoặc kiểm tra được; Có thể đạt được. v1.0014111222 9
- PHÂN TÍCH THÍNH GIẢ • Thu thập thông tin về thính giả: Độ tuổi Giới tính Chủng tộc, dân tộc Nền tảng văn hoá Tôn giáo v1.0014111222 10
- PHÂN TÍCH THÍNH GIẢ (tiếp theo) • Trả lời những câu hỏi: Thính giả là ai? Thính giả muốn biết điều gì? Mức độ hiểu biết và kinh nghiệm của họ và chủ đề sẽ thuyết trình như thế nào? Liệu những điều mà người thuyết trình trình bày có giúp ích gì cho họ hay không? Họ có chính kiến như thế nào? Thái độ của họ với chủ đề nói chuyện sẽ như thế nào? Họ có hiểu được những thuật ngữ chuyên môn mà người thuyết trình trình bày không? Phương pháp tiếp cận nào là tốt nhất đối với họ? Thuyết trình ở đâu, vào lúc nào trong thời gian bao lâu thì thích hợp với thính giả? Người thuyết trình có được đặt hàng về nội dung bài thuyết trình của mìnhh hay không? Số lượng thính giả là bao nhiêu người? v1.0014111222 11
- PHÂN TÍCH NGƯỜI THUYẾT TRÌNH • Ta muốn gì? • Ta mong đạt được gì? • Thông điệp ta muốn truyền đến thính giả là gì? • Quan hệ của ta với thính giả ra sao? • Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thế nào? • Điểm mạnh và điểm yếu của ta là gì?… v1.0014111222 12
- 1.1.2. XÂY DỰNG NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH Xây dựng phần mở đầu • Lời mở đầu tạo ra một sàn diễn cho toàn bộ các vai diễn của người thuyết trình sau đó. Những câu nói đầu tiên phải lôi cuốn, làm cho thính giả phải quan tâm, hứng thú và có cảm tình. • Phần mở đầu cần tự nhiên, gây được ấn tượng nhưng cũng phải ngắn gọn. • Xác định rõ/lựa chọn cách vào đề: Mở đầu trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp chủ đề của nội dung bài nói. Mở đầu gián tiếp: Là việc người thuyết trình đưa ra một luận đề nào đó (gần với chủ đề bài nói) rồi dẫn dắt người nghe đến với chủ đề chính của bài thuyết trình. • Chuẩn bị nội dung của phần mở đầu: Giới thiệu và làm quen; Thông báo nội dung trình bày; Thông báo thời gian và phương thức tiến hành. v1.0014111222 13
- 1.1.2. XÂY DỰNG NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH (tiếp theo) Xây dựng phần thân bài • Phác thảo những phần nội dung chính; • Phác thảo những ý phụ; • Sắp xếp thứ tự các ý chính, ý phụ; • Chỉ rõ khi kết thúc một ý chính hay ý phụ và tiếp tục với ý tiếp theo; • Hợp nhất, kết nối các ý chính để bài thuyết trình là một bài thống nhất, hoàn chỉnh, liền mạch và logic; • Sử dụng các từ nối để chuyển và kết nối các phần khác nhau. v1.0014111222 14
- 1.1.2. XÂY DỰNG NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH Xây dựng phần kết thúc • Tóm tắt các điểm chính; • Mô tả các bước tiếp theo; • Kết thúc một cách tích cực, đúng lúc, không dài dòng và phải cảm ơn thính giả. v1.0014111222 15
- 1.1.2. XÂY DỰNG NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH • Thu thập thông tin, tài liệu: 3 loại thông tin, tư liệu cần thu thập: Thông tin phải biết; Thông tin cần biết; Thông tin nên biết. • Các nguồn thông tin: Sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của người thuyết trình; Tìm kiếm Internet; Phỏng vấn. v1.0014111222 16
- 1.1.3. CHUẨN BỊ CÁC PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ VÀ HẬU CẦN • Chuẩn bị các tài liệu có liên quan. • Chuẩn bị hệ thống máy chiếu đa phương tiện. • Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ khác. • Chuẩn bị công tác hậu cần. v1.0014111222 17
- 1.1.4. CHUẨN BỊ TÂM LÝ, HÌNH THỨC VÀ LUYỆN TẬP • Chuẩn bị về tâm lý, tinh thần: Chuẩn bị kỹ càng; Đừng bao giờ học thuộc bài nói; Tưởng tượng sẽ thuyết trình thành công; Đừng coi rụt rè là rào cản. • Hình thức bên ngoài: Hãy nhìn tổng thể vẻ ngoài; Trang phục. • Giữ gìn sức khoẻ và bảo vệ giọng nói. • Luyện tập để thành công. v1.0014111222 18
- 1.2. TIẾN HÀNH THUYẾT TRÌNH 1.2.1. Các vấn đề về tổ chức 1.2.2. Tạo mối quan hệ, gây ấn tượng với thính giả 1.2.3. Trình bày nội dung bài thuyết trình 1.2.4. Đặt và trả lời câu hỏi 1.2.5. Đánh giá kết quả thuyết trình v1.0014111222 19
- 1.2.1. CÁC VẤN ĐỀ TỔ CHỨC • Lên kế hoạch bài thuyết trình Một bản kế hoạch tóm tắt giúp người thuyết trình có thể nhớ lại một cách tuần tự các bước trong suốt quá trình trình bày bài thuyết trình, có thể nhớ những ý chính muốn nói. Trong một số trường hợp, đây là cách viết cô đọng của bài chuẩn bị thuyết trình. • Lựa chọn phương pháp trình bày thích hợp Loại bài thuyết trình mang tính chất trình bày nên sử dụng một trong 3 kiểu trình bày sau đây: Tường thuật - kể lại một câu chuyện. Mô tả - miêu tả một tình huống hay sự kiện. Giải thích - sử dụng một trình tự hợp lý. v1.0014111222 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giao tiếp kinh doanh - ThS. Trần Phi Hoàng
73 p | 220 | 59
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Chương 2: Tâm lý học trong giao tiếp kinh doanh
26 p | 195 | 39
-
Bài giảng Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình - Bài 3: Kỹ năng đàm phán thương lượng cơ bản
36 p | 94 | 18
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
97 p | 166 | 17
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Chương 3: Văn hóa trong giao tiếp, đàm phán kinh doanh
32 p | 187 | 17
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Chương 1: Nguyên lý của giao tiếp kinh doanh
26 p | 104 | 15
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Chương 6, 7: Tổ chức giao tiếp kinh doanh
20 p | 170 | 14
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
139 p | 86 | 14
-
Bài giảng Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình - Bài 3: Kỹ năng đàm phán và thương lượng (Tiếp theo)
31 p | 66 | 14
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Bài 3: Kỹ năng đàm phán
32 p | 68 | 12
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Bài 1: Tổng quát về giao tiếp và giao tiếp kinh doanh
42 p | 75 | 10
-
Bài giảng Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình: Bài 3 - TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh
60 p | 65 | 7
-
Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh - Bài 4: Thuyết trình kinh doanh
66 p | 71 | 6
-
Bài giảng Đàm phán kinh doanh: Phần 2 - GS.TS.NGƯT Bùi Xuân Phong
58 p | 33 | 6
-
Bài giảng Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình - Bài 4: Kỹ năng thuyết trình (Phần 2)
20 p | 38 | 5
-
Bài giảng Giao tiếp kinh doanh và thuyết trình: Bài 1 - TS. Trương Thị Nam Thắng
55 p | 29 | 3
-
Bài giảng Truyền thông kinh doanh: Chương 1 - TS. Nguyễn Văn Thuỵ
30 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn