intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán tài chính 2: Bài 5 - ThS. Phí Văn Trọng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

67
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Bài 5: Báo cáo tài chính" trình bày các hệ thống báo cáo trong báo cáo tài chính.; cơ sở và phương pháp lập báo cáo tài chính; kết cấu của từng báo cáo; thời điểm lập, gửi và nơi gửi báo cáo tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán tài chính 2: Bài 5 - ThS. Phí Văn Trọng

  1. BÀI 5 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ThS. Phí Văn Trọng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014109226 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Phạt vi phạm hợp đồng Ngày 10/12/N, Công ty Hoàng Anh hủy hợp đồng bán lô xi măng Hoàng Thạch cho công ty Quốc Cường. Do đó công ty Hoàng Anh bị phạt 500.000.000 đ bằng chuyển khoản. 1. Tiền phạt của công ty Hoàng Anh có được tính vào chi phí hợp lệ không? 2. Khoản thu tiền phạt của Quốc Cường có được tính vào thu nhập hợp pháp, hợp lệ không? 3. Các khoản thu, chi tiền phạt có được đưa vào Báo cáo kết quả kinh doanh hay không? v1.0014109226 2
  3. MỤC TIÊU • Cần hiểu rõ các hệ thống báo cáo trong báo cáo tài chính. • Cần nắm rõ cơ sở và phương pháp lập báo cáo tài chính. • Cần biết kết cấu của từng báo cáo. • Cần nắm rõ thời điểm lập, gửi và nơi gửi báo cáo tài chính. v1.0014109226 3
  4. NỘI DUNG Tổng quan về báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh v1.0014109226 4
  5. 1. TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của báo cáo tài chính 1.2. Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 1.3. Trách nhiệm lập và gửi báo cáo tài chính v1.0014109226 5
  6. 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. • Phân loại báo cáo tài chính:  Theo quan hệ pháp lý:  Báo cáo bắt buộc: Là báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi định kỳ, không phân biệt hình thức sở hữu và quy mô doanh nghiệp. Báo cáo hướng dẫn: Là báo cáo không mang tính  chất bắt buộc mà chỉ mang tính hướng dẫn.  Theo Kỳ lập báo cáo: Chia thành Báo cáo tài chính năm, báo cáo giữa niên độ, báo cáo tài chính khác (tuần, tháng, 6 tháng…)  Phạm vi lập báo cáo: Chia thành báo cáo tài chính của đơn vị độc lập và báo cáo tài chính hợp nhất của tổng công ty hoặc tập đoàn kinh tế. v1.0014109226 6
  7. 1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo) • Ý nghĩa của báo cáo tài chính:  Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện về tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.  Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động cũng như thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. v1.0014109226 7
  8. 1.2. YÊU CẦU, NGUYÊN TẮC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Yêu cầu: Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý, phản ánh chính xác tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp. • Nguyên tắc:  Hoạt động liên tục;  Nhất quán;  Bù trừ;  Cơ sở kế toán dồn tích;  Trọng yếu;  So sánh. v1.0014109226 8
  9. 1.3. TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO TÀI CHÍNH • Thời hạn lập báo cáo được quy định vào cuối mỗi quý, mỗi năm. Các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ báo cáo tài chính năm, kỳ báo cáo tài chính giữa niên độ. • Kỳ báo cáo tài chính năm là năm dương lịch hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. • Kỳ báo cáo tài chính giữa niên độ là báo cáo tài chính kết thúc mỗi quý của năm tài chính (trừ quý IV). • Ngoài việc lập báo cáo tài chính theo năm và giữa niên độ, doanh nghiệp có thể lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng...) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ, hoặc của chủ sở hữu. v1.0014109226 9
  10. 1.3. TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo) Thời hạn gửi báo cáo theo quy định đối với từng loại doanh nghiệp như sau: • Đối với doanh nghiệp Nhà nước  Đối với báo cáo tài chính quý đơn vị phải nộp chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đối với tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày. Đối với các đơn vị trực thuộc tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính quý cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định.  Đối với báo cáo tài chính năm đơn vị phải nộp chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 90 ngày. Đối với các đơn vị trực thuộc tổng công ty Nhà nước nộp báo cáo tài chính năm cho tổng công ty theo thời hạn do tổng công ty quy định. v1.0014109226 10
  11. 1.3. TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO TÀI CHÍNH (tiếp theo) • Đối với các doanh nghiệp khác  Đối với doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp doanh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày.  Đối với các đơn vị kế toán trực thuộc nộp báo cáo tài chính năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định. v1.0014109226 11
  12. 2. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2.1. Khái niệm, nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán 2.2. Cơ sở số liệu và phương pháp chung lập bảng cân đối kế toán v1.0014109226 12
  13. 2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng hợp toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ, tại một thời điểm xác định. • Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần:  Phần tài sản bao gồm:  Loại A: Tài sản ngắn hạn;  Loại B: Tài sản dài hạn.  Phần nguồn vốn bao gồm:  Loại A: Nợ phải trả;  Loại B: Vốn chủ sở hữu. v1.0014109226 13
  14. 2.1. KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN • Trong mỗi phần của bảng đều được phản ánh theo 3 cột thống nhất với nhau:  Cột mã số: ghi ở cột số 2 dùng để cộng khi lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất.  Số hiệu ghi ở cột số 3 "Thuyết minh" của báo cáo này là số hiệu các chỉ tiêu trong bản thuyết minh báo cáo tài chính năm thể hiện số liệu chi tiết của các chỉ tiêu này trong bảng cân đối kế toán.  Số liệu ghi vào cột 5 "Số đầu năm" của báo cáo này năm nay được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 4 "Số cuối năm" của báo cáo này năm trước.  Số liệu ghi vào cột 4 "Số cuối năm" phản ánh giá trị của từng chỉ tiêu ở cuối năm hạch toán. v1.0014109226 14
  15. 2.2. CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUNG LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2.2.1. Cơ sở số liệu lập bảng cân đối kế toán 2.2.2. Phương pháp lập bảng cân đối kế toán v1.0014109226 15
  16. 2.2.1. CƠ SỞ SỐ LIỆU LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Kế toán căn cứ vào các số liệu sau để lập bảng cân đối kế toán: • Sổ kế toán tổng hợp; • Sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết; • Bảng cân đối kế toán năm trước. v1.0014109226 16
  17. 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Số liệu phản ánh trên từng chỉ tiêu của bảng được lập như sau (ghi vào cột 4): Phần Tài sản A. Tài sản ngắn hạn (mã số 100) Bao gồm các khoản tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Mã số 100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150 I. Tiền và các khoản tương đương tiền Chỉ tiêu này bao gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), tiền đang chuyển và các khoản tương đương tiền. Mã số 100 = Mã số 111 + Mã số 112 v1.0014109226 17
  18. 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1. Tiền (Mã số 111) Chỉ tiêu này gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn), vàng bạc, kim khí quý, đá quý và tiền đang chuyển. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111 "Tiền mặt", 112 "Tiền gửi ngân hàng", 113 "Tiền đang chuyển“. 2. Các khoản tương đương tiền (Mã số 112) Chỉ tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ chi tiết của TK 121" Đầu tư chứng khoán ngắn hạn" trên sổ chi tiết TK 121, gồm: kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc..., có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua. v1.0014109226 18
  19. 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp theo) II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (mã số 120) Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn) bao gồm: Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh và trên 3 tháng. Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 129 1. Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121) Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 121, 128 sau khi đã trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu "Các khoản tương đương tiền“. 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (mã số 129) Số liệu chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...). Căn cứ vào số dư Có của TK 129 "Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn“. v1.0014109226 19
  20. 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (tiếp theo) III. Các khoản phải thu ngắn hạn Phản ánh toàn bộ giá trị các khoản thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh. Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 135 + Mã số 139 1. Phải thu khách hàng (mã số 131) Phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng có thời hạn dưới 1 năm hoặc một chu kỳ kinh doanh tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Phải thu khách hàng" căn cứ vào tổng số dư Nợ mở theo từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết tài khoản 131, chi tiết các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. 2. Trả trước cho người bán (mã số 132) Phản ánh số tiền đã trả trước cho người bán mà chưa nhận sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo, số liệu để ghi chỉ tiêu này căn cứ vào tổng số dư Nợ chi tiết của TK 331 mở theo từng người bán trên sổ kế toán. v1.0014109226 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2