TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KINH TẾ<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH – Phần 3<br />
(Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br />
<br />
Người biên soạn: Th.S Bùi Tá Toàn<br />
<br />
Lưu hành nội bộ<br />
<br />
0<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... 3<br />
CHƯƠNG 9: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ<br />
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ............................. 4<br />
9.1 Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và giá thành sản<br />
phẩm ............................................................................................................................ 4<br />
9.1.1 Đặc điểm sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán<br />
của doanh nghiệp xây lắp ............................................................................................ 4<br />
9.1.2 Các loại giá thành trong sản xuất xây lắp.................................................... 7<br />
9.1.3 Nội dung các khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp .... 8<br />
9.1.4 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ........... 11<br />
9.2.2 Kế toán tổng hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí ..................................... 24<br />
9.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm xây lắp<br />
hoàn thành ................................................................................................................. 25<br />
10.1 Đặc điểm sản xuất nông nghiệp chi phối đến công tác kế toán ..................... 36<br />
10.1.1 Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong sản xuất của<br />
doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp .......................................................................... 36<br />
10.1.2. Sản phẩm nông nghiệp có khả năng tái sản xuất tự nhiên ..................... 36<br />
10.1.3. Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống ............................................... 37<br />
10.2. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp .......................................... 37<br />
10.3 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh<br />
nghiệp sản xuất nông nghiệp ..................................................................................... 38<br />
10.3.1 Một số vấn đề chung ............................................................................... 38<br />
10.3.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ của một số<br />
hoạt động sản xuất phụ .............................................................................................. 39<br />
BÀI TẬP CHƯƠNG 10 .......................................................................................... 48<br />
CHƯƠNG 11: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ .................................................................................. 51<br />
11.1 Kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong nước ......................................... 51<br />
11.1.1 Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ mua bán hàng hóa trong nước ................... 51<br />
11.1.2 Kế toán nghiệp vụ mua hàng ................................................................... 51<br />
11.1.3 Kế toán nghiệp vụ bán hàng .................................................................... 62<br />
11.2 Kế toán nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa .............................. 79<br />
<br />
1<br />
<br />
11.2.1 Đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu, điều kiện giao nhận hàng và<br />
phương thức thanh toán ............................................................................................. 79<br />
11.2.2 Kế toán nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa .......................................... 81<br />
11.3 Kế toán kinh doanh du lịch ............................................................................ 90<br />
11.3.1 Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh du lịch ............................... 90<br />
11.3.2 Kế toán chi phí và tính giá thành dịch vụ du lịch .................................... 91<br />
BÀI TẬP CHƯƠNG 11 .......................................................................................... 99<br />
CHƯƠNG 12: BÁO CÁO TÀI CHÍNH .............................................................. 106<br />
12.1 Khái niệm, ý nghĩa, tác dụng, yêu cầu và phân loại Báo cáo tài chính ....... 106<br />
12.1.1 Khái niệm .............................................................................................. 106<br />
12.1.3 Mục đích của Báo cáo tài chính ............................................................ 107<br />
12.1.4 Yêu cầu của việc lập Báo cáo tài chính ................................................. 107<br />
12.2 Các báo cáo tài chính, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính....................... 107<br />
12.2.1 Các loại báo cáo tài chính ...................................................................... 107<br />
12.2.2 Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính .............................. 108<br />
12.3 Phương pháp lập báo cáo tài chính .............................................................. 110<br />
12.3.1 Bảng cân đối kế toán ............................................................................. 110<br />
12.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.................................................. 131<br />
12.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .................................................................... 138<br />
12.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính .............................................................. 156<br />
12.3.5 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm ...................... 205<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 207<br />
<br />
2<br />
<br />
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
DN<br />
GTGT<br />
<br />
: Doanh nghiệp<br />
: Giá trị gia tăng<br />
<br />
KT - TC<br />
NCTT<br />
NVLTT<br />
SXC<br />
<br />
: Kinh tế tài chính<br />
: Nhân công trực tiếp<br />
: Nguyên vật liệu trực tiếp<br />
: Sản xuất chung<br />
<br />
TK<br />
<br />
: Tài khoản<br />
<br />
TSCĐ<br />
XDCB<br />
XL<br />
<br />
: Tài sản cố định<br />
: Xây dựng cơ bản<br />
: Xây lắp<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 9: ĐẶC ĐIỂM KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ<br />
THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP<br />
9.1 Một số vấn đề chung về sản phẩm xây lắp, chi phí sản xuất và giá thành sản<br />
phẩm<br />
9.1.1 Đặc điểm sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế<br />
toán của doanh nghiệp xây lắp<br />
Xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật<br />
của nền kinh tế. Hoạt động của ngành xây dựng là hoạt động hình thành nền năng<br />
lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Nói một<br />
cách cụ thể hơn sản xuất xây dựng bao gồm các hoạt động: xây dựng mới, mở<br />
rộng, khôi phục, cải tạo lại, hay hiện đại hoá các công trình hiện có thuộc mọi<br />
lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân (như công trình giao thông thuỷ lợi, các khu<br />
công nghiệp, các công trình quốc phòng, các công trình dân dụng khác).<br />
Xí nghiệp xây lắp (XNXL) là đơn vị kinh tế cơ sở, là nơi trực tiếp sản xuất<br />
kinh doanh, gồm một tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sử dụng các tư liệu<br />
lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra các sản phẩm xây lắp phục vụ cho<br />
nhu cầu tái sản xuất cho nền kinh tế.<br />
<br />
9.1.1.1 Đặc điểm tổ chức thi công sản phẩm xây lắp<br />
Tổ chức thi công xây lắp các công trình có thể thực hiện theo phương pháp<br />
giao thầu hay tự làm. Hiện nay, phương pháp giao nhận thầu là phương pháp được<br />
áp dụng chủ yếu trong công tác xây lắp (do mức độ chuyên môn hoá cao hơn).<br />
Phương thức giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách sau:<br />
+ Giao nhận thầu toàn bộ công trình (tổng thầu xây dựng):<br />
Theo phương thức này, chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức xây dựng tất cả<br />
các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận<br />
chứng kinh tế kỹ thuật đã được duyệt.<br />
Ngoài ra chủ đầu tư có thể uỷ nhiệm những công việc của mình cho tổ chức<br />
tổng thầu xây dựng như lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng<br />
mặt bằng…<br />
Tuỳ theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây<br />
dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao lại cho các đơn vị nhận thầu khác.<br />
+ Giao nhận thầu từng phần:<br />
Theo phương thức này, chủ đầu tư giao từng phần công việc cho các đơn vị như:<br />
Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình gồm<br />
khảo sát, điều tra để lập luận chứng.<br />
<br />
4<br />
<br />