intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 4 - Đại học Ngân Hàng TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

49
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kiểm toán căn bản - Chương 4: Kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm, đặc điểm; mục tiêu kiểm toán, kiểm soát nội bộ, rủi ro và sai sót thường gặp, các thủ tục kiểm toán. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 4 - Đại học Ngân Hàng TP. HCM

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN CHƢƠNG 4 KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 1
  2. NỘI DUNG • Khái niệm, đặc điểm • Mục tiêu kiểm toán • Kiểm soát nội bộ • Rủi ro và sai sót thường gặp • Các thủ tục kiểm toán Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 2
  3. I. Khái niệm và đặc điểm của khoản mục tài sản cố định - TSCĐHH: Là tài sản có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH. - TSCĐVH: TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 3
  4. ĐẶC ĐIỂM - Khoản mục có giá trị lớn, thường chiếm tỷ trọng đáng kể so với tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán. - Số lượng tài sản cố định thường không nhiều và từng đối tượng thường có giá trị lớn. - Số lượng nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ trong năm thường ít phát sinh. - Ước tính kế toán (Chi phí khấu hao) - Vấn đề khóa sổ cuối năm không phức tạp như tài sản lưu động do khả năng xảy ra nhầm lẫn trong ghi nhận các nghiệp vụ về TSCĐ giữa các niên độ thường không cao. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 4
  5. 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.1. TSCĐ HỮU HÌNH VÀ TSCĐ VÔ HÌNH - Quản lý TSCĐ chưa chặt chẽ: hồ sơ TSCĐ chưa đầy đủ, TSCĐ vẫn chưa chuyển quyền sở hữu cho đơn vị nhưng đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán; không có sổ, thẻ chi tiết cho từng TSCĐ. - Không tiến hành kiểm kê TSCĐ cuối kì, biên bản kiểm kê không phân loại TSCĐ không sử dụng, chờ thanh lý, đã hết khấu hao. Số chênh lệch trên sổ sách so với biên bản kiểm kê chưa được xử lý. - TSCĐ đưa vào hoạt động thiếu biên bản bàn giao, biên bản giao nhận. - Hạch toán tăng TSCĐ khi chưa có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: quyết toán công trình, biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng… - Không theo dõi sổ chi tiết nguồn vốn hình thành TSCĐ. Không theo dõi riêng các TSCĐ đem cầm cố, thế chấp. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 5
  6. 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.1. TSCĐ HỮU HÌNH VÀ TSCĐ VÔ HÌNH - Phân loại sai: tài sản không đủ chỉ tiêu ghi nhận TSCĐ nhưng vẫn ghi nhận là TSCĐ, hạch toán nhầm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. - Nâng cấp TSCĐ hoàn thành nhưng chưa ghi tăng nguyên giá TSCĐ, chưa xác định lại thời gian sử dụng hữu ích và điều chỉnh khấu hao phải trích vào chi phí trong kì. - Đơn vị áp dụng phương pháp tính, trích khấu hao không phù hợp, không nhất quán, xác định thời gian sử dụng hữu ích không hợp lí, mức trích khấu hao không đúng quy định, vượt quá mức khấu hao tối đa hoặc thấp hơn mức khấu hao tối thiểu được trích vào chi phí trong kì , trích khấu hao với cả những tài sản đã khấu hao hết… - Số khấu hao lũy kế chưa chính xác, khấu hao ở các bộ phận mà không được phân bổ. 7/2/2019 Bộ môn Kiểm toán 6
  7. 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP 3.1. TSCĐ HỮU HÌNH VÀ TSCĐ VÔ HÌNH - Chưa thực hiện đầy đủ thủ tục thanh lý TSCĐ: thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ, quyết định thanh lý, không có biên bản thanh lý hoặc biên bản không có chữ kí của người có thẩm quyền… - Hạch toán giảm TSCĐ khi thực tế chưa thanh lý, tháo dỡ, chưa có quyết định của HĐQT, Giám đốc,… - Không hạch toán đầy đủ, kịp thời thu nhập thu từ hoạt động thanh lý TSCĐ. - Đầu tư TSCĐ trước khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch đầu tư được phê duyệt. - TSCĐ đầu tư không đúng nguồn, mục đích. - Đầu tư TSCĐ không hợp lý: quá nhiều hoặc dùng nguồn vay ngắn hạn để đầu tư. - Chưa tiến hành đánh giá lại TSCĐ khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp hoặc có đánh giá nhưng không phù hợp. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 7
  8. 3. RỦI RO VÀ SAI SÓT THƢỜNG GẶP - Không có kế hoạch, dự toán sửa chữa lớn TSCĐ,… - Thủ tục đầu tư chưa đầy đủ: không có quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt dự toán, không tổ chức đấu thầu, chào hàng… - Hồ sơ, chứng từ đầu tư thanh toán tiền chưa chặt chẽ: mua thiết bị không có hóa đơn, chi trả tiền cho đối tác nước ngoài, không thực hiện thanh toán qua NH. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 8
  9. 4. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; nguyên giá và khấu hao được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng niên độ, phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 9
  10. 4. Mục tiêu kiểm toán - Quyền: + Đơn vị sở hữu hay có quyền kiểm soát về mặt pháp lý tất cả các TSCĐ trên BCĐKT tại ngày lập bảng. + Tất cả các TSCĐ không bị ràng buộc bởi các cam kết ký cược, thế chấp hay giới hạn nào đó. Trong trường hợp có các cam kết về thế chấp, ký cược hay ràng buộc, các cam kết này cần được xác định. - Trình bày và công bố: TSCĐ và các tài khoản có liên quan được phân loại chính xác và công bố trên thuyết minh BCTC tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 10
  11. II. KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. CÁC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TSCĐ 1.1. Nghiệp vụ - Các nghiệp vụ ghi tăng, giảm TSCĐ không được ghi nhận. - Các nghiệp vụ ghi tăng, giảm TSCĐ không liên quan đến TSCĐ. - TSCĐ được ghi nhận là chi phí. 1.2. Giá trị - Nghiệp vụ tăng TSCĐ ghi nhận sai nguyên giá. - Nghiệp vụ giảm TSCĐ ghi nhận sai giá trị TSCĐ xóa sổ, tính toán sai lãi (lỗ) do nhượng bán, thanh lý. - Chi phí khấu hao ghi nhận không chính xác. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 11
  12. 1. CÁC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TSCĐ 1.3. Thời gian - Các nghiệp vụ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ ghi nhận sai kỳ thực tế phát sinh. 1.4. Chuyển sổ, tổng hợp - Số liệu trên sổ chi tiết TSCĐ không khớp với số tổng cộng trên sổ cái. - Số liệu trên thẻ TSCĐ không khớp với số tổng cộng trên sổ chi tiết. - Thông tin trên thẻ TSCĐ không khớp với các chứng từ có liên quan. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 12
  13. 2. MỤC ĐÍCH CỦA KSNB ĐỐI VỚI TSCĐ - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào TSCĐ thông qua việc đầu tư đúng mục đích, không lãng phí và sử dụng hiệu quả TSCĐ. - Hạch toán đúng đắn các chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa và chi phí khấu hao. - Kiểm soát chặt chẽ quá trình tăng, giảm TSCĐ. - Đảm bảo việc tính khấu hao đúng và đủ. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 13
  14. 3. CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT 3.1 Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng: + Bảo quản TSCĐ; + Ghi chép; + Phê chuẩn mua, bán hay thanh lý TSCĐ. 3. 2 Kế hoạch và dự toán TSCĐ + Rà soát, kiểm soát toàn bộ TSCĐ; + Cân đối các phương án khác nhau để trang bị TSCĐ cho công ty. + Tìm nguồn tài trợ. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 14
  15. 3. CÁC THỦ TỤC KIỂM SOÁT 3.3. Các công cụ kiểm soát khác: + Hệ thống sổ chi tiết TSCĐ; + Thủ tục mua sắm TSCĐ và đầu tư XDCB; + Thủ tục thanh lý, nhượng bán TSCĐ; + Quy định về kiểm kê TSCĐ; + Các quy định về bảo quản TSCĐ; + Các quy định về khấu hao. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 15
  16. III. KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. Các tài liệu đề nghị khách hàng cung cấp 1. Bảng CĐKT; 2. Bảng CĐSPS; 3. Sổ Cái tài khoản (TSCĐHH, TSCĐVH); 4. Sổ Kế toán chi tiết tài khoản TSCĐHH, TSCĐVH (theo từng nhóm TSCĐ); 5. Danh mục TSCĐ phân loại theo từng nhóm; 6. Danh mục tăng giảm TSCĐ trong kỳ; 7. Biên bản kiểm kê TSCĐ; 8. Bảng trích khấu hao TSCĐ; 9. Chứng từ liên quan đến tăng, giảm TSCĐ (nếu cần); 10. … Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 16
  17. 2. Nghiên cứu và đánh giá KSNB - Tìm hiểu về hệ thống KSNB; - Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán; - Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát; - Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 17
  18. 2.1. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HT KSNB Trả lời Ghi Câu hỏi Có Không Yếu kém chú Quan Thứ trọng yếu 1. Người phê duyệt việc mua sắm, thanh lý TSCĐ có khác với người ghi sổ hay không? 2. DN có thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho việc mua sắm không? 3. DN có thường xuyên đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ cái hay không? 4. Có kiểm kê định kỳ TSCĐ và đối chiếu với sổ kế toán hay không? 7/2/2019 Bộ môn Kiểm toán 18
  19. 2.1. NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HT KSNB Trả lời Ghi Câu hỏi Có Không Yếu kém chú Quan Thứ trọng yếu 5. Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế có được xét duyệt và phê chuẩn hay không? 6. Khi nhượng bán hay thanh lý tài sản, có thành lập hội đồng thanh lý không 7. Có chính sách phân biệt giữa các khoản chi sẽ ghi tăng nguyên giá TSCĐ hay tính vào chi phí của niên độ hay không? 8. Có lập báo cáo định kỳ về các TSCĐ không sử dụng hay không? Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 19
  20. 2.2. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ RỦI RO KIỂM SOÁT Thủ tục kiểm soát Giới hạn phạm vi TNCB RRKS thấp hữu hiệu , thực hiện TNKS Thủ tục kiểm soát Thực hiện thử nghiệm RRKS cao Yếu kém cơ bản phù hợp Bộ môn Kiểm toán 7/2/2019 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2