intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Bài 3 - TS. Đàm Quang Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Bài 3: Môi trường kinh doanh quốc tế (TS. Đàm Quang Vinh) trình bày thương mại quốc tế; đầu tư trực tiếp nước ngoài; vai trò của thị trường tài chính quốc tế; liên kết kinh tế khu vực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Bài 3 - TS. Đàm Quang Vinh

  1. BÀI 3 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ Giảng viên: TS. Đàm Quang Vinh Đại học Kinh tế quốc dân v1.0013110214 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN • Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA - ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. • Hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. • Việt Nam tham gia chương trình AFTA từ ngày 1 tháng 1 năm 1996. Việt Nam đồng ý cắt giảm thuế quan xuống mức 0% vào năm 2015 và chậm nhất là 2018. 1. Các dòng Thương mại và Đầu tư trong ASEAN sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động của AFTA? 2. Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam? v1.0013110214 2
  3. MỤC TIÊU • Giúp sinh viên tìm hiểu những nhân tố quốc tế tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp (môi trường kinh doanh quốc tế). • Giúp sinh viên nghiên cứu các vấn đề chính sách, thực tiễn vận động của các dòng hàng hóa (Thương mại quốc tế), tư bản (FDI, thị trường tài chính quốc tế) và các khuôn khổ hợp tác quốc tế (Liên kết kinh tế khu vực). v1.0013110214 3
  4. NỘI DUNG Thương mại quốc tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài Vai trò của thị trường tài chính quốc tế Liên kết kinh tế khu vực v1.0013110214 4
  5. 1. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế 1.2. Lý thuyết thương mại quốc tế 1.3. Can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế v1.0013110214 5
  6. 1.1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ • Khái niệm thương mại quốc tế: Tất cả các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa vượt qua biên giới quốc gia đều được gọi là thương mại quốc tế. • Đặc điểm của thương mại quốc tế ngày nay:  Quy mô ngày càng được mở rộng.  Các mặt hàng chế biến là chủ yếu.  Ngoại tệ mạnh tạo lợi thế lớn cho quốc gia.  Chủ yếu tập trung ở khối các nước giàu. • Ý nghĩa của thương mại quốc tế:  Khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia;  Mở rộng thị trường;  Đa dạng hoá cung cầu;  Thúc đẩy chuyên môn hoá quốc tế;  Tạo công ăn việc làm;  Đa dạng hóa cơ hội kinh doanh. v1.0013110214 6
  7. 1.2. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.2.1. Chủ nghĩa trọng thương 1.2.2. Lợi thế tuyệt đối 1.2.3. Lợi thế tương đối 1.2.4. Lý thuyết Hechsher-Ohlin 1.2.5. Lý thuyết vòng đời sản phẩm 1.2.6. Lý thuyết thương mại mới 1.2.7. Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình "Viên Kim cương" của Porter v1.0013110214 7
  8. 1.2.1. CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG • Lý thuyết thương mại quốc tế đầu tiên, xuất hiện vào giữa thế kỷ 16, tại nước Anh. • Vàng và bạc là những tài sản chủ yếu của quốc gia và là những yếu tố quyết định đến sức mạnh của thương mại. • Trong thời kỳ này, vàng và bạc được sử dụng trong thanh toán giữa các quốc gia. • Nguyên lý của chủ nghĩa trọng thương là: duy trì thặng dư thương mại. • Tăng cường sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động thương mại. v1.0013110214 8
  9. 1.2.2. LỢI THẾ TUYỆT ĐỐI Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất một mặt hàng khi việc sản xuất ra mặt hàng đó có hiệu quả cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác (Adam Smith, 1776, “Của cải của các dân tộc“ - the Wealth of Nations). v1.0013110214 9
  10. 1.2.3. LỢI THẾ TƯƠNG ĐỐI • D. Ricardo phát hiện ra rằng thương mại quốc tế vẫn có thể xảy ra ngay cả khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất tất cả các mặt hàng (Principles of Political Economy, 1817). • Các quốc gia nên xuất khẩu các loại hàng hoá đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất. • Lý thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế tương đối xuất hiện do có sự khác biệt về năng suất. v1.0013110214 10
  11. 1.2.4. LÝ THUYẾT HECHSHER - OHLIN Hai nhà kinh tế học người Thuỵ Điển Eli Heckscher (1919) và Bertil Ohlin (1933) đã đưa ra cách giải thích khác về lợi thế tương đối: • Lợi thế tương đối nảy sinh do có sự khác nhau về các yếu tố sản xuất. Đó chính là các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất: đất đai, lao động và tư bản. • Các yếu tố sản xuất càng dồi dào thì chi phí sản xuất càng thấp. • Một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một cách tương đối các yếu tố sản xuất dồi dào của quốc gia đó và ngược lại. v1.0013110214 11
  12. 1.2.5. LÝ THUYẾT VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM • Vào giữa thập kỷ 60, Raymond Vernon đưa ra lý thuyết vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này dựa trên những quan sát của ông trong phần lớn thế kỷ 20. • Lý thuyết này đã giải thích cho việc dịch chuyển của các ngành công nghiệp chín muồi từ Mỹ sang các địa điểm sản xuất mới có chi phí sản xuất thấp hơn. • Lý thuyết của Vernon là rất hữu ích để giải thích mô hình thương mại quốc tế vào thời kỳ nền kinh tế toàn cầu do Mỹ thống trị, nhưng tính thích hợp của lý thuyết này lại rất hạn chế trong thế giới hiện đại. v1.0013110214 12
  13. 1.2.6. LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI • “Lợi thế người đi đầu” (first-mover advantages), là những lợi thế về kinh tế và chiến lược kinh doanh dành cho những người đầu tiên tham gia vào ngành công nghiệp mới. • Theo lý thuyết thương mại mới, các quốc gia có thể xuất khẩu một số sản phẩm nhất định chỉ đơn giản là vì họ có một công ty tham gia đầu tiên vào ngành công nghiệp đó. v1.0013110214 13
  14. 1.2.7. LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA MÔ HÌNH “VIÊN KIM CƯƠNG” CỦA PORTER Porter đưa ra 4 thuộc tính của môi trường cạnh tranh mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Đó là: • Các yếu tố sản xuất: khả năng của quốc gia về các yếu tố sản xuất như lao động có kỹ năng cao hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định. • Nhu cầu trong nước: nhu cầu tự nhiên của thị trường trong nước về sản phẩm hay dịch vụ của ngành công nghiệp đó. • Các ngành công nghiệp bổ trợ: quốc gia đó có hay không có các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành công nghiệp phải cạnh tranh quốc tế. • Về chiến lược, cấu trúc và sự cạnh tranh: các điều kiện thể chế của quốc gia về việc thành lập, tổ chức hoạt động, quản lý và cạnh tranh giữa các công ty trong nước. v1.0013110214 14
  15. 1.2.7. LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA MÔ HÌNH “VIÊN KIM CƯƠNG” CỦA PORTER VIÊN KIM CƯƠNG CỦA PORTER Chiến lược công ty, cấu trúc và sự cạnh tranh Các yếu tố Nhu cầu sản xuất trong nước Các ngành công nghiệp bổ trợ và có liên quan v1.0013110214 15
  16. 1.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Tại sao chính phủ phải can thiệp vào thương mại quốc tế? VĂN BẢO VỆ BẢN SẮC QUỐC GIA. HỌC HỎI CÁC NỀN VĂN HÓA. HÓA BẢO VỆ QUYỀN LỢI QUỐC GIA. CHÍNH TẠO SỨC MẠNH CHO ĐẤT NƯỚC. TRỊ KINH TRỢ GIÚP DN TRONG NƯỚC. CHỐNG LẠI CÁC TÁC ĐỘNG XẤU. TẾ v1.0013110214 16
  17. 1.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY Các hiệp định Thúc đẩy Trợ cấp Tài trợ xuất khẩu v1.0013110214 17
  18. 1.3. CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CẤM VẬN THƯƠNG MẠI PHI THUẾ THUẾ • Mạnh hơn so với hạn QUAN ngạch và thuế quan. • Nhóm các công cụ hành chính Cấm toàn bộ quan hệ • Công cụ kinh tế đánh gây khó cho hàng hóa đưa về thương mại. vào hàng hóa được vào hoặc đưa ra khỏi biên giới • Có thể áp dụng cho đưa ra hay đưa vào quốc gia. mọi loại hàng hóa. môi trường quốc gia • Một số công cụ chính: hạn • Là một biện pháp hết chia làm 3 loại: ngạch, hạn chế xuất khẩu tự sức tiêu cực.  Thuế xuất khẩu nguyện, những quy định về tỷ  Thuế nhập khẩu lệ nội địa hóa, chính sách  Thuế quá cảnh chống bán phá giá… • Được áp dụng với • Được áp dụng cho một số loại mọi loại mặt hàng mặt hàng. v1.0013110214 18
  19. 2. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2.1. Tổng quan về nguồn vốn FDI 2.2. Lý thuyết về FDI 2.3. Can thiệp của chính phủ vào dòng vốn FDI v1.0013110214 19
  20. 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN FDI 2.1.1. Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 2.1.2. Hình thức FDI 2.1.3. Mục tiêu của FDI 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng vốn FDI 2.1.5. Lý do dẫn đến việc FDI phát triển nhanh 2.1.6. Vai trò của FDI đối với nước thực hiện đầu tư 2.1.7. Vai trò của FDI đối với nước nhận đầu tư v1.0013110214 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2