intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 6 - ThS. Mai Thanh Huyền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 6: Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, cung cấp cho người học những kiến thức như Đạo đức kinh doanh; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế; Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 6 - ThS. Mai Thanh Huyền

  1. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ
  2. Trong vòng 11 năm, những công ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh đã nâng được thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ không xem trọng các chuẩn mực đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty trên thị trường chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ kém hơn thì chỉ số này chỉ là 74%). Lãi ròng của các công ty chú trọng đạo đức trong kinh doanh ở Mỹ trong 11 năm đã tăng tới 756%
  3. 6.1. Đạo đức kinh doanh 6.1.1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh “Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”. (Phillip V. Lewis) “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý cũng như cộng đồng” [Kỷ yếu hội thảo quốc tế: “Đạo đức trong kinh doanh”, do Viện Triết học Việt Namkết hợp cùngViện Triết học Trung Quốc, tổ chức, 16 – 22/12/2012. 108]
  4. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.1. Đạo đức kinh doanh 6.1.1. Khái niệm về đạo đức kinh doanh Giáo trình “Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp” của GS. TS. Bùi Xuân Phong, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2009, lại đưa ra định nghĩa: “Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh” →Qua những định nghĩa đã đạt được trình bày, có thể khẳng định, đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh một cách tự giác, tự nguyện.
  5. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.1. Đạo đức kinh doanh 6.1.2. Những chuẩn mực đánh giá đạo đức kinh doanh •Tính trung thực •Tôn trọng con người •Gắn lợi ích của doanh nghiệp với trách nhiệm xã hội •Sự khiêm tốn và lòng dũng cảm •Tôn trọng bí mật thương mại
  6. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.1. Đạo đức kinh doanh 6.1.3. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế •Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh theo hướng tích cực •Đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng doanh nghiệp •Đạo đức kinh doanh góp phần bảo đảm sự cam kết và khuyến khích sự tận tâm của nhân viên •Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng •Đạo đức kinh doanh góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
  7. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.1. Đạo đức kinh doanh 6.1.4. Các khía cạnh thế hiện đạo đức kinh doanh •Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực •Đạo đức trong hoạt động sản xuất •Đạo đức trong hoạt động marketing •Đạo đức trong hoạt động kế toán doanh nghiệp •Đạo đức trong cạnh tranh •Đạo đức trong quản trị doanh nghiệp •Đạo đức tại nơi làm việc
  8. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 6.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - “TNXN là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”- Keith Davis (1973) - Caroll (1999) cho rằng TNXN còn có phạm vi lớn hơn “là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi trong mỗi thời điểm nhất định”. - Matten và Moon (2004): “TNXN là một khái niệm bao gồm nhiều khái niệm khác như đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp làm từ thiện, công dân doanh nghiệp, tính bền vững và trách nhiệm môi trường. Đó là khái niệm động và luôn được thử thách trong từng bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội đặc thù”.
  9. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 6.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Theo Hội đồng kinh doanh Thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD)1, CSR là sự cam kết không ngừng của doanh nghiệp trong việc kinh doanh một cách có đạo đức, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động, của gia đình họ cũng như của cộng đồng và toàn xã hội. - Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) cho rằng, CSR là đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển bền vững, không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thu nhập cho các cổ đông, lương cho người lao động, sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng mà còn là trách nhiệm đối với các giá trị của xã hội và của môi trường.
  10. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 6.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Theo Hiệp hội kinh doanh vì trách nhiệm xã hội (BSR)2, CSR là hoạt động của doanh nghiệp với thái độ tôn trọng, đáp ứng được những đòi hỏi về đạo đức, luật pháp, thương mại, và những kỳ vọng của xã hội. Hoạt động kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ giúp bảo tồn được môi trường tự nhiên và bằng việc củng cố được chất lượng cuộc sống sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào cộng đồng nơi doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu giải quyết tốt vấn đề CSR khi hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp và các cổ đông sẽ có những lợi ích đáng kể.
  11. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 6.2.1. Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp các hoạt động thuộc CSR của Omron bao gồm: các hoạt động liên quan môi trường (giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đối với môi trường, giảm thiểu tác động của sản phẩm đối với môi trường, quản trị rủi ro môi trường để giảm thiểu rủi ro từ môi trường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh,…) và các hoạt động xã hội, trong đó tập đoàn đặc biệt quan tâm đến vấn đề tuân thủ luật pháp; đảm bảo đạo đức trong kinh doanh; đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng; các lợi ích liên quan đội ngũ lao động, cổ đông, cộng đồng; và các hoạt động từ thiện,…
  12. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 6.2.2. Những cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Hình 1. Mô hình “Kim tự tháp” TNXH (Nguồn: Carroll Archie - 1999).
  13. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 6.2.2. Những cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Hình 2. Các đối tượng tác động của TNXH.
  14. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ 6.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế 6.2.2. Vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế •Thứ nhất , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất •Thứ hai , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu •Thứ ba , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của công ty •Thứ tư , thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi.
  15. Chương 6: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và trách 6.3. nhiệm xã hội của doanh nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2