intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 7 - PGS.TS. Hà Văn Hội

Chia sẻ: Mhnjmb Mhnjmb | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

135
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 7 Các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms nhằm giới thiệu chung về Incoterms, mục đích của Incoterms, vai trò của Incoterms, Incoterms và hợp đồng thương mại quốc tế, các thuật ngữ được sử dụng trong Incoterms.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh doanh quốc tế: Chương 7 - PGS.TS. Hà Văn Hội

  1. Các điều kiện thương mại quốc tế INCOTERMS PGS.TS. Hà Văn Hội Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG Hà Nội 1 LOGO
  2. Giới thiệu Incoterms Incoterms là gì? Incoterms (International commercial terms) là bộ qui tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế. 2
  3. Giới thiệu Incoterms Tại sao cần có incoterms?  Do sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán, luật pháp giữa các nước, phát sinh nhiều tranh chấp xảy ra trong quá trình trao đổi hàng hóa về các vấn đề:  Phân chia chi phí  Rủi ro  Thông quan hàng hóa  Vận chuyển hàng hóa =>ICC xây dựng 6 qui tắc đầu tiên vào năm 1923: FOB, FAS, FOT, FOR, CIF và C&F 3
  4. Giới thiệu Incoterms Mục đích của Incoterms Cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua. 4
  5. Vai trò của incoterms  Hệ thống hoá các tập quán thương mại quốc tế đang được áp dụng phổ biến  Ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hoá ngoại thương.  Phương tiện quan trọng để đẩy nhanh đàm phán, xây dựng, tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương.  Cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hoá.  Căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp. 5
  6. Phần 1. Giới thiệu Incoterms Incoterms và hợp đồng TMQT Incoterms là bộ phận quan trọng trong hợp đồng TMQT. Nội dung cơ bản của Hợp đồng TMQT:  Mô tả hàng hóa  Giá cả hàng hóa (liên quan đến giao hàng tại đâu? Ai chịu chi phí giao hàng?)  Kiểm tra hàng hóa – nghĩa vụ và các hạn chế  Các mức dung sai về chất lượng và số lượng sản phẩm  Thời hạn giao hàng, các điều kiện (hợp đồng vận tải?)  Chính xác nơi giao hàng cho người mua  Chuyển giao rủi ro (bảo hiểm?)  Thanh toán 6
  7. Giới thiệu Incoterms Incoterms giúp gì cho doanh nghiệp Incoterms sẽ chỉ ra trong hợp đồng TMQT:  Giá cả hàng hóa (những khoản nào sẽ được đưa vào trong giá)  Kiểm tra hàng hóa – nghĩa vụ và các hạn chế  Thời hạn và điều kiện giao hàng (hợp đồng vận tải?)  Chính xác địa điểm giao hàng cho người mua  Chuyển giao rủi ro (bảo hiểm?)  Ai sẽ chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất, cảng nhập, chi phí (thuế xuất nhập khẩu, VAT)  Ai sẽ chi khoản gì liên quan đến việc giao hàng  Người bán cần xuất trình những chứng từ gì. 7
  8. Phần 1. Giới thiệu Incoterms Phạm vi áp dụng Phạm vi áp dụng của Incoterms: - Giới hạn những vấn đề liên quan tới quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa (“hàng hóa hữu hình”, không bao gồm “hàng hóa vô hình” 8
  9. Lưu ý thêm:  Incoterms chủ yếu được áp dụng trong ngoại thương, nên có tên gọi là các điều kiện thương mại quốc tế.  Tuy nhiên, cũng có thể áp dụng Incoterms trong các hợp đồng mua bán hàng hoá nội địa. (Trong trường hợp này, các điều kiện về giấy phép và thủ tục xuất nhập khẩu không cần thiết) 9
  10. Các thuật ngữ được sử dụng trong Incoterms  Người vận tải  Các thủ tục hải quan  Giao hàng  Chứng từ giao hàng  Chứng từ vận tải hoặc hóa đơn vận tải  Hoặc các ghi chép điện tử tương đương 10
  11. Giới thiệu Incoterms Kết luận  Incoterms không phải là văn bản luật  Muốn áp dụng phải nắm vững kết cấu và nội dung của nó  Incoterms sau tiến bộ hơn Incoterms trước, nhưng không phủ nhận trước  Incoterms không thay thế cho hợp đồng thương mại  Lựa chọn đúng Incoterms có lợi cho doanh nghiệp  Cần nghiên cứu, áp dụng linh hoạt Incoterms cho phù hợp 11
  12. Giải thích nội dung của Incoterms 2010 Phân chia các nghĩa vụ tổng quát A1 – Nghĩa vụ chung của người Bán B1 – Nghĩa vụ chung của người Mua A2 – Giấy phép, kiểm tra an ninh và B2 – Giấy phép, kiểm tra an ninh và các thủ tục khác các thủ tục khác A3 – Hợp đồng vận tải và bảo hiểm B3 – Hợp đồng vận tải và bảo hiểm A4 – Giao hàng B4 – Nhận hàng A5 – Chuyển rủi ro B5 – Chuyển rủi ro A6 – Phân chia phí tổn B6 – Phân chia chi phí A7 – Thông báo cho người Mua B7 – Thông báo cho người Bán A8 – Chứng từ giao hàng B8 – Chứng từ giao hàng A9 – Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – B9 – Kiểm tra hàng hóa Ký mã hiệu A10 – Hỗ trợ thông tin và chi phí liên B10 – Hỗ trợ thông tin và chi phí liên quan. quan. 12
  13. Sự khác biệt giữa incoterms 2000 và incoterms 2010, doanh nghiệp cần lưu ý TT Tiêu chí so sánh Incoterms 2000 Incoterms 2010 1 Số các điều kiện thương mại 13 điều kiện 11 điều kiện 2 Số nhóm được phân 04 nhóm 02 nhóm Theo hình thức vận tải: Theo chi phí vận tải và 3 Cách thức phân nhóm thủy và các loại địa điểm chuyển rủi ro phương tiện vận tải Nghĩa vụ liên quan đến đảm bảo an Có qui định A2/B2; 4 Không quy định ninh hàng hóa A10/B10 Thương mại quốc tế và 5 Khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms Thương mại quốc tế nội địa; sử dụng trong các khu ngoại quan 6 Quy định về chi phí có liên quan Không thật rõ Khá rõ: A4/B4 & A6/B6 Các điều kiện thương mại DES, 7 Có Không DEQ, DAF, DDU Các điều kiện thương mại: DAT, 8 Không Có DAP Nơi chuyển rủi ro của điều kiện 9 Lan can tàu Hàng xếp xong trên tàu FOB, CFR, CIF Quy định phân chia chi phí khi kinh 10 doanh theo chuỗi (bán hàng trong Không Có quy trình vận chuyển) 13
  14. Phân loại incoterms 2010 Hai nhóm của Incoterms 2010  Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP.  Nhóm thứ hai gồm bốn điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF. Trong nhóm này, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế, chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. 14
  15. Phân loại incoterms 2010 Phân loại 11 điều kiện Incoterms® 2010  11 điều kiện Incoterms® 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt:  Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: • EXW: Giao tại xưởng • FCA: Giao cho người chuyên chở • CPT: Cước phí trả tới • CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới • DAT: Delivered At Terminal - Giao tại bến • DAP: Delivered At Place - Giao tại nơi đến • DDP: Giao hàng đã nộp thuế 15
  16. Phân loại incoterms 2010  11 điều kiện Incoterms® 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt:  Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: • FAS: Giao dọc mạn tàu • FOB: Giao lên tàu • CFR: Tiền hàng và cước phí • CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí 16
  17. Giải thích các điều kiện của incoterms 2010 & trường hợp áp dụng 17
  18. 1. 18
  19. EXW – Giao tại xưởng EXW (tên địa điểm giao hàng) Hướng dẫn sử dụng  Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng cho nhiều phương thức vận tải khác nhau  Điều kiện này phù hợp với thương mại nội địa 19
  20. EXW EXW – Ex Works (...named place) – Giao tại xưởng (...địa điểm qui định). EXW: người bán giao hàng cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm qui định (ví dụ: xưởng, nhà máy, kho tàng...),  Hàng hóa chưa được làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chưa bốc hàng lên phương tiện tiếp nhận.  Điều kiện này thể hiện nghĩa vụ của người bán ở phạm vi tối thiểu, và người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2