Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Lý thuyết và ứng dụng chính sách - Bài giảng 18
lượt xem 3
download
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Lý thuyết và ứng dụng chính sách - Bài giảng 18: Khủng hoảng tài chính và bài học. Những nội dung chính được trình bày trong chương này gồm có: Tiến trình tự do hóa tài khoản vốn, phân loại khủng hoảng, khủng hoảng tiền tệ, ba lý thuyết về khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng nợ quốc gia,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Lý thuyết và ứng dụng chính sách - Bài giảng 18
- BÀI GIẢNG 18: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ BÀI HỌC ĐỖ THIÊN ANH TUẤN TRƯỜNG CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ QUẢN LÝ ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM 1 The rich are different from you and me: they have more influence. Paul Krugman
- TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN Nguồn: https://www.imf.org/external/np/pp/eng/2013/042513.pdf
- PHÂN LOẠI KHỦNG HOẢNG • Khủng hoảng tiền tệ (cán cân thanh toán) • Khủng hoảng ngân hàng • Khủng hoảng nợ [quốc gia] • Khủng hoảng kép • Khủng hoảng “bong bóng” tài sản • Khủng hoảng nợ dưới chuẩn • Khủng hoảng nợ công •… 3
- MỘT SỐ CHỈ BÁO: LÝ THUYẾT Chỉ báo CC BC DC Tham khảo Tài khoản vãng lai Tỷ giá hối đoái thực + + Kaminsky et al. (1998); Berg and Pattillo (1999); Kamin et al. (2001); Edison (2003); Dermirg¨uc¸- Kunt và Detragiache (2000); Eichengreen và Arteta (2000) Tăng trưởng xuất khẩu - - Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003); Marchesi (2003) Tăng trưởng nhập khẩu + Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003) Tỷ giá ngoại thương (terms of trade) - - - Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Kamin et al. (2001); Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (2000); Lanoie và Lemarbre (1996) Tài khoản vãng lai so với GDP - - - Berg và Pattillo (1999); Kamin et al. (2001); Eichengreen và Arteta (2000); Lanoie và Lemarbre (1996); Marchesi (2003) Tài khoản vốn M2 so với dự trữ ngoại tệ + + Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Kamin et al. (2001); Edison (2003); Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (2000); Eichengreen và Arteta (2000) Tốc độ tăng dự trữ ngoại tệ - - Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003); Marchesi (2003) Lãi suất thực nội địa + + Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003); Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (2000) Chênh lệch lãi suất huy động và cho + Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003) vay Tiền gửi ngân hàng thương mại - Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003) 4 Dự trữ so với tài sản ngân hàng - Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (1997)
- MỘT SỐ CHỈ BÁO: LÝ THUYẾT Khu vực tài chính Tốc độ tăng M1 và M2 + Kamin et al. (2001) Số tiền tệ M2 + Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003) Tỷ lệ tín dụng nội địa so với GDP + + Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003); Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (2000); Eichengreen và Arteta (2000) Lãi suất thực nội địa + + Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003); Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (2000) Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay + Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003) Tiền gửi ngân hàng thương mại - Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003) Tỷ lệ dự trữ so với tài sản của ngân hàng - Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (1997) 5
- MỘT SỐ CHỈ BÁO: LÝ THUYẾT Khu vực công Thâm hụt ngân sách so với GDP + Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (2000); Eichengreen và Arteta (2000) Tỷ lệ giữa nợ công so với GDP + + + Kamin et al., (2001); Lanoie và Lemarbre (1996); Eichengreen và Arteta (2000) Tăng trưởng sản xuất công nghiệp - Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003) Thay đổi giá cổ phiếu - Kaminsky et al. (1998); Berg và Pattillo (1999); Edison (2003) Lạm phát + + Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (1997); Lanoie và Lemarbre (1996); Marchesi (2003) GDP đầu người - - Dermirg¨uc¸-Kunt và Detragiache (1997); Eichengreen và Arteta (2000); Lanoie và Lemarbre (1996); Marchesi (2003) Tăng trưởng tiết kiệm quốc gia - Lanoie và Lemarbre (1996) 6 Nguồn: Lestano, Jan Jacobs và Gerard H. Kuper (2003)
- KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ • Eichengreen, Rose, Wyplosz (1995, 1996): chỉ số tổng hợp (gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa, dự trữ ngoại tệ, lãi suất) thay đổi vượt quá 1,5 đến 2 độ lệch chuẩn • Frankel và Rose (1996): giảm giá tiền tệ ít nhất 10% so với năm trước • Liu và Lindholm (2007): thâm hụt tài khoản vãng lai vượt 5% GDP • Kamisnky, Lizondo và Reinhart (1998): mức dự trữ ngoại tệ dưới 3 tháng nhập khẩu 7
- BA LÝ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ • Mô hình thế hệ thứ 1 • Salant và Henderson (1978) • Paul Krugman (1979), Flood và Garber (1984) • Chính sách vĩ mô thiếu ổn định và tỷ giá cố định • Khủng hoảng Argentina 1981, Mexico 1982 • Mô hình thế hệ thứ 2 • Obstfeld (1986, 1996), Eichengreen, Rose, và Wyplosz (1996) • Tính tự phát sinh (self-fulfilling) • Khủng hoảng ERM 1992 - 1993 • Mô hình thế hệ thứ 3 • McKinnon và Pill (1997), Krugman (1998) • Khủng hoảng kép (twin crisis) • Khủng hoảng Đông Á 1997 - 1998 8
- KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG • Dermirg¨uc-Kunt và Detragiache (1998): tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ vượt hơn 10% hoặc chi phí để giải cứu lớn hơn 2% GDP • Luc L. và Fabian V. (2008): lượng tiền gửi bị rút khỏi ngân hàng ở mức cao trên 5% một tháng • Caprio và Klingebiel (1996):vốn của hệ thống ngân hàng trong một nước bị xói mòn và chi phí chống khủng hoảng quá cao thì xác suất khủng hoảng là rất cao. • Lindgren, Garcia và Saal (1996):hàng loạt ngân hàng vỡ nợ, các công ty tài chính sụp đổ và phải cần đến sự can thiệp của chính phủ 9
- KHỦNG HOẢNG NỢ QUỐC GIA • Berg và Sachs (1988), Lee (1991): khủng hoảng xảy ra khi tình trạng giãn hoặc giảm nợ phổ biến. • Mc Fadden et al. (1985) và Hajivassiliou (1989, 1994): dựa vào ba sự kiện như tình trạng giãn nợ, nợ quá hạn, và sự trợ giúp của IMF ngày càng tăng 10
- NGƯỠNG AN TOÀN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (Đánh giá theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách) Kém Trung bình Mạnh NPV của nợ so với GDP 30% 45% 60% NPV của nợ so với xuất khẩu 100% 200% 300% NPV của nợ so với doanh thu thuế 150% 200% 250% Dịch vụ nợ so với xuất khẩu 15% 25% 35% Dịch vụ nợ so với doanh thu thuế 20% 30% 40% Nguồn: IMF và WB, Debt Sustainability in Low-Income Coutries - Proposal for an Operational Framework and Policy Implications, tháng 2/2004. 11
- KHỦNG HOẢNG NỢ LÀ GÌ? •Khủng hoảng nợ xảy ra khi các chính phủ không thể thanh toán được các nghĩa vụ nợ đến hạn của mình. • Nỗi lo vỡ nợ làm sụt giảm dòng vốn vào và làm tăng dòng vốn ra (capital flight), làm giảm đầu tư, tăng lãi suất, dẫn đến suy giảm tổng cầu, sản lượng, và thu nhập. • Dòng vốn chảy ra phải tương thích với một sự gia tăng xuất khẩu ròng hoặc là một sự sụt giảm dự trữ ngoại hối. • Nếu không, quốc gia đó có thể không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ để chuyển ra khỏi đất nước. • Khi đó chính phủ có thể sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố vỡ nợ và các nhà đầu tư sẽ không sẵn sàng quay lại đầu tư. 12
- VÒNG XOÁY GÌ TIẾP THEO KHI KHỦNG HOẢNG NỢ XẢY RA? •Khi khủng hoảng nợ xảy ra thì thu nhập sẽ giảm và lãi suất sẽ tăng, làm cho khả năng trả nợ của cả chính phủ lẫn khu vực tư nhân càng thêm khó khăn hơn. • Lãi suất cao làm cho khoản trả lãi tăng lên, tăng gánh nặng tài chính, làm suy giảm đầu tư và tăng trưởng. • Việc thắt lưng buộc bụng để trả nợ có thể càng khiến cho nền kinh tế suy giảm nghiêm trọng hơn. • Thu nhập thấp dẫn đến nguồn thu thuế bị suy giảm và càng khiến cho việc trả nợ của chính phủ thêm khó khăn, các chính sách nghịch tài khóa nghịch chu kỳ bị giới hạn. • Thu nhập thấp làm cho các khoản nợ tư nhân trở nên khó trả hơn, và điều này có thể dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng. 13
- VÒNG XOÁY GÌ TIẾP THEO KHI KHỦNG HOẢNG NỢ XẢY RA? •Nếu ngân hàng trung ương đang thực thi cơ chế tỷ giá cố định thì có thể dẫn đến cả khủng hoảng tiền tệ: • Bởi vì khi dự trữ ngoại hối bị cạn kiệt thì khả năng bảo vệ tỷ giá sẽ càng giảm. •Khủng hoảng ngân hàng cũng có thể nảy sinh: • Nếu người gửi tiền lo sợ phá sản do sự mất giá đồng tiền hoặc chính phủ vỡ nợ (không trả được nợ trái phiếu mà NH đang nắm giữ), khi đó họ sẽ nhanh chóng rút tiền (và có thể mua ngoại tệ), đẩy ngân hàng vào thế dễ phá sản hơn. 14
- VÒNG XOÁY GÌ TIẾP THEO KHI KHỦNG HOẢNG NỢ XẢY RA? • Như vậy: khủng hoảng nợ, khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng có thể xảy ra đồng thời, và khủng hoảng này có thể làm cho khủng hoảng kia thêm phần trầm trọng. • Mỗi cuộc khủng hoảng đều tác động làm suy giảm tổng cầu, sản lượng và công ăn việc làm thêm phần trầm trọng. Khủng hoảng nợ Khủng Khủng ngân hàng tiền tệ 15
- ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU CỦA NHỮNG NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN • Có lịch sử về sự kiểm soát trực tiếp của chính phủ lên các hoạt động của nền kinh tế. • Có lịch sử lạm phát cao. • Hệ thống tài chính nội địa yếu kém. • Chính phủ thường quản lý mạnh tỷ giá. • Xuất khẩu chủ yếu là nông sản. • Tham nhũng trở nên là một vấn nạn. 16
- TẠI SAO LẠI DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG NỢ? VẤN ĐỀ TỘI LỖI NGUYÊN CĂN (ORIGINAL SIN) • Khi các nền kinh tế đang phát triển vay mượn trên thị trường vốn quốc tế, nợ thường được định giá bằng USD, yen, euro. • Bản thân nợ của Mỹ, Nhật Bản, và các nước EU hầu hết đều được định giá bằng đồng tiền tương ứng của nước họ. • Khi một sự mất giá đồng nội tệ phát sinh ở Mỹ, Nhật Bản hay EU, các nghĩa vụ nợ được định giá bằng đồng nội tệ không đổi, nhưng giá trị của các tài sản nước ngoài lại tăng lên. • Một sự mất giá đồng nội tệ làm tăng giá trị của cải nước ngoài ròng. • Các nước đang phát triển không thể in tiền, không thể đánh thuế lạm phát lên đồng ngoại tệ. 17
- KHỦNG HOẢNG NỢ THẬP NIÊN 1980 • Sau cú sốc giá dầu 1973, nhiều ngân hàng thương mại bất chợt nhận thấy rằng có những khoảng tiền gửi quy mô lớn của các nhà sản xuất dầu. • Từ những khoản tiền gửi này, nhiều ngân hàng đã cho chính phủ của các nước kém phát triển (LDCs) vay lại. • Giai đoạn 1979-1980, cú sốc giá dầu lần thứ 2 nổ ra. • Một tình huống thặng dư tiết kiệm nữa phát sinh dẫn đến một sự gia tăng nợ của các nước đang phát triển. 18
- CƠ CHẾ TÁI SỬ DỤNG NHỮNG ĐỒNG ĐÔ-LA DẦU LỬA (PETRODOLLAR) Dầu Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ Các nước OPEC xuất khẩu nhập khẩu dầu và thanh toán dầu lửa Đô-la cho các nước OPEC những đồng đô-la Đô-la Các ngân hàng châu Âu và Hoa Kỳ cho các nước đang Đô-la Các nước OPEC gửi những phát triển vay lại những đồng đồng đô-la nhận được vào đô-la dầu lửa của các nước các ngân hàng của châu Âu OPEC và Hoa Kỳ Đô-la Các nước đang phát triển với tư cách là con nợ sẽ trả nợ 19 Source: ABC’s of International Finance, Second Thị trường Eurodollar Edition, by John Charles Pool et al.
- VẤN ĐỀ CỦA CÁC NƯỚC MỸ LATINH • Vào thập niên 1960 và 1970, nhiều nước Mỹ Latinh, trong đó chủ yếu là Brazil, Argentina, và Mexico vay mượn số tiền khổng lồ từ các chủ nợ quốc tế để tiến hành chiến lược công nghiệp hóa, đặc biệt là các chương trình cơ sở hạ tầng. • Kinh tế của các quốc gia này đã có sự tăng trưởng ấn tượng qua đó củng cố niềm tin của các chủ nợ. • Ban đầu, các khoản vay chủ yếu được thông qua WB. • Sau năm 1973, các ngân hàng tư nhân có được dòng tiền dồi dào từ các nước xuất khẩu dầu, và ngân hàng này cũng tin rằng nợ quốc gia (sovereign debt) là khoản đầu tư an toàn. • Trong giai đoạn 1975-1982, nợ trong các NHTM của các nước Mỹ Latin đã tăng trên 20%/năm. • Điều này khiến cho quy mô nợ của các nước Mỹ Latinh đã tăng từ 75 tỉ USD năm 1975 lên 315 tỷ USD năm 1983, tương đương 50% GDP của các nước này. • Dịch vụ nợ, tức khoản trả nợ gồm gốc và lãi, thậm chí còn tăng nhanh hơn, từ 20 12 tỷ USD năm 1975 lên mức 66 tỷ USD năm 1982.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Chương 1: Kinh tế học vi mô và những vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp
22 p | 258 | 27
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I (P2): Chương 6 - TS. Giang Thanh Long
29 p | 158 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học Vĩ mô - Giới thiệu lý thuyết trò chơi và một số ứng dụng trong kinh tế học vi mô: Phần 2
7 p | 133 | 8
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Th.S. Hoàng Văn Kình
33 p | 117 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 1 - TS. Giang Thanh Long
4 p | 122 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 2: Đo lường các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản (Năm 2022)
49 p | 17 | 6
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô I: Chương 10 - TS. Giang Thanh Long
13 p | 116 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1: Chương 3 - ThS. Hồ Thị Hoài Thương
22 p | 105 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 1: Khái quát kinh tế học vĩ mô
15 p | 45 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 1 - Nguyễn Thị Son
29 p | 91 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 1: Khái quát Kinh tế học vĩ mô (Năm 2022)
47 p | 7 | 3
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 1: Tổng quan về kinh tế học
40 p | 7 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 2: Cung – cầu
76 p | 59 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 3: Độ co giãn
27 p | 15 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 6: Cấu trúc thị trường
50 p | 60 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 7: Thị trường các yếu tố sản xuất
24 p | 2 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 8: Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
19 p | 147 | 2
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô – Chương 5: Lý thuyết hành vi nhà sản xuất
34 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn