intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 2 - Lê Đình Thái

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:21

38
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 2: Đo lường sản lượng quốc gia cung cấp cho học viên những kiến thức về chỉ tiêu GDP và GNP; tính toán GDP; GNPfc và các chỉ tiêu liên hệ;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 2 - Lê Đình Thái

  1. CHƯƠNG II ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  2. I. Chỉ tiêu GDP và GNP 1. Khái niệm:  Tổng sản phẩm quốc nội viết tắt là GDP  (Gross Domestic Product) là giá trị toàn bộ  lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được  tạo ra trên lãnh thổ một nước tính trong 1  thời kỳ (thường là 1 năm). Tổng sản phẩm quốc dân viết tắt là GNP  (Gross National Product) là giá trị của toàn  bộ lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng  do công dân một nước tạo ra được tính  trong một thời kỳ (thường là 1 năm) Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  3. Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là những hàng  hóa và dịch vụ mà người sử dụng cuối cùng  mua, bao gồm hàng tiêu dùng và dịch vụ mà  các hộ gia đình mua, hàng xuất khẩu và các  tư liệu lao động như máy móc, thiết bị mà  các doanh nghiệp mua về. Hàng hóa và dịch vụ trung gian là những hàng  hóa và dịch vụ dùng làm đầu vào trong quá  trình sản xuất ra hàng hóa khác và được sử  dụng hết 1 lần trong quá trình đó bao gồm:  nguyên, nhiên, vật liệu, năng lượng, bán  thành phẩm…Và các dịch vụ mua ngoài như  vận tải, bưu điện, ngân hàng dùng vào sản  xuất. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  4. Muốn biết 1 hàng hóa là trung gian hay cuối  cùng phải căn cứ vào mục đích sử dụng nó.  Nếu sử dụng hàng hóa đó cho mục đích tiêu  dùng, xuất khẩu hay đầu tư thì đó là hàng  cuối cùng, còn nếu được dùng hết 1 lần cho  sản xuất thì đó là hàng trung gian. 2. Mối liên hệ giữa GDP và GNP ­ GDP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng  tạo ra trên lãnh thổ 1 nước, không kể quốc  tịch nào. Nên trong GDP bao gồm: • Giá trị do công dân 1 nước tạo ra trên lãnh  thổ gọi tắt là (A) Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  5. • Giá trị do công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ  gọi tắt là (B) Vậy GDP = A + B (1) ­ GNP là giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do  công dân 1 nước tạo ra, không kể họ đang ở đâu,  nên trong GNP cũng bao gồm: • Giá trị do công dân 1 nước tạo ra trên lãnh thổ (A) • Giá trị do công dân 1 nước tạo ra trên lãnh thổ nước  khác gọi tắt là (C). Phần này còn được gọi là thu  nhập do xuất khẩu các yếu tố sản xuất, nó cũng  gồm tiền lương, tiền thuê, tiền lãi, lợi nhuận của  những yếu tố trong nước được xuất khẩu ra nước  ngoài. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Vậy GNP = A + C (2) Đình Thái
  6. Từ (1) và (2) ta có: GNP = GDP + (C – B) Hay GNP = GDP + thu nhập do xuất khẩu  các yếu tố sản xuất – thu nhập do nhập khẩu  các yếu tố sản xuất. Vậy GNP = GDP + NIA Với NIA (Net Income Abroad): thu nhập ròng  từ nước ngoài, là hiệu số của thu nhập do  xuất khẩu yếu tố sản xuất. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  7. II. Tính toán GDP 1. Giá để tính GDP a. Giá hiện hành: là loại giá hiện đang lưu  hành ở mỗi thời điểm. Tính GDP theo giá  hiện hành ta được chỉ tiêu GDP danh nghĩa  (nominal GDP). Như vậy, sự gia tăng của  GDP danh nghĩa qua các năm có thể do lạm  phát gây nên. b. Giá cố định: là giá hiện hành của năm gốc.  Đó là năm có nền kinh tế tương đối ổn định  nhất. Giá của năm đó là giá gốc để ban  hành bảng giá cố định. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  8. Tính GDP theo giá cố định ta được chỉ tiêu  GDP thực tế (real GDP). Sự gia tăng của  GDP thực tế chỉ có thể do lượng hàng hóa và  dịch vụ cuối cùng trong nền kinh tế gia tăng  qua các năm, nên người ta dùng nó để đo  lường tăng trưởng của nền kinh tế. GDPr = GDPn/D% GDPr: GDP thực tế GDPn: GDP danh nghĩa D%: hệ số giảm phát, phản ánh mức trượt giá  của mặt bằng giá ở kỳ hiện hành so với kỳ  Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê gốc. Đình Thái
  9. c. Giá thị trường (market price): là giá mà  người mua phải trả để sử dụng sản phẩm,  dịch vụ. d. Chi phí cho yếu tố sản xuất hay giá yếu tố  sản xuất (factor cost): là chi phí của các yếu  tố sản xuất đã sử dụng để tạo ra sản phẩm,  dịch vụ. 2. Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường a. Sơ đồ chu chuyển kinh tế Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  10. Thu nhập Chi chuyển nhượng Các hộ gia  đình Thuế Thị trường  Tiết kiệm cá nhân vốn Chính phủ Thâm hụt chính phủ Các hãng  Chính phủ mua sản  kinh doanh v ật Đầu tư cá nhân Chi tiêu tiêu dùng Xuất khẩu Nhập khẩu Khu vực đối  ngoại Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  11. Chủ thể kinh tế thứ nhất: hộ gia đình Hộ gia đình là nơi cung ứng các yếu tố sản  xuất cho các doanh nghiệp như sức lao động,  tài sản thuê nhà, vốn, những sáng kiến kinh  doanh, kinh nghiệm quản lý. Chủ thể kinh tế thứ hai: doanh nghiệp Các doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đó nên  phải phân phối 1 lượng thu nhập tương ứng  gồm tiền lương (W­wages), tiền thuê tài sản  (R­rent), tiền lãi (I­interest rate), lợi nhuận  (Pr­profit).  Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  12. Chủ thể kinh tế thứ ba: Chính phủ Để thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô  nền kinh tế, chính phủ phải có phần thu và  chi rất lớn. Chính phủ thu từ 2 nguồn: • Thuế gián thu (Ti – Indirect taxes) • Thuế trực thu (Td – Direct taxes) Chi chính phủ: • Chi tiêu chính phủ (G) • Chi trợ cấp (Tr – transfer – payments) Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  13. Chủ thể kinh tế thứ tư: nước ngoài ­ Giá trị hàng xuất khẩu (X – export) ­ Giá trị hàng nhập khẩu (M – import) b. Các phương pháp xác định GDP • Phương pháp sản xuất: tập hợp tổng giá trị  gia tăng tạo ra trên lãnh thổ quốc gia trong 1  thời kỳ. GDP = ∑VAi Với VAi (Value Added): giá trị gia tăng của  doanh nghiệp i. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  14. • Phương pháp chi tiêu: tập hợp tổng chi tiêu  xã hội để mua hàng hóa và dịch vụ tạo ra trên  lãnh thổ gồm: Chi tiêu trong nước để mua hàng nội địa: C + I  + G – M Chi tiêu nước ngoài để mua hàng nội địa: X Vậy: GDP  = C + I + G – M + X Đây là chi tiêu của người tiêu dùng cuối cùng,  cho nên trong thành các phần chi tiêu ấy có  chứa cả thuế gián thu. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  15. • Phương pháp thu nhập: tập hợp tổng thu nhập  phát sinh trên lãnh thổ bao gồm: tiền lương, tiền lãi,  tiền thuê và lợi nhuận. Tuy nhiên, đây chỉ là GDP  theo chi phí cho yếu tố sản xuất, nó sẽ không đồng  nhất với 2 cách tính trên. Vì vậy, cần điều chỉnh  bằng cách cộng thêm vào GDP theo chi phí yếu tố  sản xuất các khoản:  Thuế gián thu(Ti) vì 2 cách trên tính GDP theo giá thị  trường(có chứa cả thuế gián thu)  Khấu hao(De – Depreciation) là giá trị tài sản cố  định đã hao mòn trong sử dụng. Trong 2 cách trên để  tính GDP không hề trừ phần này ra hay nói cách  khác, trong GDP vẫn còn chứa khấu hao. GDP = w + i + r + Pr + Ti + De Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  16. 3. Hạn chế của việc tính toán GDP: ­ Tính toán GDP theo 3 công thức trên thực tế  thường không cho ra 1 đáp số vì số liệu thu  được không chính xác. ­ GDP không phản ánh giá trị các hoạt động  trong nền kinh tế. Các hoạt động đó là: • Hoạt động kinh tế ngầm • Hoạt động phi thương mại Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  17. III. Các chỉ tiêu khác a. GDP danh nghĩa theo chi phí cho yếu tố sản  xuất GDPfc = GDPmp – Ti GDPfc: GDP danh nghĩa theo chi phí cho yếu tố  sản xuất GDPmp: GDP danh nghĩa theo giá thị trường Ti: thuế gián thu Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  18. b. Sản phẩm quốc nội ròng (NDP:net domestic  product) NDPmp = GDPmp – De NDPmp: sản phẩm quốc nội ròng tính theo giá  thị trường NDPfc = GDPfc – De NDPfc: sản phẩm quốc nội ròng tính theo giá  sản xuất Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  19. 2. GNPfc và các chỉ tiêu liên hệ a. GNP GNPmp = GDPmp + NIA GNPmp: GNP danh nghĩa theo giá thị trường GNPfc = GDPfc + NIA GNPfc: GNP danh nghĩa theo chi phí cho yếu tố  sản xuất b. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP:net  national product) NNPmp = GNPmp – De NNPmp: sản phẩm quốc nội ròng tính theo giá  Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê thị trường Đình Thái
  20. c. Thu nhập quốc dân (NI:national income) Thu nhập quốc dân phản ánh phần thu nhập do công  dân 1 nước tạo ra không kể chính phủ NI = NNPmp – Ti Vậy NI = NNPfc Xét theo thu nhập NI gồm 4 bộ phận: tiền lương, tiền  lãi, tiền thuê, lợi nhuận. d. Thu nhập cá nhân (PI:personel income) PI = NI – (Pr + quỹ ASXH) + Tr Pr: phần lợi nhuận nộp cho ngân sách chính phủ dưới  hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp và phần lợi  nhuận không chia để lập ra các quỹ cho doanh  Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê nghiệp. Đình Thái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2