intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 1 - TS. Phạm Quốc Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - Chương 1: Tổng quan về NHTW và chính sách tiền tệ, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu những nội dung về những vấn đề chung về ngân hàng trung ương; Chính sách tiền tệ và vai trò điều tiết của ngân hàng trung ương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 1 - TS. Phạm Quốc Việt

  1. NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Trình bày: TS. Phạm Quốc Việt Mục tiêu  Học phần nhằm:  Cung cấp kiến thức về chức năng, mô hình tổ chức, hoạt động và vai trò quản lý vĩ mô của NHTW.  Sau khi học xong môn học sinh viên hiểu và nắm bắt được các nghiệp vụ phát hành tiền, hoạt động tín dụng, thanh toán, quản lý ngoại hối, thanh tra giám sát các TCTD và kiểm soát nội bộ của NHTW  Kỹ năng: Thực hành và giải quyết các tình huống về các vấn đề phát sinh trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động khác của NHTW  Thái độ chuyên cần: Sinh viên cần tham dự đầy đủ trong các buổi học. Trường Đại học Tài chính - Marketing 1
  2. Tóm tắt nội dung  Học phần trang bị cho sinh viên các kiến thức chung về hoạt động của NHTW và các nghiệp vụ cụ thể trong hoạt động của ngân hàng trung ương như các nghiệp vụ:  Phát hành tiền,  Điều tiết lượng tiền trong lưu thông,  Nghiệp vụ tín dụng và thanh toán,  Quản lý ngoại hối,  Các công tác về thống kê, thanh tra, giám sát và kiểm soát nội bộ của NHTW. Kết cấu chương trình  Chương 1: Tổng quan về NHTW và chính sách tiền tệ  Chương 2: Nghiệp vụ phát hành tiền  Chương 3: Điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông  Chương 4: Nghiệp vụ tín dụng của NHTW  Chương 5: Nghiệp vụ thanh toán của NHTW  Chương 6: Nghiệp vụ quản lý ngoại hối  Chương 7: Công tác thống kê của NHTW  Chương 8: Thanh tra giám sát các TCTD  Chương 9: Kiểm soát nội bộ NHTW Trường Đại học Tài chính - Marketing 2
  3. Tài liệu tham khảo  Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương – Học viện Tài chính, NXB Tài chính 2006.  Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, NXB Tổng hợp TP.HCM 2006.  Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương – Trường ĐH Kinh tế quốc dân 2005.  TS. Lê Vinh Danh, Tiền và hoạt động ngân hàng. NXB Tài chính 2006.  Lê Vinh Danh, Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương, NXB Tài chính 2006.  Luật Ngân hàng Nhà Nước, luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn  Website của NHNN Việt Nam: www.sbv.gov.vn Kiểm tra, đánh giá  Điểm quá trình:  Điểm chuyên cần 10%  Điểm thuyết trình, thảo luận 10%  Kiểm tra giữa kỳ 10%  Thi kết thúc học phần: 70% Trường Đại học Tài chính - Marketing 3
  4. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHTW VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ  Chương này tập trung nghiên cứu tìm hiểu những nội dung:  Những vấn đề chung về ngân hàng trung ương.  Chính sách tiền tệ và vai trò điều tiết của ngân hàng trung ương. Nội dung  1. Sự ra đời và quá trình phát triển của ngân hàng trung ương  2. Hệ thống tổ chức của NHTW  3. Chức năng, nhiệm vụ của NHTW  4. Vai trò của NHTW  5. Chính sách tiền tệ của NHTW  6. Tổng quan về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Trường Đại học Tài chính - Marketing 4
  5. Sự ra đời và quá trình phát triển của ngân hàng trung ương  Từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, ở các nước châu Âu, ngân hàng hiện đại được thành lập, với các nghiệp vụ chính là nhận tiền gửi, cho vay, phát hành tiền vào lưu thông.  Đến thế kỷ XIX, do quy mô và phạm vi lưu thông hàng hóa phát triển, các ngân hàng tận dụng ưu thế của mình để phát hành một khối lượng lớn tiền tín dụng vào lưu thông, nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng tiền tín dụng này và tính chất đảm bảo của nó.  Tình trạng này đã gây bất ổn trong lưu thông tiền tệ, buộc nhà nước phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự cho việc phát hành tiền; kết quả là chỉ có một số ngân hàng lớn được quyền phát hành tiền, gọi là ngân hàng phát hành.  Các ngân hàng còn lại chỉ được phép hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng, không được quyền phát hành tiền.  Theo quá trình phát triển, các ngân hàng phát hành được chuyển hóa thành ngân hàng trung ương (NHTW). Trường Đại học Tài chính - Marketing 5
  6.  Sau Chiến tranh thế giới I, do ảnh hưởng của các ngân hàng Anh, Pháp, Đức, một số nước đã thành lập NHTW với đầy đủ chức năng vốn có của nó, nhưng phần lớn các ngân hàng này là ngân hàng tư nhân hoặc cổ phần; vì vậy, vai trò điều tiết và kiểm soát của nhà nước thông qua NHTW là rất hạn chế.  Sau Chiến tranh thế giới II, phần lớn các NHTW được quốc hữu hóa, trở thành ngân hàng của nhà nước (trường hợp Hoa Kỳ và Nhật Bản).  Xem danh mục các NHTW trên thế giới.  Căn cứ vào lịch sử phát triển và thực tế hoạt động của NHTW, người ta đưa ra một số định nghĩa như sau:  NHTW là cơ quan được chính phủ chỉ định để kiểm soát cung ứng tiền của quốc gia;  NHTW là ngân hàng đầu não của quốc gia, đóng vai trò là ngân hàng của Chính phủ và hệ thống ngân hàng, đồng thời là cơ quan chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ của Chính phủ;  NHTW là cơ quan của chính phủ có trách nhiệm giám sát hệ thống ngân hàng và thực thi chính sách tiền tệ. Trường Đại học Tài chính - Marketing 6
  7.  Ở Việt Nam: “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam… thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ” (Điều 2, Luật NHNN Việt Nam, 2010).  Như vậy, các đặc điểm chung của NHTW là:  Là định chế công cộng;  Nhiệm vụ chủ yếu là in, đúc và phát hành tiền, điều tiết cung tiền;  Là ngân hàng của các ngân hàng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ.  So sánh NHTW với các cơ quan chính phủ khác và với doanh nghiệp? Trường Đại học Tài chính - Marketing 7
  8. Hệ thống tổ chức của NHTW  Độc lập về mặt pháp lý: tính độc lập của NHTW do pháp luật quy định.  Độc lập về mục tiêu: quyền và khả năng của NHTW trong việc định ra mục tiêu của riêng mình, như là lạm phát mục tiêu, kiểm soát cung tiền, hoặc duy trì tỷ giá cố định.  Độc lập về hoạt động: quyền và khả năng của NHTW trong việc đạt được mục tiêu của mình, bao gồm các loại công cụ và thời hạn áp dụng.  Độc lập trong quản trị: NHTW có quyền vận hành hoạt động của mình mà không có can thiệp quá mức từ phía chính phủ. Một thước đo của độc lập trong quản trị là nhiệm kỳ (turn-over rate) của thống đốc.  Mô hình NHTW trực thuộc chính phủ: Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Việt Nam…  NHTW chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ về nhân sự, tài chính và đặc biệt là các quyết định liên quan đến việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ.  Mô hình này phù hợp với yêu cầu tập trung quyền lực để khai thác tiềm năng xây dựng kinh tế. Trường Đại học Tài chính - Marketing 8
  9.  Mô hình NHTW độc lập với chính phủ, trực thuộc quốc hội: châu Âu, châu Mỹ, châu Á, Nam Phi.  NHTW có quan hệ hợp tác với chính phủ.  NHTW toàn quyền quyết định việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất mà không bị ảnh hưởng bởi áp lực chi tiêu của ngân sách hoặc các áp lực chính trị khác.  Mô hình NHTW trực thuộc Bộ Tài chính (Anh, Pháp, Thailand, Malaysia… trước đây)  Mô hình ECB  Hệ thống tổ chức của NHTW:  Thường được bố trí theo ngành dọc (trung ương và các chi nhánh tại địa phương) theo nguyên tắc tập trung thống nhất.  Hầu hết các nước đều thực hiện cơ chế lãnh đạo theo Hội đồng, đứng đầu Hội đồng là Chủ tịch, thường là Thống đốc. Thống đốc NHTW là người trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trước Hội đồng/Quốc hội/Chính phủ về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHTW. Có một số phó Thống đốc.  Một số đơn vị tham mưu như các Vụ, một số đơn vị quản lý nhà nước chuyên ngành như các Cục, các đơn vị sự nghiệp (Viện, Trường, Tạp chí…), các chi nhánh và văn phòng đại diện… Trường Đại học Tài chính - Marketing 9
  10. Chức năng, nhiệm vụ của NHTW  Chức năng của NHTW:  NHTW là ngân hàng phát hành:  Là ngân hàng duy nhất được quyền phát hành tiền;  Tiền giấy và tiền kim loại do NHTW phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp và được thanh toán không hạn chế.  NHTW là ngân hàng của các ngân hàng:  NHTW cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế thông qua kênh tín dụng đối với các NHTM và kiểm soát quá trình tạo tiền của các NHTM.  NHTW cung ứng các dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay, tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt, các dịch vụ khác đối với NHTM;  NHTW thực hiện vai trò QLNN đối với các NHTM như cấp phép hoạt động, kiểm tra, giám sát, đình chỉ hoạt động, giải thể… Trường Đại học Tài chính - Marketing 10
  11.  NHTW là ngân hàng của nhà nước:  Cung ứng các dịch vụ phương tiện thanh toán, nhận tiền gửi, cho vay đối với kho bạc nhà nước;  Bảo quản dự trữ ngoại hối;  Thay mặt nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán;  Thay mặt chính phủ tham gia các hiệp định song phương và đa phương về tiền tệ, tín dụng, thanh toán;  Thay mặt chính phủ tham gia một số tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế.  Nhiệm vụ của NHTW:  Ổn định đồng tiền quốc gia.  Xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ.  Phát hành đồng tiền pháp quy (fiat money).  Duy trì sự an toàn của hệ thống thanh toán.  Thanh tra, giám sát các TCTD.  Một số nhiệm vụ khác. Trường Đại học Tài chính - Marketing 11
  12. Vai trò của NHTW  Điều tiết cung tiền trong lưu thông: Đây là một trong những mục tiêu của chính sách tiền tệ, và được NHTW thực hiện thông qua một số công cụ của chính sách tiền tệ.  Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia: bao gồm sức mua đối nội (chỉ số giá, lạm phát) và sức mua đối ngoại (tỷ giá hối đoái danh nghĩa, tỷ giá hối đoái thực).  Ổn định hệ thống ngân hàng thông qua thực thi nhiệm vụ thanh tra, giám sát hoạt động các TCTD.  Thiết lập và điều chỉnh cơ cấu kinh tế: thông qua các chính sách ưu đãi tín dụng, NHTW định hướng tín dụng của nền kinh tế vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư; góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Chính sách tiền tệ của NHTW  Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế, do NHTW soạn thảo và tổ chức thực hiện, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định.  Mục tiêu dài hạn của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị và nâng cao sức mua của đồng tiền trong nước.  Có hai loại chính sách tiền tệ cơ bản là chính sách tiền tệ mở rộng (expansionary policy) và chính sách tiền tệ thắt chặt (contractionary policy). Trường Đại học Tài chính - Marketing 12
  13.  Ở Việt Nam, “Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra” (Khoản 1, Điều 3, Luật NHNN 2010).  Mục tiêu của chính sách tiền tệ:  Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền quốc gia, thông qua kiểm soát lạm phát và ổn định tỷ giá hối đoái.  Ngoài ra, thông qua việc điều tiết cung tiền và lãi suất trên thị trường tiền tệ, chính sách tiền tệ có thể gián tiếp tác động đến các mục tiêu toàn dụng lao động và tăng trưởng kinh tế. Trường Đại học Tài chính - Marketing 13
  14.  Mục tiêu trung gian của chính sách tiền tệ có thể là khối lượng tiền trong lưu thông (M1, M2, M3…), hoặc lãi suất thị trường.  Việc lựa chọn chỉ tiêu trung gian phải dựa trên 3 tiêu chuẩn là:  (1) phải đo lường được;  (2) phải kiểm soát được;  (3) phải dự đoán được tác động của chúng đối với các mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ - công cụ và mục tiêu dài hạn Loại CS tiền tệ Biến công cụ Mục tiêu dài hạn Lạm phát mục tiêu Lãi suất qua đêm Tỷ lệ thay đổi trong CPI Mức giá mục tiêu Lãi suất qua đêm Chỉ tiêu CPI cụ thể Tăng trưởng cung Cung tiền Tỷ lệ thay đổi trong CPI tiền Tỷ giá cố định Tỷ giá giao ngay Tỷ giá giao ngay Lạm phát thấp đo lường theo giá Bản vị vàng Giá vàng giao ngay vàng Tỷ lệ thay đổi của thất nghiệp và Chính sách hỗn hợp Các mức lãi suất CPI Trường Đại học Tài chính - Marketing 14
  15.  Nội dung cơ bản của chính sách tiền tệ:  Chính sách tín dụng: cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế thông qua kênh tín dụng ngân hàng với một hệ thống lãi suất mềm dẻo, phù hợp với cơ chế thị trường.  Chính sách ngoại hối: đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các tài sản có giá trị thanh toán đối ngoại, ổn định cán cân thanh toán và gia tăng dự trữ ngoại hối chính thức.  Chính sách đối với ngân sách: NHTW cho vay ngân sách thông qua việc mua các công cụ nợ do kho bạc phát hành (tín phiếu, trái phiếu) làm gia tăng cung tiền trong lưu thông. Nếu khối lượng hàng hóa dịch vụ không tăng trưởng tương xứng với cung tiền sẽ tạo áp lực lạm phát.  Các công cụ của chính sách tiền tệ:  Công cụ trực tiếp: có thể đạt được mục tiêu mà không qua biến số trung gian, như: hạn mức tín dụng, phát hành tín phiếu NHTW, ấn định lãi suất, tỷ giá hối đoái…  Công cụ gián tiếp: tác động vào các mục tiêu trung gian thông qua cơ chế vận hành của các lực lượng thị trường, chẳng hạn: dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở… Trường Đại học Tài chính - Marketing 15
  16.  Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác:  Chính sách tài khóa (fiscal policy): cân bằng ngân sách, chính sách thuế hiệu quả, công bằng  Chính sách tiền tệ (monetary policy): kiểm soát lượng tiền cung ứng  Chính sách kinh tế đối ngoại: chính sách thương mại quốc tế và tỷ giá hối đoái  Chính sách thu nhập: tiền lương, thu nhập, bảo hiểm, an sinh xã hội… Tổng quan về Ngân hàng nhà nước Việt Nam  Sự ra đời và phát triển của NHNN:  Trước Cách mạng tháng Tám, ở Việt Nam có Ngân hàng Đông Dương, vừa là ngân hàng phát hành, vừa là NHTM.  Tháng 1/1946, Chính phủ ra sắc lệnh cho phép Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam từ các tỉnh Nam Bộ, sau đó đến Nam Trung Bộ.  Năm 1947, thành lập Cục Ngân khố quốc gia và Nha Tín dụng sản xuất, trực thuộc Bộ Tài chính, là tiền thân của NHNN.  Tháng 1/1948, Quốc hội đình chỉ lưu hành tiền Đông Dương và cho phép Bộ Tài chính phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trường Đại học Tài chính - Marketing 16
  17.  Ngày 6/5/1951, Chủ tịch nước ra sắc lệnh 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam bằng việc sáp nhập Cục Ngân khố quốc gia và Nha Tín dụng sản xuất. Chính phủ giao ngân hàng này phát hành giấy bạc ngân hàng Việt Nam.  Tháng 10/1961, đổi tên Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.  Tháng 7/1976, hệ thống ngân hàng thuộc Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam được hợp nhất với NHNN, NHNN trở thành NHTW của nước Việt Nam thống nhất.  Từ ngày thành lập đến tháng 3/1988, NHNN vừa đóng vai trò ngân hàng phát hành tiền, vừa là NHTM (nhận tiền gửi, thực hiện thanh toán và cho vay).  Ngày 26/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định chuyển hệ thống ngân hàng từ 1 cấp thành 2 cấp: cấp 1 là NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ - tín dụng ngân hàng, phát hành tiền và các chức năng ngân hàng của các ngân hàng; cấp 2 là các ngân hàng chuyên doanh thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.  Hai Pháp lệnh ngân hàng năm 1990; Luật NHNN và Luật các TCTD năm 1997, năm 2010 củng cố xu hướng hội nhập của ngành ngân hàng Việt Nam vào tài chính – ngân hàng quốc tế và chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Trường Đại học Tài chính - Marketing 17
  18.  Chức năng: Theo Điều 1, Nghị định 156/2013/NĐ-CP  Nhiệm vụ và quyền hạn: Theo Điều 2, Nghị định 156/2013/NĐ-CP:  Tổ chức bộ máy:  Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.  Các đơn vị trực thuộc NHNN:  1. Vụ Chính sách tiền tệ.  2. Vụ Quản lý ngoại hối.  3. Vụ Thanh toán.  4. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.  5. Vụ Dự báo, thống kê.  6. Vụ Hợp tác quốc tế. Trường Đại học Tài chính - Marketing 18
  19.  7. Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.  8. Vụ Kiểm toán nội bộ.  9. Vụ Pháp chế.  10. Vụ Tài chính - Kế toán.  11. Vụ Tổ chức cán bộ.  12. Vụ Thi đua - Khen thưởng.  13. Văn phòng.  14. Cục Công nghệ tin học.  15. Cục Phát hành và kho quỹ.  16. Cục Quản trị.  17. Sở Giao dịch.  18. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.  19. Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.  20. Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.  21. Viện Chiến lược ngân hàng.  22. Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.  23. Thời báo Ngân hàng.  24. Tạp chí Ngân hàng.  25. Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.  26. Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.  27. Học viện Ngân hàng. Trường Đại học Tài chính - Marketing 19
  20. Bài tập  So sánh chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam theo Luật NHNN 1997 (sửa đổi năm 2003) và Luật NHNN 2010. Rút ra nhận xét.  Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc NHNN theo cơ cấu tổ chức hiện nay. Trường Đại học Tài chính - Marketing 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2