Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 3 - GVC.ThS.Nguyễn Thị Minh Quế
lượt xem 17
download
Nội dung chính của chương 3 Nghiệp vụ phát hành và điều hòa tiền mặt của ngân hàng trung ương nằm trong bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương nhằm trình bày về nhiệm vụ và quyền hạn của ngân hàng trung ương. Nguyên tắc phát hành tiền.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 3 - GVC.ThS.Nguyễn Thị Minh Quế
- NGHIỆP VỤ NHTW GVC.ThS.Nguyễn Thị Minh Quế Trường Đại học Kinh tế quốc dân 13/05/2014 1
- Chương 3 Nghiệp vụ phát hành và Điều hòa tiền mặt của NHTW 13/05/2014 2
- Luật NHNN 2010, Chương 3, Mục 2, Điều 17.Phát hành tiền giấy, tiền kim loại 1. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. 2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 13/05/2014 3
- Luật NHNN 2010, Chương 3, Mục 2, Điều 17.Phát hành tiền giấy, tiền kim loại 3. Ngân hàng Nhà nước bảo đảm cung ứng đủ số lượng và cơ cấu tiền giấy, tiền kim loại cho nền kinh tế. 4. Tiền giấy, tiền kim loại phát hành vào lưu thông là tài sản "Nợ" đối với nền kinh tế và được cân đối bằng tài sản "Có" của Ngân hàng Nhà nước. 13/05/2014 4
- Nghị định 96/2008/NĐ-CP, Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của NHTW Khoản 14. Về việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương: a) Tổ chức in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền; Phát hành tiền là một chức năng riêng có , một nghiệp vụ độc quyền của NHTW, được pháp luật quy định. 13/05/2014 5
- Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của NHTW Trong mỗi quốc gia, NHTW là cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm chính, thay mặt CP để phát hành tiền pháp định, tiền này có hiệu lực lưu thông bắt buộc trong toàn quốc. Đơn vị chịu trách nhiệm phát hành trong NHTW là Cục Phát hành và Kho quỹ: có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và chức năng NHTWvề lĩnh vực phát hành và kho quỹ theo quy định của pháp luật. 13/05/2014
- 1. Nguyên tắc phát hành tiền 1.1. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng vàng (chế độ phát hành theo dự trữ vàng) 1.2. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng giá trị hàng hóa (chế độ phát hành tiền pháp định) 13/05/2014 7
- 1.1. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng vàng CP quy định việc phát hành tiền phải dưa vào dự trữ vàng. Vàng trở thành hàng hóa bảo đảm cho giá trị của tiền giấy. NHTW cho lưu hành tiền giấy với một khối lượng giá trị tương đương dự trữ vàng. NHTW bảo đảm và cam kết rằng người có tiền giấy có quyền đổi ra vàng bất cứ lúc nào nếu họ muốn. 13/05/2014 8
- 1.1. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng vàng Tiền giấy được định nghĩa là Giấy Nợ của NHTW, dùng để thay thế cho những đồng tiền vàng hay bạc trong lưu thông trước đây. Tiền giấy lúc này được gọi là tín tệ vì cơ sở để nó được lưu hành đó là lòng tin của nhân dân vào việc tiền giấy có thể đổi ra vàng bất cứ lúc nào. 13/05/2014 9
- 1.1. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng vàng Phát hành tiền theo nguyên tắc bảo đảm bằng vàng có ưu điểm là không xảy ra lạm phát, nhưng nhược điểm là hạn chế số lượng tiền phát hành, trong khi nhu cầu của nền kinh tế lại cần có nhiều tiền để phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa. 13/05/2014 10
- 1.2. Phát hành tiền theo nguyên tắc có sự bảo đảm bằng giá trị hàng hóa Thực chất nguyên tắc này là việc xác định số lượng tiền cần thiết đưa vào lưu thông. Xuất phát từ chức năng của tiền tệ là phương tiện lưu thông, nên cơ sở của việc phát hành tiền là dựa trên quan hệ lưu thông hàng hóa. 13/05/2014 11
- Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định dựa trên các yếu tố: - P: Mức giá bình quân của hàng hóa tại thời điểm đang xét trong nền kinh tế - Y: Tổng số lượng các đơn vị hàng hóa,SP, DV do nền kinh tế tạo ra - V: Tốc độ lưu thông trung bình của đồng tiền trong nền kinh tế - M: Khối lượng tiền cần được tạo ra cho nền kinh tế. 13/05/2014 12
- Các phương trình về lượng tiền cung ứng MV = PY (1) P.Y M = ------ (2) V M Y L = ------ = ------ (3) P V 13/05/2014 13
- Quan điểm của Fisher (2,3) “Nhà nước và NHTW chỉ nên phát hành thêm tiền vào lưu thông khi và chỉ khi có những đơn vị hàng hóa, SP, DV tăng thêm trong nền kinh tế. Ngược lại, nếu số lượng SP được tạo ra ít hơn trước thì phải rút bớt tiền về nếu muốn giữ cho giá cả tiếp tục ổn định”. 13/05/2014 14
- Cơ sở cho việc phát hành tiền của các quốc gia Trong XH hiện đại, mọi thứ đều là hàng hóa: Trái phiếu CP hay TP DN, vàng, ngoại tệ, SDR, các chứng thư, tài sản khác,… đều là những tài sản mà CP, các DN hoặc cá nhân có thể sử dụng nó để thế chấp vay tiền. Khi CP, DN hoặc nước ngoài mang các tài sản như vậy đến ký quỹ tại NHTW để xin vay. Khi đó Tài sản Có của NHTW tăng lên, và để cân đối với TS Có, NHTW phải tăng TS Nợ tương đương với giá trị của các tài sản ký quỹ, bằng cách phát hành thêm tiền. 13/05/2014 15
- Cơ sở cho việc phát hành tiền của các quốc gia Việc xác địnhkhối lượng tiền cần phát hành của NHTW không còn lệ thuộc vào khối lượng vàng dự trữ, mà lệ thuộc vào yêu cầu của nền kinh tế, cụ thể là nguồn bảo đảm cho khối lượng tiền trong lưu thông ở một thời kỳ nhất định là khối lượng hàng hóa và DV được SX ra và đưa vào lưu thông trong thời kỳ đó. 13/05/2014 16
- Để thực hiện nguyên tắc này NHTW xác định khối lượng tiền phát hành tăng thêm hàng năm dựa trên cơ sở các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (% GDP tăng thêm), Sự biến động của giá cả (Tỷ lệ % lạm phát dự kiến), Tốc độ lưu thông tiền tệ dự tính 13/05/2014 17
- 2. Các kênh phát hành tiền của NHTW 2.1. Phát hành tiền qua kênh Chính phủ 2.2. Phát hành tiền qua kênh tín dụng 2.3. Phát hành tiền qua kênh thị trường mở 2.4. Phát hành tiền qua kênh thị trường vàng và ngoại tệ 2.5. Phát hành để cân đối Bảng CĐTS 13/05/2014 18
- 2.1. Phát hành tiền qua kênh Chính phủ Nếu CP vay tiền của NHTW, NHTW phải tạm ứng cho NSNN hoặc mua trái phiếu của CP Nếu CP vay nước ngoài bằng hàng hóa, vàng hoặc ngoại tệ; những tài sản này đem về nước sẽ được ký quỹ tại NHTW để đổi thành nội tệ chi tiêu. 13/05/2014 19
- 2.2. Phát hành tiền qua kênh Tín dụng NHTW cho các NHTM vay dưới các hình thức: Thế chấp hoặc ứng trước Cầm cố các chứng từ có giá Tái chiết khấu các thương phiếu và các GTCG Qua đó khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM tăng lên 13/05/2014 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - GV. Nguyễn Thị Hương
198 p | 476 | 79
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng - TS. Lê Thẩm Dương
69 p | 343 | 71
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 6 - GV.Lê Thị Khánh Phương
73 p | 258 | 69
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 7 - GV.Lê Thị Khánh Phương
32 p | 243 | 66
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2, 3 - ĐH Ngân hàng
30 p | 256 | 35
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - PGS.TS Trần Huy Hoàng
35 p | 206 | 29
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1 - ĐH Ngân hàng
17 p | 197 | 22
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 8 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
35 p | 122 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 7 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
21 p | 111 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 6 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
18 p | 127 | 11
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 4 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 156 | 10
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1- Vũ Thanh Tùng
19 p | 117 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
13 p | 136 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 1 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 109 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 1 - ThS. Đặng Hương Giang
29 p | 74 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 3 - ThS. Đặng Hương Giang
25 p | 73 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 7 - ThS. Đặng Hương Giang
14 p | 66 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7
34 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn